Giáo án thể dục: “Bò thấp chui qua cổng”
Giáo án thể dục: “Bò thấp chui qua cổng” TC: “ Trời mưa” I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU – Trẻ biết cách Bò thấp chui qua cổng, bò liên tục, cẳ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-the-duc-bo-thap-chui-qua-cong.html?m=0
Giáo án thể dục: “Bò thấp chui qua cổng”
TC: “ Trời mưa”
I.
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
–
Trẻ biết cách Bò thấp chui qua cổng, bò liên tục, cẳng chân sát đất, biết phối
hợp chân nọ tay kia để bò thấp chui qua cổng, đầu không chạm cổng..
–
Rèn luyện, phát triển các cơ toàn thân và kỷ năng phối hợp khéo léo trong
vận động,
– Giáo
dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi cẩn thận
II.
CHUẨN BỊ
–
Nhạc đệm bài hát “ đoàn tàu nhỏ xíu” , “Cháu yêu cô chú công nhân”.
–
2 cổng tập thể dục, 2 ngôi nhà
–
Trang phục gọn gàng
–
Sân rộng sạch sẽ, thoáng mát
III.
NỘI DUNG TIẾN HÀNH
*
Trò chuyện với trẻ về sự cần thiết phải tập thể dục để cơ thể của chúng ta luôn
được khỏe mạnh
*
Kiểm tra sức khỏe trẻ
–
Trước khi chơi tập các bài thể dục cô muốn biết lớp mình hôm nay có bạn nào bị
ốm, cảm thấy cần được nghỉ ngơi không? Có bạn nào đau chân không( Trẻ trả lời)
*
Khởi động:
–
Trẻ vui hát “
Đoàn tàu nhỏ xíu” đi thành vòng tròn kết hợp các
kiểu chân sau đó chuyển đội hình thành 3 hàng ngang.
Các
con ơi! Các con hãy lắng nghe xem hôm nay cô mang đến cho chúng ta điều bí mật
gì nhé! , cô loa:
Loa
loa loa loa..
Mầm
non mở hội
Bé
khoẻ bé ngoan
Đón
chào mùa xuân
Các
bạn xa gần
Cùng
nhau đến hội
Loa
loa loa loa..
–
Các con vừa nghe thấy gì?
+
Trường mn của chúng ta mở hội bé khỏe bé ngoan rồi đấy, cô và các con hãy cùng
nhau chào đón ngày hội bằng một bài tập thể dục nào!
*
Trọng đông:
+ BTPTC ( 2 lần 8 nhịp)
-
Tập kết hợp bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Tay:
Hai tay đưa ra trước, dơ lên cao
-
Chân: Chân bước sang phải, đưa về, khựu gối, sau đó đổi chân
-
Bật: Cho trẻ đứng, tay chống hông, bật nhảy tách chân, chụm chân tại chổ.
–
> Vậy là chúng mình đã tập xong bài thể dục rồi, các cháu đã thấy khỏe hơn
chưa?
Bây
giờ cô mời các cháu cùng tham dự cuộc thi trong ngày hội Bé khỏe bé ngoan nào!
-
Trẻ vui đọc thơ “
Dung dăng dung dẻ” chuyển đội hình thành 2 hàng dọc
+ VĐCB: “
Bò thấp chui qua cổng”
-
Các cháu hãy nhìn xem, cô có gì trên tay?( Cổng và ngôi nhà)
-
Vậy chúng ta sẽ làm gì với những chiếc Cổng và ngôi nhà này?( trẻ trả lời)
-
Với những chiếc Cổng và ngôi nhà này, cô sẽ hướng dẫn cho các cháu cách “ Bò thấp chui qua
cổng”, có nghĩa là muốn về dc tới ngôi nhà đằng kia,
chúng ta phải chui qua chiếc cổng này. Các con đã hiểu chưa ?
-
Cô làm mẫu lần 1
-
Lần 2 (Cô vừa làm vừa giải thích các động tác)
-
Mời 1 hoặc 2 trẻ lên làm thử
-
Đưa bóng cho 2 tổ thực hiện
-
Hai bạn đứng đầu hàng lên “ Bò thấp chui qua cổng”, rồi về đứng cuối hàng,2 bạn tiếp theo lên thức hiện…thực hiện
cho đến hết hàng( cô bao quát, nhận xét, sửa sai)
– Cô nhắc lại bài tập này 1 lần nữa.
->
Các cháu ơi! hôm nay các cháu chơi rất ngoan, và đến với hội thi bé khỏe bé
ngoan ngày hôm nay, các cháu không chỉ được thi đua học tập mà các cháu
còn được chơi những trò chơi rất hay và thú vị nữa đấy, bây giờ cô sẽ mang đến
cho lớp mình 1 trò chơi có tên gọi “
Trời mưa” , các cháu có thích không nào!
(
Lắng nghe )2 ( nghe gì nghe ngì?)
–
Cô nhắc lại luật chơi, cách chơi
–
Cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
–
Cô quan sát, bao quát trẻ chơi
–
Động viên, khen trẻ
–
Nhận xét, đánh giá
+
Hồi tĩnh:
–
Trẻ vui đọc thơ “
Bé làm bao nhiêu ghề” đi vòng tròn và ra chơi.
HOẠT
ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Trò chuyện về các nghề phổ biến trong XH.
TCVĐ: “Chuyền bóng ”
-
Dặn dò trẻ trước khi ra sân
a. HĐCCĐ:
-Cô
dẫn trẻ ra sân, cho trẻ ngồi thành vòng tròn
-
Trò chuyện với trẻ về một số nghề dịch vụ(Bán hàng, hướng dẫn viên, tiếp viên
hàng không, thợ may, thợ làm đầu...), cô gợi hỏi cho trẻ kể một số công việc
của các người bán hàng, hướng dẫn viên...)Bạn nào có bố mẹ làm nghề dịch vụ?
-
Muốn đáp ứng được nhu cầu như ăn, mặc, mua sắm giày dép đi lại.... thì chúng ta
phải làm gì?(Mua), muốn mua thì phải có ai? (Người bán)
-
Ngoài việc đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở của chúng ta thì dịch vụ còn có rất nhiều
ngành nghề khác nhau như hướng dẫn viên, tiếp viên hàng không, thợ may, thợ làm
đầu....
*
Giáo dục trẻ: Biết ơn những người đã tạo ra sản phẩm đáp ứng mọi nhu cầu của
cuộc sống, yêu quý, trân trọng nghề dịch vụ.
b. TCVĐ: “Chuyền bóng”
-
Cô nhắc lại cách chơi
-
Tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần.
c. CTD: “Xích
đu, cầu trượt”
- Cô
bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ
HOẠT
ĐỘNG CHIỀU
Hướng dẫn trò chơi“Ô ăn quan”
Chuẩn bị:
+ 50 viên sỏi nhỏ (hoặc hạt me, hạt mãng cầu...) làm quân
+ 2 viên sỏi lớn (có thể khác màu hoặc khác hình dạng để dễ phân biệt) làm quan.
* Cáchchơi:
- Trước khi chơi hai bên thoả thuận bao nhiêu quân mua được một nhà (có thể 20, 30, 40).
Chia đều mỗi người 25 quân và 1 quan. 1 quan có trị giá bằng 10 quân
- Mỗi người ngồi 1 bên hình chữ nhật, sở hữu 5 ô chữ nhật nhỏ trước mặt mình, chỉ được di chuyển những quân ở trong ô của mình
- Đầu tiên mỗi người bỏ vào mỗi ô nhỏ của mình 5 quân và ô lớn 1 viên cái ( đóng làm quan). Sau khi "oẳn tù tì" người thắng đi trước.
Bốc một nắm quân trong bất cứ ô nào của mình rồi rãi vào mỗi ô 1 viên theo chiều nào tuỳ theo mình tính toán, nhưng đã đi theo chiều nào phải xem đi theo chiều nào có lợi nhất.
- Khi rải hết quân trên tay đến ô nào thì bốc quân của ô kế tiếp mà rải. Nếu rải đến ô cuối cùng mà ô kế là ô quan thì không được đi tiếp dù trong ô quan có quân mà phải nhường quyền để cho đối phương đi.
- Nếu rải đến viên cuối cùng mà gặp ô kế bên lả ô trống và ô kế đó có quân thì đập tay xuống ô trống đó rồi ăn những quân trong ô kế tiếp.
+ 50 viên sỏi nhỏ (hoặc hạt me, hạt mãng cầu...) làm quân
+ 2 viên sỏi lớn (có thể khác màu hoặc khác hình dạng để dễ phân biệt) làm quan.
* Cáchchơi:
- Trước khi chơi hai bên thoả thuận bao nhiêu quân mua được một nhà (có thể 20, 30, 40).
Chia đều mỗi người 25 quân và 1 quan. 1 quan có trị giá bằng 10 quân
- Mỗi người ngồi 1 bên hình chữ nhật, sở hữu 5 ô chữ nhật nhỏ trước mặt mình, chỉ được di chuyển những quân ở trong ô của mình
- Đầu tiên mỗi người bỏ vào mỗi ô nhỏ của mình 5 quân và ô lớn 1 viên cái ( đóng làm quan). Sau khi "oẳn tù tì" người thắng đi trước.
Bốc một nắm quân trong bất cứ ô nào của mình rồi rãi vào mỗi ô 1 viên theo chiều nào tuỳ theo mình tính toán, nhưng đã đi theo chiều nào phải xem đi theo chiều nào có lợi nhất.
- Khi rải hết quân trên tay đến ô nào thì bốc quân của ô kế tiếp mà rải. Nếu rải đến ô cuối cùng mà ô kế là ô quan thì không được đi tiếp dù trong ô quan có quân mà phải nhường quyền để cho đối phương đi.
- Nếu rải đến viên cuối cùng mà gặp ô kế bên lả ô trống và ô kế đó có quân thì đập tay xuống ô trống đó rồi ăn những quân trong ô kế tiếp.
Nếu trong khi chơi những ô trước mặt
của người đang rải quân không còn quân thì người đó phải lấy quân mình ăn được
bỏ vào mỗi ô một quân để tiếp tục chơi cho đến khi nào hai ông quan bị ăn hết
là hết ván.
Lúc đó mỗi người lại bắt đầu ván mới bằng cách bỏ vào mỗi ô 5 quân và một ông quan vào ô quan. Nếu không đủ quân hoặc không có quan thì phải bán nhà của mình tức bán một ô cho đối phương theo giá trị đã thỏa thuận ban đầu.
Sau đó tiếp tục chơi nhưng những quân rải vào trong nhà đã bán là của người mua, họ được quyền lấy những quân đó.
Cả hai người hễ ai rải đến ô kế ô nhà bán mà hết quân đều phải dừng lại, không được bốc những quân trong nhà đã bán đi tiếp. Sau ván này nếu mình ăn, đối phương không đủ quân để rải thì mình chuộc lại nhà. Ngược lại, nếu thua lại phải bán nhà để chơi tiếp. Chơi đến khi nào bán hết nhà là thua.
Lúc đó mỗi người lại bắt đầu ván mới bằng cách bỏ vào mỗi ô 5 quân và một ông quan vào ô quan. Nếu không đủ quân hoặc không có quan thì phải bán nhà của mình tức bán một ô cho đối phương theo giá trị đã thỏa thuận ban đầu.
Sau đó tiếp tục chơi nhưng những quân rải vào trong nhà đã bán là của người mua, họ được quyền lấy những quân đó.
Cả hai người hễ ai rải đến ô kế ô nhà bán mà hết quân đều phải dừng lại, không được bốc những quân trong nhà đã bán đi tiếp. Sau ván này nếu mình ăn, đối phương không đủ quân để rải thì mình chuộc lại nhà. Ngược lại, nếu thua lại phải bán nhà để chơi tiếp. Chơi đến khi nào bán hết nhà là thua.
* Chơi kết hợp ở các góc:
-
Cô quan sát trẻ chởi các góc, gợi ý, động viên, khuyến khích trẻ chơi,
- Luyện kỷ năng vẽ một số nét cơ bản: Thẳng,
xiên, cong...
- Chơi xong cho trẻ cất dọn đồ dùng đồ chơi gọn
gàng, vệ sinh sạch sẽ.
Đánh giá cuối ngày
............................................................................................................................................................................................................................................................................