Giáo án KPKH: QS tranh và trò chuyện về một số nghề dịch vụ
Giáo án KPKH: QS tranh và trò chuyện về một số nghề dịch vụ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU -Trẻ biết một số nghề dịch vụ quen thuộc như: Bán hàn...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-kpkh-qs-tranh-va-tro-chuyen-ve-mot-so-nghe-dich-vu.html?m=0
Giáo án KPKH: QS tranh và trò chuyện về một số nghề
dịch vụ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-Trẻ biết một số nghề dịch vụ quen thuộc
như: Bán hàng, cắt tóc, hướng dẫn viên du lịch, nghề may...
-Biết tên gọi của người làm ngề, trang
phục, một số đồ dùng đặc trưng của từng nghề.
-So sánh, phân biệt một số điểm giống và
khác nhau trong công việc, đồ dùng, dụng cụ hoặc trang phục...của những người
làm trong mỗi nghề.
-Thể hiện tình cảm quí trọng đối với mỗi
người lao động trong nghề và công việc của họ.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính có hình ảnh chủ đề: quần áo, đồ
dùng, dụng cụ của người bán hàng mỹ phẩm, thợ cắt tóc, thợ may.
-Tranh ảnh dụng cụ của nghề trên, bút màu
đủ cho trẻ.
- Tranh lô tô về dụng cụ của các nghề
* Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú.
- Cho trẻ đọc bài thơ “Bé làm bao nhiêu
nghề” , hỏi trẻ:
- Cô cháu mình vừa đọc bài thơ gì? Do ai
sáng tác?
- Trong bài thơ e bé đã chơi làm nghề gì?
- Ngoài những nghề đó, các con còn biết
những nghề nào nữa?
* Hoạt động 2: Nhận biết, phân biệt các nghề dịch vụ.
+ Cô trình chiếu hình ảnh cô thợ cắt tóc
-Cho trẻ quan sát tranh và nêu nhận xét.Cô
gợi ý:
-
Tranh gì đây?
- Chúng mình cùng đếm xem trong tranh có
bao nhiêu người nào?
- Cô đang làm gì?
- Cô dùng gì để cắt tóc cho mọi người ?
- Công việc của nghề cắt tóc là làm gì?
- Đồ dùng của nghề cắt tóc cần có những
gì? (Kéo, lược, máy uốn, ép, hấp, sấy tóc...)
- Nghề này giúp mọi người như thế nào?
* Giáo dục trẻ không nên đến gần tiệm cắt
tóc, vì khi cắt tóc, tóc có thể sẽ bay vào mắt, miệng...ảnh hưởng đến sức khỏe
con người.
+ Cô trình chiếu hình ảnh quầy bán hàng
- Hình ảnh gì đây?
- Các cô
đang làm gì?
- Các cô các bác bán những loại hàng gì ?
- Công việc của nghề nhân viên bán hàng là
làm gì?
- Nghề này giúp mọi người như thế nào?
* Giáo dục trẻ biết yêu quý các cô nhân
viên bán hàng vì hoạt động bán hàng giúp con người đáp ứng nhu cầu cần thiết
của cuộc sống...
+ Cô trình chiếu hình ảnh của nghề thợ may
- Trong hình ảnh các con thấy cô thợ may
đang làm gì?
- Để may được quần áo, cô thợ may cần có
những dụng cụ gì? (Kim, chỉn, phấn, thước đo, máy may.....)
* Các cô thợ may đã rất vất vả làm ra
những sản phẩm đẹp cho chúng ta mặc, Chúng ta phải luôn biết ơn và yêu quý các
cô thợ may nhé!
=> Các con ạ! Cô vừa cho các con được
làm quen với một số nghề dịch vụ, Các con có yêu quý các nghề đó không? vì sao?
- Ngoài các nghề này ra con còn biết nghề
nào nữa?
=)Các con ạ có rất nhiều nghề, mỗi nghề
đều làm những công việc khác nhau, nhưng tất cả đều phục vụ cho đời sống con
người vì vậy các con phải biết quí trọng những người lao động làm các nghề khác
nhau trong xã hội chúng mình có đồng ý với cô không nào.
- Ước muốn của con sau này làmnghề gì?
* Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập
+ TC 1: “Ai nhanh hơn”
- Cô phát lô tô cho trẻ đồng thời đọc bài
đồng giao “Đi cầu đi quán”
-Cho trẻ chọn đồ dùng theo nghề.
- Cho trẻ chơi 3 -4 lần
+ TC 2: Nghề tôi yêu
- Cho trẻ chọn tranh mình thích và tô màu.
-Cô bao quát.
-Lớp hát"Cháu yêu cô thợ dệt"
- Cô nhận xét và khen ngợi trẻ.
*Hoạt động 4: Nhận
xét,kết thúc,tuyên dương trẻ
HOẠT ĐỘNG 2:
TH:Vẽ trang phục cho bạn trai và bạn gái
I.
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-
Trẻ biết vẽ trang phục của bạn trai và bạn gái với hình dáng, màu sắc khác
nhau.
-
Trẻ biết sử dụng các nét khác nhau: Nét cong, nét tròn, nét xiên, nét thẳng...
để vẽ terang phục.
-
Biết sắp xếp bố cục bức tranh hợp lí
-
Trẻ biết yêu quý, bảo vệ các sản phẩm của mình của bạn
II.
CHUẨN BỊ
-
Giấy A4, bút chì, bút màu
-
Tranh vẽ của cô (3 tranh)
III.
CÁCH TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú
-
Cả lớp cùng hát bài: “Cháu
yêu cô thợ dệt”
-
Trò chuyện
-
Bài hát nhắc đến nghề gì?
-
Nghề thợ dệt làm ra những sản phẩm gì?
-
Hôm nay lớp mình tổ chức cuộc thi vẽ những trang phục mà các cô thợ dệt đã làm
ra nhé!
* HĐ 1: Cô giới thiệu tranh
-
Cho trẻ quan sát tranh vẽ các trang phục của bạn nam
+
Tranh vẽ về trang phục gì? Của ai?
+
Hình dáng của bộ trang phục này được vẽ như thế nào?
+
Áo màu gì? quần màu gì?
-
Cho trẻ quan sát tranh vẽ trang phục bạn gái
+
Hỏi trẻ tương tự như trang phục của bạn trai.
-
Cô trao đổi về ý định của trẻ
+
Con sẽ vẽ bộ trang phục nào?
+
Làm thế nào con vẽ được bộ trang phục đó?
+
Con định sử dụng những nét gì để vẽ?
* Hoạt động 2: Trẻ thực hiện
-
Cô cất tranh gợi ý
-
Nhắc trẻ về cách ngồi, cầm bút khuyến khích trẻ vẽ nhiều hoa
* HĐ 3: Trưng bày sản phẩm:
-
Cho trẻ trưng bày chung sản phẩm
-
Cho 3-4 trẻ nhận xét, cho 1-2 trẻ lên
giới thiệu tranh của mình
-
Cô bổ sung và khuyến khích trẻ
*Kết thúc: Cho trẻ chọn tranh đẹp về
góc bé khéo tay treo lên
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nhặt lá vàng rơi GDVSMT
a. HĐCCĐ:
-
Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành
-
Cô vẫy trẻ tập trung bên cây bàng
-
Cùng trò chuyện với trẻ về môi trường
+
Các con thấy vườn trường chúng mình có nhiều cây xanh không?
+
Vì sao chúng ta phải trồng cây xanh?
+
Muốn cho cây tươi tốt thì phải làm gì?
-
Muốn cho môi trường xanh sạch đẹp chúng ta phải làm gì?
-
Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường, có ý thức vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
-
Cho trẻ phân nhóm và nhặt lá vàng ở sân trường bỏ vào giỏ rác.
b. Trò chơi vận động:“Mèo đuổi chuột”
-
Cô nhắc lại cách chơi
-
Cho trẻ chơi 2 – 3 lần
c. Chơi tự do:Cô bao quát, đảm bảo an
toàn cho trẻ
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Làm quen với cách vỗ tay theo TTPH
+
Cô giới thiệu cho trẻ biết cách vỗ tay theo tiết tấu phối hợp.
-
Cô hướng dẫn trẻ cách vỗ tay theo tiết tấu phối hợp: Tiếng thứ 1 và tiếng thứ 4
các con sẽ vỗ mạnh và thời gian nghĩ bằng nhau, tiếng thứ 2 và tiếng thứ 3 thì
vỗ nhẹ, nhanh, và thời gian nghĩ bằng nhau. Có nghĩa là vỗ 4 cái, 1 chậm rồi
đến 3 cái nhanh. (1_2-3-4 nghĩ)
-
Cô vận động cho trẻ xem 2 lần
-
Cho cả lớp vận động cùng cô nhiều lần.
-
Cô nhận xét, tuyên dương.
* Chơi kết hợp ở các góc
-
Cô quan sát trẻ chơi ở các góc
-
Luyện kỷ năng biểu diễn một số bài hát
-
Chơi xong cho trẻ cất dọn đồ chơi gọn gàng, sạch sẽ.
Đánh giá cuối ngày
.................................................................................................................................