Giáo án KPKH: Tìm hiểu về một số loại rau
Giáo án KPKH: Tìm hiểu về một số loại rau I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1. Kiến thức: Dạy trẻ biết gọi tên của nhiều loại rau khác nhau: rau ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-kpkh-tim-hieu-ve-mot-so-loai-rau.html?m=0
Giáo án KPKH: Tìm hiểu về một số loại rau
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
Dạy trẻ biết gọi tên của
nhiều loại rau khác nhau: rau ăn lá, rau ăn củ,rau ăn quả như : Rau muống, rau
mồng tơi, bắp cải, cù rốt, su hào, rau dền, cà chua, cà rốt...và biết lợi
ích của chúng.
2. Kĩ năng:
- Trẻ nhận biết tính đa
dạng về hình dạng, kích thước của các loại rau, các món ăn được chế biến từ
rau.
- Phát triển khả năng
chú ý ghi nhớ có chủ định.
- Cung cấp vốn từ cho
trẻ.
- Rèn luyện phát âm
đúng.
3. Giáo dục:
-Giáo dục trẻ thích ăn
rau và cách chăm sóc, bảo vệ rau
II. CHUẨN BỊ
- Bài giảng trên phần mềm
Powerpoint về một số loại rau, các món ăn
được chế biến từ rau.
- Một số loại rau thật:
Rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả.
- Tranh các loại rau
cho cháu tô màu.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Ổn định
- Cô cùng trẻ hát bài “Bầu
và bí”
- Trò chuyện về nội dung bài hát: Bài
hát đã nhắc đến loại rau nào? Đây là loại rau ăn gì? Ở nhà các con có được mẹ nấu
cho ăn không? Ngoài bầu và bí các con còn được mẹ nấu cho ăn những loại rau gì
nữa?
-Ở nhà con có trồng những loại rau gì?
-À, từ trước đến nay chúng ta đã từng ăn
nhiều loại rau, thế các con đã biết đặc điểm của 1 số loại rau chưa?
- Hôm nay chúng ta sẽ cũng nhau tìm hiểu
về 1 số loại rau nhé!
* Hoạt động 2: Trò
chuyện đàm thoại về một số loại rau
+ Tìm hiểu về một số loại rau ăn lá
- Cô đọc câu đố :
“ Tôi mọc trong vườn
Tàu lá xanh xanh
Tôi để nấu canh
Để xào, để luộc”?
- Đố các con đó là loại rau gì?( Rau cải
xanh)
-
Cô trình chiếu hình ảnh rau cải xanh cho trẻ xem.
- Trên tay cô có rau gì đây?( Cô đưa rau
cải xanh thật ra)
- Đây là phần gì của rau? (Rễ, thân, lá)
- Con xem lá cải xanh thế nào? To hay nhỏ?
Dài hay tròn? Có màu gì?
- Ăn rau cải xanh ta ăn phần nào? (Lá)
- Con đếm xem có bao nhiêu cây cải xanh?
- Mẹ thường nấu món nào cho con ăn?
(Canh, xào, luộc...)
- Cô trình chiếu các món ăn nấu từ rau cải
cho trẻ xem.
+ Nhìn xem cô có rau gì nữa đây? (Rau ngót)
- Rau ngót có những phần gì? (Rễ, thân,
lá)
- Lá rau ngót thế nào? Có màu gì? (Lá nhỏ, tròn,
có màu xanh)
- Ta ăn phần nào của rau ngót?(Lá)
- Nấu món nào để ăn?(Canh)
- TRình chiếu cho trẻ xem các món ăn được
chế biến từ rau bồ ngót.
- Cho trẻ so sánh cải xanh và rau bồ
ngót.
+ Giống: Đều là rau ăn lá.
+Khác: Cải xanh lá to, dài, không có thân.- Bồ
ngót lá nhỏ, tròn, nhiều lá trên thân.
- Ngoài 2 loại rau ăn lá này các con còn
biết loại rau ăn lá nào nữa?
- Cô trình chiếu cho trẻ xem hình ảnh
rau muống, rau khoai, rau cúc, rau mùng tơi...
- Cô nhấn mạnh: các loại rau ăn lá có
nhiều vitaminC, ăn vào giúp cơ thể các con mát mẽ, khỏe mạnh, kháng được bệnh,
da dẻ hồng hào. Vì thế các con cần ăn nhiều loại rau nhé!
+Tìm hiểu về một số loại rau ăn quả
-Cô đố!...
“Cũng gọi là cà
Nhưng vỏ màu đỏ
Luộc hấp xào bưng
Đều ăn được cả”?
- Đó là quả gì? (Cà chua)
- Cô trình chiếu quả cà chua cho trẻ xem
- Cô đưa quả cà chua thật ra
- TRên tay cô có gì? (Quả cà chua)
+
Khi chín có màu gì? Còn xanh có màu gì?(Đỏ - Xanh)
+
Vỏ có đặc điểm gì? (Vỏ bóng) – Cho 1 trẻ lên sờ thử.
+Quả có dạng hình gì? (Có dạng hình tròn)
+
Trong ruột quả cà có gì? Hạt ít hay nhiều? Khi ăn ta ăn phần nào?( Trong ruột có
nhiều hạt, ăn phần thịt,…)
- Cô bổ quả cà chua ra cho trẻ xem
-
Làm món gì để ăn? Ăn có vị gì? (Nấu
canh, xào, ăn sống, làm nước sốt...)
- Cô trình chiếu các món ăn được chế biến
từ quả cà chua cho trẻ xem.
-Cô nhấn mạnh: Quả cà chua làm được rất
nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng vì có rất nhiều vitaminA, C giúp mắt các con sáng
hơn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy các con cần ăn nhiều cà chua sẽ tốt
cho cơ thể.
-Trên tay cô có gì?
-
Quả su su có màu gì? (Có màu xanh)
- Hình dạng ra sao?( Tròn, dài, có gai)
-
Cô mời 1 bạn lên sờ vỏ su su xem vỏ nó như thế nào?
-
Bên trong có gì?( Bên trong có hạt.)
-
Cô bổ quả Su su ra cho trẻ xem
-
Vậy khi ăn quả su su ta phải làm gì?( Ta bỏ hạt, bỏ vỏ)
- Nó là loại rau ăn quả hay ăn củ?( Rau
ăn quả)
- Nấu món gì để ăn? (Xào, nấu canh)
- Chiếu hình ảnh các món ăn được chế biến
từ quả su su
- Cho trẻ so sánh điểm giống và khác
nhau giữa cà chua và quả su su.
+
Giống nhau: Đều là rau ăn quả
+
Khác nhau: Cà chua màu đỏ - Su su màu xanh
- Cà chua Tròn, nhỏ hơn – Su su dài, to
hơn
- Cà chua vỏ bóng - Su su vỏ có gai.
- Cà chua nhiều hạt - Su su có 1 hạt
-Cho trẻ kể tên 1 số loại rau ăn quả mà
trẻ biết?
+ Tìm hiểu về một số loại rau ăn củ:
- Đố các con: “ Củ gì đo đỏ - con thỏ
thích ăn?”
+ Nhìn xem cô có gì nè? (Củ cà rốt)
+
Củ cà rốt có đặc điểm gì? Dùng để làm gì? (dài, 1 đầu to, 1 đầu nhỏ, màu cam,
dùng để nấu ăn)
- Cà rốt là loại rau ăn gì? (Rau ăn củ)
- Nấu món ăn gì từ củ cà rốt? (Xào, luộc,
nấu canh...)
- Trình chiếu hình ảnh các món ăn từ củ
cà rốt cho trẻ xem.
- Cô đưa “Củ cải trắng” ra cho trẻ
quan sát
- Hỏi trẻ đây là củ gì? (Củ cải trắng)
- Củ cải trắng có màu gì? (Màu trắng)
- Có dạng hình gì? (Có dạng hình tròn
dài, 1 đầu to 1 đầu nhỏ)
- Là loại rau ăn gì? (Rau ăn củ)
- Dùng để làm gì? (Nấu ăn)
- Cô chiếu các món ăn nấu từ củ cà rốt
- Cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau
giữa cà rốt và củ cải trắng.
+ Giống nhau: Đều là loại rau ăn củ, có
dạng hình tròn dài, 1 đầu to, 1 đầu nhỏ
+ Khác nhau:Cà rốt có màu cam, củ cải có
màu trắng.
- Cho trẻ kể tên 1 số loại rau ăn củ mà
trẻ biết.(Cô chiếu hình ảnh củ xu hào, củ hành tây, củ khoai tây...)
- Cô để chung 3 nhóm rau, mời trẻ lên
phân nhóm 3 loại rau.
Cô nhấn mạnh: Các loại rau này
tuy khác nhau vể tên gọi, đặc điểm… nhưng đều gọi chung là 1 số loại rau. Vì
chúng thường được dùng để chế biến thức ăn trong bữa cơm hàng ngày, cung cấp
các vitamin, chất bổ cần thiết, giúp cơ thể khỏe mạnh, hồng hào, thông minh, học
giỏi. vì thế các con nhớ ăn niều các loại rau khi mẹ nấu canh, xào, luộc, ăn sống
nữa nhé!
*
Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập “Rau gì
biến mất”
Cách chơi:
- Cô để chung các loại rau, cho trẻ nhắm mắt lại và cô dấu đi 1 hoặc 1 số loại
rau, trẻ mở mắt và đoán những loại rau đã biến mất.
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
+ Trò chơi 2: “Giơ
nhanh đọc đúng”
- Cô phát lô tô các loại
rau cho cả lớp, sau đó trẻ dơ theo yêu cầu của cô.
+ Trò chơi 3: “Về
đúng nhà”
- Cô thu rổ lô tô và
cho mỗi trẻ giữ lại 1 thẻ mà mình yêu thích nhất.
- Cô để 3 ngôi nhà có
hình ảnh 3 nhóm rau - Trẻ đi vòng tròn và hát bài trời nắng trời mưa. Khi kết
thúc bài hát, bạn nào có lô tô hình gì (Loại rau ăn gì) Thì về đúng nhà có hình
ảnh loại rau đó. Trẻ nào về sai nhà, thì phải nhảy lò cò 1 vòng.
* Kết thúc:
- Cô nhận xét, tuyên
dương trẻ
- Trẻ vui hát bài “Em
yêu cây xanh” và ra sân chơi.
HOẠT
ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát vườn rau trong vườn trường
- TCVĐ: “Lá và gió”
- Dặn dò trẻ trước khi
ra sân
a.
HĐCCĐ:
- Dẫn trẻ lại gần vườn
rau
- Gợi hỏi: - Các con
xem mình đang đứng ở đâu đây?
+Trong vườn rau có những loại rau nào?
(Rau hẹ, rau, khoai rau cải)
- Cô chỉ vào từng loại rau và hỏi trẻ:
- Đây là rau gì?
- Nó là rau ăn gì? Vì sao con biết?
- Ta cần làm gì để chăm sóc và bảo vệ
rau ?
* Giáo dục trẻ biết
chăm sóc bảo vệ các loại rau, không dẫm lên các luống rau. Thích ăn các loại
rau xanh để tốt cho sức khỏe.
b.
TCVĐ: “Lá và gió”
- Cô hướng
dẫn cách chơi và luật chơi
Luật chơi:
- Thực hiện các hành động theo hiệu lệnh của cô
Cách chơi:
- Cô hướng dẫn giả làm “gió” trẻ làm “cây”, Cô chạy xung quanh sân chơi và kêu “vù vù” làm gió thổi.Trẻ vừa chạy vòng tròn xung quanh , vừa nghiêng người sang hai bên và nói: “Gió thổi, cây nghiêng….”
Khi cô đứng im thì có nghĩa là gió lặng, trẻ ngồi thụp xuống đất làm lá rụng và nói: “Lá rụng, nhiều lá”
- Thực hiện các hành động theo hiệu lệnh của cô
Cách chơi:
- Cô hướng dẫn giả làm “gió” trẻ làm “cây”, Cô chạy xung quanh sân chơi và kêu “vù vù” làm gió thổi.Trẻ vừa chạy vòng tròn xung quanh , vừa nghiêng người sang hai bên và nói: “Gió thổi, cây nghiêng….”
Khi cô đứng im thì có nghĩa là gió lặng, trẻ ngồi thụp xuống đất làm lá rụng và nói: “Lá rụng, nhiều lá”
- Tổ chức cho trẻ chơi
2,3 lần.
c.
CTD:
- Cô bao quát, đảm bảo
an toàn cho trẻ
HOẠT
ĐỘNG CHIỀU
Làm
quen bài hát “Bầu và Bí”
-
Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
- Hát cho trẻ nghe nhiều
lần
- Tóm tắt nội dung bài
hát, Hỏi trẻ: Bài hát có tên là gì? Do ai sáng tác?
*
Chơi kết hợp ở các góc:
-
Cô quan sát trẻ chởi các góc, gợi ý, động viên, khuến khích trẻ chơi, chơi xong
cho trẻ cất dọn đồ dùng đồ chơi gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ.