Giáo án thể dục:“Bật chụm chân liên tục vào 5 ô”
Giáo án thể dục:“ Bật chụm chân liên tục vào 5 ô” TC: “Gieo hạt” I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1. Kiến thức: - Trẻ biết cách tập bài tập: ‘...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-the-duc-bat-chum-chan-lien-tuc-vao-5-o.html?m=0
Giáo án thể dục:“Bật chụm chân liên tục vào 5 ô”
TC: “Gieo hạt”
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách tập bài tập: ‘‘Bật chụm chân liên tục vào 5
vòng’’ : Dùng sức chân để nhún bật và chạm đất đồng thời bằng 2 chân.
2. Kỷ năng:
- Trẻ bước đầu có kĩ năng vận động “Bật chụm chân liên tục
vào 5 vòng”: Dùng sức chân để nhún bật và chạm đất đồng thời bằng 2 chân, khi bật
không chạm vào vạch.
- Trẻ có kĩ năng hợp tác với bạn. Chơi trò chơi đúng luật
chơi, đúng cách chơi.
3. Giáo dục:
- Trẻ trong lớp có tính kỷ luật, đoàn kết trong khi học.
- Trẻ hứng thú với nội dung bài học. Hứng thú chơi các trò
chơi dân gian.
- Trẻ tập trung chú ý trong khi học.
II. CHUẨN BỊ
+ Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, phù hợp.
+ Đàn ghi sẵn bài: Đoàn tàu nhỏ xíu, “ Em yêu cây xanh”
+ 10 vòng thể dục ( Mầu xanh, đỏ) đường kính: 35cm x 35cm.
III. NỘI DUNG TIẾN HÀNH
* Trò chuyện với trẻ
- Trẻ vui hát bài “Vườn cây của ba”
- Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát
* Kiểm tra sức khỏe trẻ
- Trước khi đi cô muốn biết
lớp mình hôm nay có bạn nào bị ốm, cảm thấy cần được nghỉ ngơi không? Có bạn
nào đau chân không( Trẻ trả lời)
* Khởi động:
- Các con ơi! Mùa xuân đã đến rồi các con có muốn cùng tham
gia lễ hội mùa xuân không?. Nào mời các con cùng lên tàu đến với lễ hội mùa
xuân nào!
- Trẻ vui hát “
Đoàn tàu nhỏ xíu” đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân sau đó chuyển
đội hình thành 3 hàng ngang.
* Trọng đông:
Vậy là chúng ta đã đến với “Hội khoẻ mùa xuân” rồi đấy! Đầu
tiên, cô mời các con cùng tham gia vào màn đồng diễn của hội khoẻ mùa xuân nhé!
+ BTPTC ( 2 lần 8 nhịp)
- Tập kết hợp bài hát “Em yêu cây xanh”
- Tay: Hai tay đưa ra trước,
dơ lên cao
- Chân: Chân bước sang phải, đưa về, khựu gối,
sau đó đổi chân
- Bật: Cho trẻ đứng, tay chống hông, bật nhảy
tách chân, chụm chân tại chổ.
- Màn đồng diễn của các bé lớp Nhỡ B thật là tuyệt vời. Tiếp
theo mời các bé cùng tham gia trò chơi có tên: “Bật chụm chân liên tục vào 5
vòng.
- Trẻ vui đọc thơ “Bắp
cải xanh” chuyển đội hình thành 2
hàng dọc
+ VĐCB: “Bật chụm chân liên tục vào 5 ô”
- Cô làm mẫu lần 1
+ Lần 2: Cô làm mẫu
kết hợp giải thích động tác
Cô đứng trước vạch xuất phát, ở tư thế chuẩn bị, 2 tay cô chống
hông, đứng chụm chân trước vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh“Bật”, cô dùng sức của
2 chân nhún bật liên tục vào các ô, chạm đất đồng thời bằng 2 chân. Khi bật,
chú ý không chạm vạch. Bật xong cô đi về cuối hàng .
- Trẻ thực hiện mẫu:
Cho 3 – 4 trẻ đã tập được ra làm động tác mẫu
- Trẻ thực hiện (
3 – 4 lần)
- Lần 1: Cô cho 2 trẻ/lượt tập
- Lần 2: Cô tổ chức dưới hình thức thi đua, 2 trẻ/lượt.
( Nếu trẻ có kĩ năng tốt).Nhận xét sau khi trẻ tập.
- Cô nhân xét sau lần tập của trẻ. Gợi ý cho
những trẻ có kĩ năng tốt khi bật chạm đất bằng 2 nửa bàn chân trên bật sẽ nhanh
hơn.
-> Các cháu ơi! hôm nay các cháu chơi rất ngoan, bây giờ
cô sẽ mang đến cho lớp mình 1 trò chơi có tên gọi “Gieo hạt”, các cháu có
thích không nào!
- Cô nêu luật chơi, cách
chơi.
- Cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Cô quan sát, bao quát trẻ chơi
- Động viên, khen trẻ
- Nhận xét, đánh giá
+ Hồi tĩnh:
- Trẻ vui hát “ Vườn rau của ba” đi vòng tròn và ra chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
HĐCCĐ: “ Trò chuyện về các loại rau”
TC: “Bé hái quả”
CTD: “ Cầu trượt, xích đu”
- Tiến h
ành: dặn dò trẻ trước
khi ra sân.
a.
HĐCCĐ:
- Gợi hỏi: Các cháu ơi!
Mùa xuân có gì nào? Mùa xuân đến cây cối có gì khác không? Các cháu hãy nhìn
xem cô có gì đây? (Cô đưa tranh 1 số loại rau ra cho trẻ quan sát)
+Con xem cô có
tranh vẽ rau gì?
+Nó là rau ăn
gì?
+Con đã từng ăn
loại rau này chưa?
+Mẹ nấu món gì
cho con ăn?
- Cô đưa tranh tưnngf loại rau ra
và hỏi trẻ tên từng loại rau đó.
+ GD: Biết chăm sóc và
bảo về vườn rau trong trường Mầm non, biết được lợi ích của rau đối với sức khỏe..
b.
Trò chơi vận động: “Bé hái quả”
- Cô hướng dẫn cách chơi,
cho trẻ chơi 2-3 lần
c.
Chơi tự do: “ Cầu trượt, xích đu”
- Cô giới thiệu đồ chơi
- Trẻ chọn đồ chơi
- Cô bao quát, đảm bảo
an toàn cho trẻ
HOẠT
ĐỘNG CHIỀU
Làm
quen trò chơi mới “Cướp cờ”
+ Mục đích chơi:
- Rèn kỹ năng chạy, tránh, đuổi bắt, dừng, chuyển hướng hợp
lý.
- Sức nhanh và khéo léo.
- Tinh thần tập thể, can đảm, tôn trọng kỷ luật chơi.
+ Cách chơi:
- Không hạn chế người chơi, ít nhất từ 7-9 người
- Chọn sân chơi rộng rãi, thoáng mát và bằng phẳng.Giữa sân vẽ 1 vòng tròn rộng từ 20-25cm;ở giữa đặt cành lá, mảnh vải, chiếc khăn…để làm vật tranh cướp (cờ).Ở mỗi đầu sân vẽ 1 vạch ngang làm mốc, cách vòng tròn từ 6 đến 7m.
- Không hạn chế người chơi, ít nhất từ 7-9 người
- Chọn sân chơi rộng rãi, thoáng mát và bằng phẳng.Giữa sân vẽ 1 vòng tròn rộng từ 20-25cm;ở giữa đặt cành lá, mảnh vải, chiếc khăn…để làm vật tranh cướp (cờ).Ở mỗi đầu sân vẽ 1 vạch ngang làm mốc, cách vòng tròn từ 6 đến 7m.
+ Bắt đầu chơi:
- Người chơi ở mỗi đội đứng thành hàng ngang theo thứ tự trước vạch mốc(hai hàng đứng đối diện nhau).
- Từng đội điểm số từ 1 đến hết.Mỗi người phải nhớ kỹ số của mình.
- Cô đứng giữa sân chơi, ngoài vòng tròn còn có cờ và không làm ảnh hưởng hai bên chạy lên hoặc chạy về, lần lượt gọi một số nào đó.
- Người chơi ở mỗi đội đứng thành hàng ngang theo thứ tự trước vạch mốc(hai hàng đứng đối diện nhau).
- Từng đội điểm số từ 1 đến hết.Mỗi người phải nhớ kỹ số của mình.
- Cô đứng giữa sân chơi, ngoài vòng tròn còn có cờ và không làm ảnh hưởng hai bên chạy lên hoặc chạy về, lần lượt gọi một số nào đó.
+ Ví dụ: Khi
cô gọi tên số nào thì số ở 2 đội sẽ chạy nhanh lên cướp cờ.Ai cướp được cờ thì
chạy về phe mình thì bạn kia phải đuổi theo,cố gắng đập vào người bạn đó.Nếu đập
được vào người bạn cầmcờ thì thắng
- Cô lại gọi tiếp 2 bạn cùng số khác lên chơi.Cứ thế cho đến
hết.Cuối cùng cộng điểm lại, bên nào nhiều điểm hơn là thắng tuyệt đối.
Luật chơi:
- Chỉ được chạy lên cướp cờ khi gọi đúng số của mình. Ai chạy sai số là trừ 1 điểm.
- Chỉ được đập nhẹ vào tay, vai, người bạn bên đối phương cầm cờ.
Khi người cầm cờ chạy về qua vạch đích thì không được đập nữa.
Luật chơi:
- Chỉ được chạy lên cướp cờ khi gọi đúng số của mình. Ai chạy sai số là trừ 1 điểm.
- Chỉ được đập nhẹ vào tay, vai, người bạn bên đối phương cầm cờ.
Khi người cầm cờ chạy về qua vạch đích thì không được đập nữa.
- Cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
*
Chơi kết hợp ở các góc:
- Vẫy cháu lại gần, trò
chuyện vui vẽ...
- Các cháu ơi! Lúc sáng
chúng mình chơi có vui không? Cháu đã làm gì? Chơi ở góc chơi nào?Chơi có thích
không? Thích chơi thì phải làm thế nào?
- Giờ xem ở các góc
chơi lúc sáng xếp gonk chưa nào? Nếu cô cho các cháu chơi tiếp các cháu có xếp
được gọn như thế nữa không? - Mời các cháu về góc chơi
Cô quan sát trẻ chơi ở
các góc, động viên, khuyến khích trẻ chơi, chơi xong cho trẻ cất dọn đồ chơi gọn
gàng, sạch sẽ.