Giáo án âm nhạc: Dạy hát: “Bầu và Bí”
Giáo án âm nhạc: Dạy hát: “Bầu và Bí” Nghe hát: “Vườn rau của ba” TC: “ Nhanh tay hái quả ” I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1.Kiến thức: ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-am-nhac-day-hat-bau-va-bi.html?m=0
Giáo án âm nhạc: Dạy hát: “Bầu và Bí”
Nghe hát: “Vườn rau của ba”
TC: “Nhanh
tay hái quả”
I. KẾT QUẢ
MONG ĐỢI
1.Kiến
thức:
- Trẻ thuộc
bài hát “Bầu và bí” nhớ tên bài hát,
tên tác giả, hiểu nội dung bài hát nói về bầu và bí (là loại rau ăn quả)
2.
Kỹ năng:
- Luyện cho trẻ
kỹ năng nghe nhạc, và kỹ năng hát đúng nhịp bài hát.
- Phát triển
ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3.
Giáo dục:
- Trẻ chú ý lắng
nghe cô hát.
- Trẻ hứng thú
tham gia chơi trò chơi.
- Giáo dục trẻ
biết đoàn kết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau.
II. CHUẨN BỊ
- Nhạc các bài hát “Bầu và Bí”, “Vườn
cây của ba”
- Cây ăn quả, mô hình vườn rau
- Một số nhạc cụ như :
Phách tre, xắc xô, đàn…
III. TIẾN HÀNH
* HĐ 1: Ổn đinh, gây hứng
thú
- Cho trẻ đi thăm mô hình vườn rau
- Cô đọc câu đố về một số loại rau
- Đàm thoại với trẻ về chủ điểm
- Thông qua đàm thoại – lồng giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ rau, cây
xanh.
*
Hoạt động 2: Dạy hát: “Bầu và Bí”
- Các con ơi! ngoài những loại rau mà
các con vừa được xem, các con còn biết những loại rau nào nữa?
- Yêu các loại rau xanh, nhạc sĩ Phạm
tuyên cũng đã sáng tác nên bài hát nói về 1 loại ray ăn quả đấy, Chúng mình cùng lắng nghe
bài hát “Bầu và Bí” của nhạc sỹ Phạm
tuyên nhé?
+ Cô hát lần 1:
Cô vừa hát bài gì?
+ Cô hát lần 1:
Cô vừa hát bài gì?
- Do nhạc sĩ nào sáng
tác?
- Để hiểu rõ hơn về nội
dung bài hát chúng mình lắng nghe cô hát lại một lần nữa
Cô hát lần 2
* Cô tóm nội dung bài
hát : - Bài hát nói về bầu và bí tuy
rằng khác giống nhưng vẫn quấn quýt bên nhau trong một cái giàn đấy. Chúng ta
cũng phải giống như bầu và bí mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình khác nhau,
nhưng chúng ta được về đây học chung một mái trường, học chung một lớp vì thế
các con phải biết thương yêu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau các con nhớ chưa?
- Bây giờ chúng mình
cùng cô hát vang bài “ Bầu và Bí”
nào!
- Cô dạy cả lớp hát 2-3
lần.
+ Thi đua tổ, nhóm:
- Mời 3 tổ hát
- Mời nhóm bạn trai
hát, nhóm bạn gái hát, hát tam ca,song ca, đơn ca bằng hình thức tổ chức “Hội
thi tiếng hát họa mi”
- Chú ý sửa sai cho trẻ
sau mỗi lần hát.
Cả lớp hát lại một lần.
*
Hoạt động 3: Nghe hát: “Vườn rau của ba”
- Các con ơi! Có 1 bài
hát cũng nói về những loại cây xanh, những loại rau quen thuộc mà bố mẹ của
chúng ta đã trồng được trong vườn đấy! Các con hãy lắng nghe cô hát bài “Vườn
rau của ba ” của nhạc sỹ Nguyễn Ngọc Thiện
sáng tác nhé!
- Cô hát lần
1 ( Ngồi hát)
- Cô vừa
hát cho các con nghe bài hát gì? Do ai sang tác?
- Cô hát lần 2: Có làm
động tác minh hoạ - Trẻ hưởng ứng cùng cô
* Hoạt động 4: Trò chơi “Nhanh tay hái quả”
- Bây giờ cô sẽ cho các con chơi trò
chơi: “ Nhanh tay hái quả” các con có
thích không?
- Cô giới thiệu tên trò chơi .Hướng dẫn cách chơi .
- Cách chơi: Cô đặt 1
cây xanh có gắn quả ở giữa phòng học, cho trẻ đi xung quanh cây vui hát bài “Em
yêu cây xanh”. Khi nghe tiếng nhạc cuối thì dừng lại và nhanh tay hái lấy 1 quả
ở trên cây.
- Luật chơi: Bạn nào chậm
không hái được quả thì sẽ phải nhảy lò cò.
- Trẻ chơi: Cô điều khiển
trò chơi và động viên khuyến khích trẻ chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Kết thúc: Cô và trẻ
hát lại bài “Bầu và Bí” và ra sân
chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: “ Dạo chơi sân trường”
TCVĐ: “Mèo đuổi chuột”
CTD: “Xích đu, Đu quay, bóng”
- Dặn dò trẻ trước khi ra sân
a.
HĐCCĐ: “Dạo chơi”
- Cô dẫn trẻ ra sân dạo chơi,
hít thở không khí trong lành
- Cô trò chuyện với trẻ về cảnh
quang sân trường
- Khi dạo chơi cô nhắc nhỡ trẻ
không bẻ cành bứt lá, không dẫm vào bồn hoa, cây cảnh, không vứt rác bừa bãi, bảo
vệ vườn trường xanh, sạch, đẹp...
b. TCVĐ:
“Mèo đuổi chuột”
- Cô nhắc lại cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần
c. Chơi
tự do: Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ.
HOẠT
ĐỘNG CHIỀU
- Đọc cho trẻ nghe bài đồng giao “Các loại rau”
a.
HĐCCĐ:
- Cho trẻ ngồi thành
vòng tròn
- Đọc cho trẻ nghe bài
đồng dao “Về các loại rau” (2 -3 lần)
- Hỏi trẻ cô vừa đọc
bài đồng giao gì?
- Trong bài đồng giao,
tác giả kể đến những loài rau nào?
+ Giáo dục trẻ biết
chăm sóc và bảo vệ các loại rau, thích ăn các loại rau xanh.
* Chơi kết hợp ở các góc
- Cô quan sát trẻ chơi ở
các góc
- Luyện cho trẻ 1 số kỷ
năng múa hát
- Chơi xong cho trẻ cất
dọn đồ chơi gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ.
Đánh giá cuối ngày
............................................................................................................................................................................................................................................................