Giáo án âm nhạc: Hát vỗ tay theo nhịp bài “Quả gì?”
Giáo án âm nhạc: Hát vỗ tay theo nhịp bài “Quả gì?” - Nghe hát: “Hoa thơm bướm lượn” - TC: “Nghe tiếng hát tìm đồ vật ” I. KẾT Q...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-am-nhac-hat-vo-tay-theo-nhip-bai-qua-gi.html?m=0
Giáo án âm nhạc: Hát vỗ tay theo nhịp bài “Quả gì?”
- Nghe hát: “Hoa thơm bướm lượn”
- TC: “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu được nội dung bài
hát, vận động thành thạo vỗ tay theo nhịp nhịp nhàng theo lời bài hát “Quả gì?”
- Trẻ chú ý lắng nghe cô
hát, trẻ biết được luật chơi cách chơi trò chơi “Nghe
tiếng hát tìm đồ vật”
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng vận động theo
nhạc, nhẹ nhàng đúng giai điệu bài hát, trẻ biết hưởng
ứng cùng cô bài nghe hát “ Hoa thơm bướm lượn”
- Rèn kỹ năng hát đúng kết hợp
vỗ đệm theo nhịp bài hát “Quả gì?”.
3. Giáo dục:
- Trẻ thích ăn các loại hoa
quả, khi ăn biết rửa sạch, bỏ vỏ, bỏ
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
II. CHUẨN BỊ
- Xắc xô, phách tre, đàn....
Hình ảnh 1 số loại quả (Khế,
mít...)
III. CÁCH TIẾN HÀNH
*
Hoạt động 1 : Trò chuyện, gây hứng thú
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi tập tầm
vông.
- Cô đưa hình ảnh quả Khế và quả Mít ra
cho trẻ quan sát, hỏi tre:
- Cô có bức tranh gì? (Quả khế và quả
mít)
- Quả khế và quả mít dùng để làm gì?
(ăn)
- Các con có thích ăn những loại quả này
không?
- Có 1 bài hát chúng ta đã được làm quen
cũng đã nói về 2 loại quả này đấy, các con có đoán ra đó là bài gì không? (Quả
gì)
- Cô mở nhạc bài hát “ Quả
gì” cả lớp cùng hát và đi về chổ ngồi theo hình chữ U
* Hoạt động 2: Vận động theo nhạc.
- Hỏi
trẻ: Cô cháu mình vừa thể hiện xong bài gì? (Quả gì?)
- Do ai sáng tác? ( Nhạc sỹ Xanh Xanh)
- Nội dung bài hát đã nói đến 2 loại quả thơm ngon đó là quả khế
và quả mít, quả khế thì rất chua và dùng để nấu canh cua, còn quả mít thì thơm
lừng, Những loại quả này cung cấp cho chúng mình nhiều vitamin, giúp cơ thể khỏe
mạnh hơncho nên các con phải thường xuyên ăn hoa quả nhé!
- Ngòai
lời hát hay, bài hát còn có những vận động theo nhịp rất mềm dẻo nữa đấy. Bây
giờ các con cùng xem cô vận động nhé!
- Cô vận động vỗ tay theo nhịp lần 1
- Lần 2 kết hợp giải thích (Cô vừa nhún
theo nhạc vừa hát đồng thời vỗ tay 1 cái vào phách mạnh rồi mở ra vào phách nhẹ)
- Cô cho cả lớp vận động theo nhịp
-
Mời tổ “ Chim non” ( Hát vận động theo nhịp)
- Bây giờ là phần thể hiện của tổ “ Bướm
vàng” ( Hát vận động theo nhịp)
- Tiếp theo xin mờ tổ “ Thỏ trắng” ( Hát
vận động theo nhịp)
- các con ơi! Được biết tại trường mầm
non Đức Thịnh, hôm nay có tổ chức cuộc thi tiếng hát họa my rất hay, các con có
muốn tới đó tham gia không nào?
- Trẻ vui đọc bài thơ: “Quả “ Đi vòng
tròn di chuyển đội hình thành 3 hàng ngang.
* Xin nhiệt liệt chào đón các em nhỏ đã
có mặt trong cuộc thi “ Tiếng hát họa my” của lớp Nhỡ B của chúng ta ngày hôm
nay.
- Để mở đầu cho chương trình hãy dành 1
tràng pháo tay thật lớn để chào đón các ca sỹ nhí đến từ đội “ Chim non” ( gọi
tên 5 bạn – cầm đàn biểu diễn)
- Tiếp theo ( Gọi tên 4 bạn – cầm xắc
xô, hát vận động)
- Gọi tên 3 bạn – cầm bộ gõ hát vận động
- Mời 1 bạn lên biểu diễn ( Múa)
- Mời 1 bạn lên biểu diễn( Nhún)
- Bây giờ là phần thể hiện của đoàn nghệ
thuật đến từ tập thể lớp Nhỡ B ( Trẻ vui hát “ Quả gì” đi vòng tròn di chuyển về hình chữ U).
Hoạt
động 3: Nghe hát “ Hoa thơm bướm lượn”
Các cháu ơi! Mùa xuân về, ngoài những
cây ăn quả sum suê sai trái, thì còn có các loài hoa cũng đang đua nhau khoe sắc,
đâm chồi nảy lộc đấy! Bây giờ cô mời các con hãy tham quan vườn hoa mùa xuân
qua bài hát “Hoa thơm bướm lượn” dân ca quan họ Bắc Ninh nhé!
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1 ( Ngồi hát)
- Hỏi trẻ: Cô vừa thể hiện xong bài
gì?( Hoa thơm bướm lượn)
- Dân ca miền nào?
- Cô hát cho trẻ nghe lần 2 ( Đứng dậy
biểu diễn và cho trẻ hưởng ứng theo cô)
*
Hoạt động 4: Trò chơi
Các cháu ơi! Đến với ngày hội âm nhạc chúng ta
không chỉ được hát, múa..mà chúng ta còn được chơi những trò chơi rất hay nữa đấy.
Hôm nay, cô sẽ mang đến cho lớp chúng mình trò chơi mang tên “Nghe
tiếng hát tìm đồ vật” các cháu có thích không?
- Cô nêu luật chơi cách chơi
- Cho trẻ chơi cô quan sát gợi
ý động viên trẻ.
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần
* KẾT THÚC: Cô cho trẻ vừa đi vừa
hát bài “ Quả gì” nhẹ nhàng đi
ra ngoài.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: - Vẽ tự do trên sân
- TCVĐ: “Mèo đuổi chuột”
CTD: “Xích
đu, Đu quay, bóng”
- Dặn dò trẻ trước khi ra sân,
kiểm tra sức khỏe.
- Khởi động ra sân
a.
HĐCCĐ: “Vẽ tự do trên sân”
- Cô dẫn trẻ ra sân Cho trẻ
ngắm kỹ một số cây xung quanh trường, trò chuyện với trẻ về 1 số loại quả.
- Hôm nay cô đã chuẩn bị cho
các con rất nhiều phấn để vẽ về các loại quả đấy! Các con có thích không?
- Gợi hỏi trẻ vẽ gì?
- Phát phấn cho trẻ vẽ
- Cô bao quát trẻ
- Nhận xét trẻ vẽ
* Giáo dục trẻ biết lợi ích của
các loại quả, thích ăn các loại quả, khi ăn phải rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt...biết
chăm sóc bảo vệ cây xanh.
b. TCVĐ:
“Mèo đuổi chuột”
- Cô nhắc lại cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần
c. Chơi
tự do: “Xích đu, đu quay, bóng,...”
- Cô bao quát, đảm bảo an
toàn cho trẻ.
HOẠT
ĐỘNG CHIỀU
Nặn một số loại quả
- Trò chuyện với trẻ về
một số loại quả
- Cho trẻ ngồi vào bàn
- Phát đất nặn và bảng
con cho trẻ
- Cô giới thiệu và nặn
một số loại quả cho trẻ xem
- Hướng dẫn trẻ nặn
- Cho trẻ thực hiện
- Cô kiểm tra, nhận
xét, tuyên dương trẻ
+ Giáo dục trẻ biết lợi
ích của các loại quả, thích ăn các loại quả.
*
Chơi kết hợp ở các góc:
- Vẫy cháu lại gần, trò
chuyện vui vẽ...
- Các cháu ơi! Lúc sáng
chúng mình chơi có vui không? Cháu đã làm gì? Chơi ở góc chơi nào?Chơi có thích
không? Thích chơi thì phải làm thế nào?
- Giờ xem ở các góc
chơi lúc sáng xếp gọn chưa nào? Nếu cô cho các cháu chơi tiếp các cháu có xếp
được gọn như thế nữa không? - Mời các cháu về góc chơi
Cô quan sát trẻ chơi ở
các góc, động viên, khuyến khích trẻ chơi, chơi xong cho trẻ cất dọn đồ chơi gọn
gàng, sạch sẽ.
Đánh giá cuối ngày
............................................................................................................................................................................................................................................................