Giáo án thể dục: Bò bằng bàn tay và bàn chân
Giáo án thể dục: Bò bằng bàn tay và bàn chân TCVĐ: Chuyền bóng qua đầu. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ biết tên bài tập, trẻ biết bò bằ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-the-duc-bo-bang-ban-tay-va-ban-chan.html?m=0
Giáo án thể dục: Bò bằng bàn tay và bàn chân
TCVĐ:
Chuyền bóng qua đầu.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết tên bài tập, trẻ biết bò
bằng bàn tay, bàn chân theo hướng dích dắc.
- Giúp trẻ phát triển sức mạnh của
đôi chân, đôi tay. Sự phối hợp sức mạnh của các cơ bắp.
- Rèn kỹ năng phối hợp nhịp nhàng tay
và chân
- Giáo dục trẻ thích tập thể dục, có
ý thức kỷ luật khi tham gia tập và chơi trò chơi.
II. CHUẨN BỊ
- Phấn, một số lọ hoa
- Sân bãi sạch sẽ.
III. TIẾN HÀNH
- Trò chuyện, Kiểm tra sức khỏe trẻ
* Khởi
động
=>
Cô cùng trẻ hát bài đoàn tàu nhỏ xíu, đi,
chạy...kết hợp các kiểu chân đi vòng tròn sau đó di chuyển đội hình thành 3
hàng ngang.
* Trọng động:
+ BTPTC:
-
Tay: Chân phải bước sang phải 1 bước rộng bằng vai, hai tay đưa ra trước ngang
trước mặt lên cao, xuống trước mặt về tư thế chuẩn bị, sau đó lại đổi chân (
2x8n ).
-
Chân: 2 tay chống hông, bước chân phải sang bên phải khụy gối xuống, chân trái
thẳng sau đó thu chân phải về và bước chân trái sang trái , chân trái khụy gối,
chân phải thẳng ( 2x8n ).
-
Bụng: Đứng hai chân rộng bằng vai, 2 tay giơ lên cao quá đầu cúi xuống, 2 chân
thẳng, 2 tay chạm đầu ngón chân. Đứng lên, 2 tay giơ cao, về tư thế ban đầu. (
2x8n ).
-
Bật: Bật tách chân sang 2 bên đồng thời 2 tay dang ngang. Bật chụm chân lại 2
tay đưa lên đầu, sau đó bật tách chân đưa 2 tay sang ngang rồi trở (2lần x 8nhịp)
+ VĐCB: “Bò
bằng bàn tay và bàn chân”
- Cô giới thiệu.
-
Cô Làm mẫu lần 1( Không giải thích)
- Cô làm mẫu lần 2( Kết hợp giải
thích) : Ở tư thế chuẩn bị chống hai bàn tay xuống sàn nhà sát
với vạch chuẩn, người nhổm cao lên: Khi có hiệu lệnh của cô “ Bò ” chống tay
phải về phía trước kết hợp bước chân trái lên sát với tay trái, sau đó tay trái
chống lên phiá trước, chân phải bước lên sát với tay phải cứ như vậy chân nọ
tay kia. mắt nhìn thẳng về hướng bò, bò về phía trước, bò hết đường dích dắc
đứng dậy về vị trí của cô đứng.
-
Hỏi lại tên vận động? Cô vừa thực hiện vận động gì?
-
Cho 2 trẻ lên làm, cả lớp quan sát.
-
Lần lượt cho 2 bạn của 2 đội lên làm, xong về đứng cuối hàng, rồi đến 2 bạn tiếp
theo cho đến hết hàng.
- Cho các trẻ yếu lên thực hiện.
- Cô quan sát, động viên, sửa sai,
khen trẻ.
- Cho trẻ nhắc lại tên vận động cơ
bản.
+ Trò chơi “Chuyền bóng qua đầu”
-
Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi
-
Cho trẻ chơi 3 – 4 lần
* Hồi tỉnh
- Cô cho trẻ làm chim mẹ chim con và
cho trẻ ra sân chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
a, HĐCCĐ: Quan sát Sự thay đổi của thời tiết.
- Chuẩn bị trang phục cô và trẻ gọn
gàng
- Dặn dò trẻ trước khi ra sân
- Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành, vận động thoải mái.
- Vẫy trẻ lại gần cô, trò
chuyện với trẻ về chủ đề
- Các con thấy thời tiết hôm nay như
thế nào? Nắng hay mưa?
- Thời tiết hôm nay có không khí trong
lành dễ chịu, có ánh nắng nhẹ của mặt trời chiếu xuống, trời bắt đầu chuyển
sang mùa đông rồi, mùa đông nhiều mưa hơn mùa hè và mùa thu, khi trời chuyển
mưa thì bầu trời xuất hiện những đám mây đen, còn có sấm chớp, trời trở nên
lạnh hơn, các con cũng cần mặc ấm hơn và không được ra khỏi nhà khi trời mưa.
* Giáo dục trẻ biết ý nghĩa của thời tiết đối với cuộc
sống, biết yêu thiên
nhiên và ăn mặc phù hợp với thời tiết để đảm bảo sức khoẻ.
b, TCVĐ: Bịt mắt bắt dê
- Cô nêu
luật chơi, cách chơi, hướng dẫn trẻ chơi
- Cho
trẻ chơi 2 – 3 lần.
c, Chơi tự do.
- Chơi với bóng, chong chóng, đồ chơi
ngoài trời….
- Cô nhận xét tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Hướng dẫn TCM: “Đếm các bộ phận trên cơ thể”
* Gợi mở giới thiệu
tên T/C
- Dẫn dắt giới thiệu tên trò chơi “Đếm
các bộ phận trên cơ thể”
* Giới thiệu cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi:
+ Cách chơi:
+ Luật chơi:
- Tổ chức cho cả lớp chơi 3-4
lần.
2. Chơi tự chọn
- Trẻ chơi với
đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.
Đánh giá cuối ngày
..................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................