Giáo án KPKH: Đôi mắt xinh của bé
Giáo án KPKH: Đôi mắt xinh của bé I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Tr ẻ nhận biết đôi mắt, về chức năng của đôi mắt. - Phát triển ngôn ngữ mạ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-kpkh-doi-mat-xinh-cua-be.html?m=0
Giáo án KPKH: Đôi mắt xinh của bé
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ
nhận biết đôi mắt, về chức năng của đôi mắt.
-Phát
triển ngôn ngữ mạch lạc.
-
Biết vận dụng tất cả các giác quan để khám phá đồ vật
-
Biết chơi cùng bạn, vâng lời cô
II. CHUẨN BỊ
- Thơ: mắt để làm gì?
Tranh
vẽ theo chủ điểm bản than
Băng
bịt mắt, một số đồ vật
III.
TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú
- Cô cho
trẻ đọc bài thơ: “mắt để làm
gì?”
- Trò chuyện về nội dung bài hát, về
chủ đề.
* Hoạt động 1: Trò chuyện về đôi mắt xinh của bé
- Cô cho trẻ nhắm mắt lại và đưa
tranh truyện về đôi mắt ra:
- Các con có nhìn thấy gì không?
- Cho trẻ sờ vào bức tranh và yêu cầu
trẻ kể trong bức tranh vẽ gì?
-
Tại sao không kể được? tại sao không nhìn thấy?
- Vậy mắt để làm gì?
- Mổi người có mấy con mắt?
- Mắt có quan trọng đối với con người
chúng ta không?
- Làm gì để bảo vệ mắt? (Ra đường đeo
kính tránh bụi vào mắt, uống thuốc bổ mắt…)
* Giáo dục trẻ biết được vai trò quan
trọng của đôi mắt: Dùng để nhìn, làm đẹp cho khuôn mặt, trẻ biết giữ gìn bảo vệ
đôi mắt sạch sẽ, biết bảo vệ mắt đúng cách: Ra đường đeo kính để tránh bụi vào
mắt, khi học không cúi sát bàn, khi xem ti vi phải xem từ xa, không ngồi sát ti
vi quá sẽ ảnh hưởng đến mắt.
* Hoạt
động 2: TC “Bịt mắt đoán đồ vật”
-
Trẻ bịt mắt sờ đồ vật và đoán xem đó là đồ vật
gì?
-
Cô đưa ra một số đồ vật, chia lớp thành 2 nhóm, nhóm này sẽ
đưa đồ vật cho nhóm bịt mắt sờ, sau khi sờ
xong, mỗi người trong nhóm sẽ
lên nói thầm với cô về vật mình
đoán. Sau đó đổi nhóm
-
Tại sao các bạn đoán tên các đồ vật khác nhau?
+
Kể lại nội dung bức tranh.
-
Cô cho trẻ quan sát một số bức tranh, (2 –
3 bức tranh về chủ điểm bản thân),
sau đó yêu cầu trẻ kể lại những
gì trẻ nhìn thấy
cho bạn nghe.
* Kết thúc:
Trẻ vui hát bài “Đôi mắt xinh” và đi
ra sân.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
a, HĐCCĐ: Dạo chơi đọc đồng giao “Tay đẹp”
- Chuẩn bị trang phục cô và trẻ gọn
gàng
- Dặn dò trẻ trước khi ra sân
- Cô đọc cho trẻ nghe bài đồng giao
“Tay đẹp”
- Cô trò chuyện về chủ đề
- Trẻ đi theo hàng nhẹ nhàng đi xung quanh sân trường hít thở không khí trong
lành, vận động thoải mái vừa đi vừa đọc đồng giao “Tay đẹp” 2 – 3 lần.
* Giáo dục trẻ biết giữ gìn đôi tay,
giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
b, TCVĐ: “Nu na nu nống”
- Cô nêu
luật chơi, cách chơi, hướng dẫn trẻ chơi
- Cho
trẻ chơi 2 – 3 lần.
c, Chơi tự do.
- Chơi với bóng, chong chóng, đồ chơi
ngoài trời….
- Cô nhận xét tuyên dương
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1, Rèn kỉ năng nặn cho một số trẻ
- Cô phát cho mỗi trẻ một cái bảng và
đất nặn
- Cô đưa hình người cô đã nặn sẵn cho
trẻ quan sát
- Cô hướng dẫn cách nặn cho trẻ
- Cho cả lớp thực hiện
- Cô chú ý quan sát, rèn kỷ năng nặn
cho những trẻ còn yếu
- Cho những bạn nặn tốt đi giúp đỡ
những bạn chưa nặn được.
* Giáo dục:
2. Chơi tự chọn
- Trẻ chơi với
đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.
Đánh giá cuối ngày
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................