Thể dục: Bò theo đường dích dắc - Trò chơi: thuyền vào bến

Thể dục:  Bò  theo đường dích dắc Trò chơi: thuyền vào bến I. Mục đích: *- Trẻ biết kết hợp tay chân nhịp nhàng bò liên tục trong...

Thể dục:  theo đường dích dắc
Trò chơi: thuyền vào bến


I. Mục đích:
*- Trẻ biết kết hợp tay chân nhịp nhàng bò liên tục trong đường dích dắc, không bò chệch ra ngoài tới đích đã được quy định.
  - Trẻ biết đặc điểm của thời tiết ngày hôm đó. Tạo điều kiện cho trẻ tận hưởng những điều kiện tự nhiên như tắm nắng, hít thở không khí trong lành, được vận động tự do thoải mái đáp ứng nhu cầu vận động, tìm hiểu thế giới xung quanh của trẻ.
 - Trẻ hiểu luật chơi, cách chơi, biết chơi trò chơi.
   Trẻ đoán đúng tên các con vật nuôi gia đình qua câu đố.
*- Rèn luyện sự phát triển khéo léo các vận động của cơ thể và khả năng vận động dẻo dai.
  - Phát triển ngôn ngữ, khả năng diễn đạt mạch lạc cho trẻ.
  - Phát triển tư duy, khả năng phán đoán cho trẻ.
*- Giáo dục trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật, tích cực tự giác trong tập luyện.
  - Giáo dục trẻ biết giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, biết ăn mặc phù hợp với thời tiết để giữ gìn sức khoẻ.
  - Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình.

II. Chuẩn bị:
- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ, đường dích dắc rộng khoảng 50cm, có 3 – 4 điểm dích dắc cách nhau khoảng 2,5 m.
- Xắc xô của cô.
- Cô gấp các chiếc thuyền bằng giấy có các màu sắc xanh, đỏ, vàng khác nhau. Cờ
màu xanh, đỏ, vàng. Đặt cờ vào các góc để tượng trưng cho các bến đỗ thuyền.
- Chong chóng, các dải nơ màu, vòng, phấn, bóng cho trẻ.
- Đồ dùng đồ chơi ở các góc.
- Một số câu đố về các con vật nuôi trong gia đình.
- Tranh về các con vật nuôi trong gia đình.

III. Tiến hành:

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Bổ sung
1) Hoạt động học: Thể dục: theo đường dích dắc - Trò chơi: thuyền vào bến
* Kiểm tra sức khoẻ của trẻ xem có ai bị đau ở đâu không?
a) Khởi động: Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi các kiểu chân rồi về đội hình 3 hàng ngang theo tổ.
b) Trọng động:
* BTPTC: Cho trẻ tập theo nhịp đếm cùng cô (2 lần x 4 nhịp)
- Tay: Hai tay đưa lên cao, ra phía trước, dang ngang.
- Bụng: Cúi người về phía trước.
- Chân: Đứng khuỵu gối.
- Bật: Tại chỗ
* VĐCB: theo đường dích dắc
- Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang đối diện.

- Cô giới thiệu bài tập.
- Cô làm mẫu lần 1 không phân tích.
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác: Cô quỳ trước vạch xuất phát tay không chạm vạch. Sau đó bò chân nọ tay kia liên tục trong đường dích dắc, không bò chệch ra ngoài tới đích đã được quy định thì đứng dậy và đi về cuối hàng.
- Cho 2 trẻ khá lên tập thử.
- Cho cả lớp lần lượt thực hiện (cô quan sát, động viên khuyến khích, sửa sai cho trẻ kịp thời).
- Củng cố: Cho 1 trẻ tập tốt lên tập lại.
* TCVĐ: Thuyền vào bến
- Cô nhắc lại cách chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô bao quát, động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Nhận xét trẻ chơi.
c) Hồi tĩnh.
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 phút.
2) Hoạt động ngoài trời
a) Hoạt động 1: “Quan sát thời tiết”
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Bốn mùa”
- Cô cùng trẻ trò chuyện:
+ Chúng mình vừa chơi trò chơi nói về những mùa nào?
+ Các con có biết mùa này là mùa gì không?
+ Ai có nhận xét gì về thời tiết ngày hôm nay?
+ Nóng hay lạnh?
+ Tại sao con biết?
+ Bầu trời hôm nay như thế nào? Có nắng hay không? Nắng to hay nắng nhẹ? Vì sao con biết? Có gió hay không? Gió như thế nào? Làm thế nào để biết trời có gió?
- Cô cho trẻ làm thí nghiệm để biết gió như thế nào (thí nghiệm với chong chóng và các dải nơ màu)
+ Con người thì cảm thấy thế nào?
+ Cây cối thì làm sao?
- Giáo dục trẻ biết ăn mặc phù hợp với thời tiết.
b) Hoạt động 2: Trò chơi ''Lộn cầu vồng''.
c) Hoạt động 3: Chơi tự do
3) Hoạt động chiều.
a) Hoạt động 1: Trò chơi “Mèo đuổi chuột”
- Cô giới thiệu với trẻ về luật chơi, cách chơi:
+ Luật chơi: Mèo phải chui theo lỗ chuột đã chui, nếu chui nhầm phải ra ngoài 1 lần chơi.
+ Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn. Trẻ nắm tay nhau giơ cao trên đầu. Cô chọn 2 trẻ có sức khoẻ tương đương nhau: 1 trẻ đóng vai “mèo”, 1 trẻ đóng vai “chuột”. 2 trẻ đứng dựa lưng vào nhau ở giữa vòng tròn. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, thì “chuột” chạy và “mèo” đuổi “chuột”. “Chuột” chui vào “lỗ” nào thì “mèo” phải chui vào “lỗ” ấy. “Mèo” bắt được “chuột” coi như “mèo” thắng cuộc, nếu không bắt được “chuột”  coi như “mèo” bị thua. Mỗi lần chơi không để trẻ chạy quá 1 phút, sau đó đổi vai chơi.
- Cô chơi mẫu và hướng dẫn trẻ chơi.
- Cho trẻ chơi trò chơi, cô bao quát động viên khuyến khích và sửa sai cho trẻ kịp thời.
- Nhận xét trẻ chơi.
b) Hoạt động 2: ''Đoán tên một số con vật nuôi trong gia đình qua câu đố''.
- Cô hỏi trẻ:
+ Chúng mình đang tìm hiểu chủ đề nhánh trong tuần này là gì?
+ Trong gia đình chúng mình nuôi rất nhiều con vật khác nhau, mỗi con vật lại có một ích lợi riêng. Hôm nay cô cùng các con sẽ cùng tìm hiểu về một số con vật nuôi trong gia đình qua câu đố nhé!
- Cô lần lượt đọc các câu đố về các con vật nuôi trong gia đình cho trẻ đoán tên.

- Trẻ trả lời đúng tên con vật nào cô đưa tranh con vật đó ra cho trẻ quan sát.
- Cô giáo dục trẻ: biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình.
c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn.
* Nêu gương cuối ngày.



- Trẻ trả lời.


- Trẻ khởi động.


- Trẻ tập các động tác cùng cô






- Trẻ đứng thành hai hàng ngang.
- Trẻ lắng nghe.
- Quan sát cô làm mẫu và lắng nghe cô phân tích từng động tác.



- Trẻ thực hiện.



- 1 trẻ lên tập lại.

- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.


- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ đi nhẹ nhàng.


- Trẻ chơi trò chơi.
- Trò chuyện cùng cô.











- Trẻ làm thí nghiệm cùng cô.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi trò chơi.



- Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn luật chơi, cách chơi trò chơi.












- Trẻ quan sát.
- Trẻ chơi.

- Trẻ lắng nghe.



- Những con vật nuôi trong gia đình bé.
- Trẻ chú ý lắng nghe.




- Trẻ đoán tên các con vật nuôi trong gia đình qua câu đố.
- Trẻ quan sát.

- Trẻ chú ý lắng nghe.



Đánh giá trẻ trong các hoạt động
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-lon 3839235328688163447

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item