KPKH: Một số con vật nuôi trong gia đình bé
KPKH: Một số con vật nuôi trong gia đình bé I. Mục đích: *- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật , ích lợi, môi trường sống của một s...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/kpkh-mot-so-con-vat-nuoi-trong-gia-dinh-be.html?m=0
KPKH: Một số con vật nuôi trong gia đình bé
I. Mục đích:
*- Trẻ biết tên
gọi, đặc điểm nổi bật, ích lợi, môi trường sống của một số con vật nuôi
trong gia đình gần gũi với trẻ.
- Trẻ biết
cách làm con trâu bằng lá mít dưới sự hướng dẫn của cô giáo.
- Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật trong truyện và hiểu nội dung truyện.
*- Phát triển khả
năng quan sát, so sánh những dấu hiệu đặc trưng nổi bật của một số con vật nuôi
trong gia đình gần gũi với trẻ.
- Phát triển óc sáng tạo, rèn sự khéo léo của
đôi tay.
- Phát
triển ngôn ngữ mạch lạc, khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
*- Giáo dục trẻ biết
yêu quý các con vật, biết chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi ở gia đình, biết
giữ vệ sinh cá nhân sau khi tiếp xúc với vật nuôi.
- Giáo dục trẻ biết trân trọng sản phẩm mình làm ra, biết yêu cái đẹp.
- Giáo dục trẻ biết vâng lời bố mẹ, biết suy nghĩ trước khi làm bất cứ
một việc gì.
II. Chuẩn bị:
- Một số câu đố về các con vật nuôi trong gia đình.
- Tranh ảnh về các con vật nuôi trong gia đình. Mỗi
trẻ 1 bộ lô tô về các con vật nuôi trong gia đình.
- Mẫu con trâu được làm bằng lá mít của cô giáo. Lá
mít, dây len cho trẻ.
- Bóng, vòng, phấn cho trẻ.
- Đồ chơi các góc.
- Tranh truyện: Gà Trống và Vịt Bầu.
III. Tiến
hành:
Hoạt động
của cô
|
Hoạt động
của trẻ
|
Bổ sung
|
1) Hoạt động học: KPKH: Một số con vật nuôi
trong gia đình bé.
a) Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cô cùng trẻ
hát bài: “Gà trống, mèo con và cún con” – Nhạc và lời:
Thế Vinh.
b) Hoạt động 2: Tìm hiểu về một
số con vật nuôi
trong gia đình bé.
- Cô chia trẻ thành 3
nhóm, phát cho mỗi nhóm các bức tranh về các con vật nuôi trong gia đình để
trẻ quan sát.
* Con gà trống:
- Cô đọc câu đố: Đầu đội
mũ đỏ
Chân đi giầy
vàng
Cất giọng gáy
vang
Giục trời mau
sáng
Là con gì?
- Cô cho trẻ chọn tranh
con gà trống giơ lên và đàm thoại cùng trẻ về đặc điểm nổi bật, ích lợi, môi trường sống của con gà trống:
+ Con gà trống nó có những
bộ phận gì?
+ Đầu, mình, đuôi, chân có
đặc điểm gì?
+ Gà trống gáy như thế
nào?
+ Thức ăn của nó là gì? Nó
là vật nuôi ở đâu?
+ Ích lợi của con gà trống
là gì?...
* Con vịt: Cô cũng đàm thoại
tương tự con gà trống.
- Cho trẻ so sánh sự giống
nhau và khác nhau giữa con gà trống và con vịt.
- Sau lời nhận xét cuả trẻ
cô khái quát lại:
+ Giống nhau: Đều là vật
nuôi trong gia đình, có 2 chân, có cánh, có mỏ)
+ Khác nhau: Vịt biết bơi
nhờ chân có màng, gà trống không biết bơi, mỏ vịt to, bẹt để bắt tôm tép, mỏ
gà nhỏ nhọn...
- Cho trẻ kể tên các con vật
nuôi trong gia đình có 2 chân, có cánh và có mỏ khác mà trẻ biết.
- Cô cho trẻ biết: Tất cả những
con vật nuôi vừa kể còn có tên gọi chung là gia cầm chúng đều có lợi ích là
cho thịt và cho trứng.
* Con chó và con mèo cô cũng cho trẻ tìm hiểu tương tự con gà trống và
con vịt.
- Cho trẻ so sánh sự giống
nhau và khác nhau giữa con chó và con mèo.
- Sau lời nhận xét cuả trẻ
cô khái quát lại:
+ Giống nhau: Đều là vật
nuôi trong gia đình, có 4 chân, đẻ con
+ Khác nhau: Con chó to
hơn con mèo, chó có cái mũi thính còn con mèo lại có cái mắt rất tinh. Con
chó được nuôi để trông nhà còn con mèo được nuôi để bắt chuột...
- Cho trẻ kể tên các con vật
nuôi trong gia đình có 4 chân, đẻ con khác mà trẻ biết.
- Cô cho trẻ biết: Tất cả những con vật nuôi vừa kể còn có tên gọi chung là gia súc.
- Hỏi trẻ: Khi gia đình con nuôi các con vật thì bố, mẹ
và các con phải chú ý điều gì?
- Cô giáo dục trẻ: Phải chăm sóc các con vật, cho chúng
ăn và uống nước đầy đủ, sau khi tiếp xúc với các con vật nuôi phải rửa tay bằng
xà phòng…
c) Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập.
- Trò chơi: Con gì biến mất.
- Trò chơi: Về đúng nhà.
d) Hoạt động
4: Kết
thúc: Cô nhận xét, tuyên dương.
2) Hoạt động ngoài trời
a) Hoạt động 1: Dạy trẻ làm con trâu bằng lá mít.
- Cô đọc câu đố:
Con
gì ăn cỏ
Đầu
có hai sừng
Lỗ
mũi buộc thừng
Kéo
cày rất giỏi?
-
Cô cho trẻ quan sát mẫu con trâu làm bằng lá mít và nêu nhận xét về cách làm.
-
Sau khi trẻ nêu nhận xét, cô khái quát lại giúp trẻ ghi nhớ.
- Hỏi trẻ: Cô có gì đây? Lá mít
dùng để làm gì?
- Cô làm mẫu và phân tích
cách làm: Xé một chút lá phía cuống từ 2 phía ngoài sát với sống lá để làm sừng
trâu. Sau đó bẻ gập đoạn sống chỗ lá bị xé, buộc một sợi
dây vào cuống lả rồi luồn sợi dây vào mặt trong của lá, dọc theo sống lá.
Dùng một sợi đay khác buộc quanh thân lá. Một tay cầm thân trâu, một tay kéo
kéo sợi dây luồn phía trong bụng trâu để sừng trâu vểnh lên.
- Cho trẻ thực hiện: Cô cùng
làm với trẻ, làm đến đâu chờ trẻ làm
theo đến đó (Cô quan sát, giúp đỡ cá nhân, động viên khen ngợi trẻ kịp thời)
-
Nhận xét sản phẩm.
b) Hoạt động 2: Trò chơi: “Chuyền bóng”
-
Cho trẻ nhắc lại cách chơi.
- Cho trẻ chơi: Cô bao quát, động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Nhận xét trẻ chơi.
c) Hoạt động 3: Chơi tự do.
3) Hoạt động chiều.
a) Hoạt động 1: Trò chơi: “Nu na nu nống”
b) Hoạt động 2: Làm
quen truyện: Gà trống và Vịt bầu
- Cô trò chuyện cùng trẻ về những con vật nuôi
trong gia đình có 2 chân, có cánh và có mỏ.
- Dẫn dắt vào bài.
- Cô kể cho trẻ nghe lần 1, giới thiệu tên
truyện.
- Cô kể lại lần 2 kết hợp tranh minh hoạ.
- Cô hỏi tên truyện, tên các nhân vật trong
truyện và nội dung truyện.
- Giáo dục trẻ biết vâng lời bố mẹ, biết suy nghĩ
trước khi làm bất cứ một việc gì.
c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn.
* Nêu gương cuối ngày.
|
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ ngồi thành 3 nhóm và quan sát các bức tranh.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời: Con gà trống.
- Trẻ chọn tranh con
gà trống giơ lên và đàm thoại cùng cô.
- Trẻ chọn tranh con
vịt giơ lên và đàm thoại cùng cô.
- Trẻ so sánh và nêu nhận xét.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ kể tên các con
vật nuôi trong gia đình có 2 chân, có cánh và có mỏ.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ tìm hiểu về con chó và con mèo.
- Trẻ so sánh và nêu nhận xét.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ kể tên các con vật nuôi trong gia đình có 4 chân, đẻ
con.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi các trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời: Con trâu.
- Trẻ quan sát và nêu nhận xét.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe và chú ý quan sát.
- Trẻ làm con trâu bằng lá mít.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ nhắc lại cách chơi.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe cô kể chuyện.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
|
Đánh giá trẻ trong các hoạt động
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Post a Comment