Chủ đề nhánh: Những con vật nuôi trong gia đình bé
KẾ HOẠCH TUẦN I Chủ đề nhánh: Những con vật nuôi trong gia đình bé THỜI GIAN THỰC HIỆN: 1 TUẦN I) Mục đích yêu cầu...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/chu-de-nhanh-nhung-con-vat-nuoi-trong-gia-dinh-be.html?m=0
KẾ HOẠCH
TUẦN I
Chủ đề nhánh: Những
con vật nuôi trong gia đình bé
THỜI GIAN
THỰC HIỆN: 1 TUẦN
I) Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Qua trò
chuyện trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật (cấu tạo, tiếng kêu, thức
ăn, nơi sống, thói quen, vận động, lợi ích...), cách chăm sóc và bảo vệ một số con vật nuôi trong gia đình gần gũi với
trẻ, mối liên hệ đơn giản của các con vật nuôi trong gia đình với môi trường sống,
với vận động, cách kiếm ăn.
- Biết tập thể dục thường xuyên có lợi cho sức khoẻ. Biết tên các động tác của bài tập thể dục sáng, biết tập các động tác theo
hướng dẫn của cô.
- Biết các góc chơi, về đúng góc chơi và làm quen với các vai chơi trong
các góc chơi, có nề nếp trong khi chơi. Thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. Biết chơi cùng nhau theo nhóm, thể hiện hành động của vai chơi mà mình đã nhận.
- Trẻ nhận xét được các việc tốt, chưa tốt mà bạn và mình đã và chưa làm
được trong ngày, trong tuần.
- Trẻ hào hứng phấn khởi trong giờ nêu gương.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, khả năng ghi nhớ có
chủ định cho trẻ.
- Rèn cho trẻ kỹ năng thực hành các động tác, kỹ năng vận động và thực hiện
theo hiệu lệnh.
- Rèn kỹ năng chơi ở các góc, phát triển óc sáng tạo của trẻ.
- Rèn thói quen cất đồ dùng
đồ chơi đúng nơi qui định.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ
biết yêu quý, chăm
sóc, bảo vệ các con vật nuôi gần gũi với trẻ.
- Giáo dục trẻ có ý thức học tập tốt, có nề nếp trong các giờ thể dục.
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi, cất dọn đồ dùng đồ
chơi đúng nơi quy định.
- Giáo dục trẻ có ý thức tự giác, tinh thần phấn đấu thi đua cùng
các bạn, đoàn kết, phối hợp cùng bạn trong khi chơi.
II) Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô:
+ Tranh ảnh có liên quan đến chủ đề thế giới động vật.
+ Xắc xô.
+ Địa điểm tập thể dục sạch sẽ, bằng phẳng.
- Đồ dùng của trẻ: Trang phục gọn gàng.
- Đồ chơi các góc:
+ Góc xây dựng: bộ đồ chơi lắp ghép, hàng rào, gạch xây dựng, các con vật nuôi trong gia đình
(đồ chơi...)
+ Góc phân vai: Đồ chơi bác sỹ, đồ chơi
bán hàng gia súc, gia cầm...
+ Góc học tập: Sách, tranh, truyện về các động vật trong gia đình quen thuộc.
+ Góc nghệ thuật: xắc xô, mũ múa, giấy vẽ, sáp màu, bút chì, đất nặn, giấy màu.
- Cờ, phiếu bé ngoan.
- Một số bài thơ, bài hát, câu chuyện về chủ đề.
III) Tổ chức hoạt động
Tên hoạt động
|
Thứ 2
|
Thứ 3
|
Thứ 4
|
Thứ 5
|
Thứ 6
|
Đón trẻ
|
- Vệ sinh, thông thoáng phòng lớp.
- Đón trẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân vào n¬i quy định và chọn góc chơi thích hợp.
- Cô bao quát trẻ và trao đổi cùng phụ huynh về tình hình
sức khỏe và học tập của trẻ.
- Cô bao quát trẻ chơi.
|
||||
Trò chuyện
|
* Dự kiến trò chuyện:
- Thứ 2 + thứ 3:
+ Tên gọi, đặc điểm nổi bật (cấu tạo, tiếng kêu, thức ăn, nơi sống,
thói quen, vận động...) của một số con vật nuôi trong gia đình gần gũi với trẻ.
- Thứ 5 + thứ 6:
+ Sự giống và khác nhau rõ nét giữa 2 con vật nuôi trong gia đình.
+ Mối liên hệ đơn giản của các con vật nuôi trong gia đình với môi trường
sống, với vận động, cách kiếm ăn.
+ Lợi ích của các con vật nuôi trong gia
đình đối với đời sống con người và môi trường.
+ Chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi
trong gia đình.
+ Những điểm nổi bật trong ngày.
- Cô giáo dục trẻ: Biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình.
|
||||
Thể dục sáng
|
* Khởi động:
- Cho trẻ làm
đoàn tàu kết hợp đi chạy các kiểu, cho trẻ về 3 hàng dọc sau đó dàn hàng
ngang theo tổ.
* Trọng động:
- Hô hấp: Hít
vào, thở ra.
-
- Bụng: Đứng quay
người sang bên.
-
Chân: Đứng khuỵu gối.
- Bật: Tiến.
* Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng.
|
||||
Hoạt động học
|
Thể dục:
Bò theo đường dích dắc
- Trò chơi: Thuyền vào bến.
|
KPKH:
Một số con vật nuôi trong gia đình bé.
|
Tạo hình:
Vẽ gà con
|
Văn học:
Truyện: Gà trống và vịt bầu.
|
Âm nhạc:
- NDTT: DH: Ai cũng yêu chú mèo
- NDKH:
+ Nghe hát: Chị ong nâu và
em bé.
+ Trò chơi: Ai đoán giỏi.
|
Hoạt động ngoài trời
|
- Quan sát:
Thời tiết
- TC: Lộn cầu vồng.
- Chơi tự
do
|
- Dạy trẻ làm con trâu bằng lá mít.
- Trò chơi: Chuyền bóng
- Chơi tự do.
|
- Lắng nghe các âm thanh khác nhau trên sân trường.
- TC: Dung dăng dung dẻ.
- Chơi tự do.
|
- Dạy trẻ xếp
con gà con bằng hôt hạt.
- TC: Gà
trong vườn rau.
- Chơi tự
do
|
- Dạy trẻ làm con chó, con lợn bằng bèo tây.
- TC: Chó sói xấu tính.
- Chơi tự do
|
Hoạt động góc
|
* Thoả thuận chơi:
Gây
hứng thú vào giờ chơi.
-
Cô bật nhạc bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”.
-
Các con vừa nghe bài hát gì?
- Con hãy kể cho cô và
các bạn cùng nghe nhà con nuôi những con vật gì?
-> Cô khái quát và
giáo dục trẻ: Tất cả những con vật mà các con vừa kể là vật nuôi trong gia
đình, mỗi con vật có một ích lợi riêng đối với con người. Vì thế các con phải
biết yêu quý, chăm sóc bảo vệ các con vật nuôi đó.
- Hôm nay các con có muốn
tự mình xây dựng một trang trại chăn nuôi thật đẹp không?
-
Con sẽ làm những gì trong công việc của mình?
- Khi xây trang trại chăn nuôi các con sẽ xây
như thế nào? Ai sẽ là kỹ sư xây dựng? Ai sẽ làm các bác thợ xây? Làm thợ xây
các con cần vật liệu gì? Ai sẽ làm các chú lái xe chở vật liệu xây dựng? Khi
chở vật liệu các con lưu ý điều gì? Ai sẽ là các bác nông dân chăm sóc các
con vật nuôi? Ai sẽ là chỉ huy trưởng công trình? (kết hợp hỏi trẻ các thể hiện
hành động chơi)...
- Nếu là bác sỹ thú y khám bệnh cho các con vật nuôi,
con sẽ có thái độ như thế nào? Nếu là người bán hàng con sẽ giao tiếp trao đổi
với người mua hàng như thế nào?...
- Góc học tập có rất nhiều sách, truyện về các con vật, ai thích xem sách, tô màu tranh hãy vào góc đó.
- Ai sẽ chơi ở
góc nghệ thuật? Ở góc chơi này các con định làm gì?
- Với vai chơi của mình, các con sẽ vào góc chơi nào?
Các con cần đồ chơi gì?
- Khi muốn đổi
góc chơi phải làm gì?
* Quá trình chơi:
- Cô giúp trẻ về góc chơi của mình, giúp trẻ phân vai
và chọn đồ chơi, quan sát khuyến khích trẻ chơi tốt, nhắc trẻ nói vừa đủ
nghe, bảo vệ giữ gìn đồ chơi...
- Cô lưu ý quan sát và hướng dẫn trẻ chơi trọng tâm ở
góc xây dựng, kết hợp quan sát nhắc nhở trẻ ở các góc chơi khác. Động viên,
khuyến khích trẻ chơi sáng tạo, kết hợp giáo dục trẻ ý thức đoàn kết, giữ gìn
đồ chơi trong khi chơi...
- Góc xây dựng: Xây trang trại chăn nuôi.
- Góc phân vai: Chơi bác
sĩ thú y, chơi cửa hàng bán gia cầm, gia súc.
- Góc học tập: Xem sách tranh,
làm sách về các con vật, tô màu các con vật.
- Góc nghệ thuật: múa
hát, vẽ, nặn, xé dán tranh, làm đồ chơi các con vật từ các nguyên vật liệu
thiên nhiên.
* Nhận xét chơi:
- Cho trẻ tự nhận xét vai chơi trong các góc.
- Cô nhận xét từng góc chơi.
- Cho trẻ đi thăm trang trại chăn nuôi và nêu nhận xét.
- Cô cùng trẻ nhẹ
nhàng cất đồ chơi vào nơi quy định. Vệ sinh sau khi chơi.
|
||||
Hoạt
động chiều
|
- TC: Mèo đuổi chuột.
- Đoán tên 1
số con vật nuôi trong gia đình qua câu đố.
|
TC: Nu na nu nống
-
Làm quen truyện: “Gà trống
và vịt bầu”
|
-
TC: Người làm vườn
- - Nghe băng các bài hát trong chủ đề.
|
- TC: Mèo đuổi chuột.
- Dạy trẻ bài đồng dao: “Con mèo mà trèo cây cau”.
|
- TC: Chi chi chành chành.
- Lao động vệ sinh
- Nêu gương cuối tuần.
|
Hoạt động nêu gương
|
* Nêu gương cuối ngày:
- Cô cho trẻ hát bài: Hoa bé ngoan.
- Cô cho trẻ tự nhận xét về các việc tốt chưa tốt của
bản thân và của bạn trong ngày.
- Cô nhận xét chung: Nêu gương những việc tốt mà trẻ
thực hiện được trong ngày để cho trẻ khác học tập và những việc trẻ thực hiện
chưa tốt những hành vi chưa ngoan để có kế hoạch bổ sung cho ngày hôm sau.
- Cô tặng cờ cho bé ngoan.
- Cô cho trẻ vui văn nghệ tạo không khí vui vẻ.
* Nêu gương cuối tuần:
- Cô hát cho trẻ nghe bài: Cả tuần đều ngoan.
- Cô cho trẻ tự nhận xét các việc tốt chưa tốt của bản
thân và của bạn trong tuần.
- Cô nhận xét chung: Nêu gương những việc tốt tiêu biểu
mà trẻ thực được trong tuần cho trẻ khác học tập và những việc trẻ thực hiện
chưa tốt, những hành vi chưa ngoan để có kế hoạch bổ sung cho tuần sau.
-
Cô tặng phiếu ngoan cho trẻ.
- Cô cho trẻ
vui văn nghệ tạo không khí vui vẻ.
|
||||
Trả trẻ
|
- Cô chuẩn bị quần áo
cho trẻ gọn gàng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Trong khi trẻ chờ bố mẹ đón
cô cho trẻ tự tham gia vào những hoạt động mà trẻ yêu thích, chơi với những đồ
chơi dễ lấy, dễ cất; hát múa, đọc thơ, ca dao, đồng dao, kể chuyện về chủ đề.
|
Post a Comment