KPXH: Trò chuyện về cô giáo và các bạn trong lớp
KPXH: Trò chuyện về cô giáo và các bạn trong lớp I. Mục đích: *- Trẻ biết và nhớ tên cô giáo, tên các bạn trong lớp 3 tuổi A. Biết ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/kpxh-tro-chuyen-ve-co-giao-va-cac-ban-trong-lop.html?m=0
KPXH: Trò chuyện về cô giáo và các bạn trong lớp
I. Mục đích:
*- Trẻ biết và nhớ tên cô giáo,
tên các bạn trong lớp 3 tuổi A. Biết công việc hằng ngày của cô giáo và hoạt
động của bé khi ở lớp.
- Tạo điều kiện cho trẻ tận hưởng những điều
kiện tự nhiên như tắm nắng, hít thở không khí trong lành, được vận do động tự
do thoải mái đáp ứng nhu cầu vận động tìm hiểu thế giới xung quanh của trẻ.
Trẻ biết được đặc điểm nổi bật của thời tiết trong ngày.
- Trẻ lắng nghe và biết đọc cùng cô bài đồng
dao: “Con công hay múa”.
- Biết chơi trò chơi đúng luật.
*- Phát triển ngôn ngữ mạch
lạc, khả năng ghi nhớ có chủ định ở trẻ.
- Rèn kỹ năng quan sát, mở rộng vốn từ cho
trẻ.
- Rèn kỹ năng chơi trò chơi.
*- Giáo
dục trẻ yêu trường lớp, yêu quý kính trọng cô giáo, thân ái với bạn bè.
- Giáo dục trẻ biết ăn mặc phù hợp thời tiết
để bảo vệ sức khoẻ.
- Có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, giữ vệ
sinh lớp học, sân trường.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về một số hoạt động của cô giáo và các bé ở trường mầm non.
Tranh cho trẻ tô, bút màu cho trẻ.
- Bóng, vòng, phấn.
- Chong chóng cho trẻ.
- Một số đồ dùng, đồ chơi ở các góc.
III. Tiến hành:
Hoạt động của
cô
|
Hoạt động của
trẻ
|
Bổ sung
|
1) Hoạt động học: KPXH: Trò chuyện về cô giáo và các bạn trong lớp.
a) Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú.
- Cô đọc cho cả lớp nghe bài thơ: Bàn
tay cô giáo.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Ở lớp cô giáo thường dạy và chăm sóc các con như thế
nào?
b) Hoạt động 2: Cô giáo
và các bạn trong lớp.
* Cho trẻ chơi trò chơi: “Ai nhanh hơn”
- Chia
trẻ làm 2 nhóm nam và nữ, các nhóm
hãy cùng nhau thảo luận và trả lời các câu hỏi sau đây:
- Tên trường của bé?
- Lớp của bé là lớp nào?
- Lớp bé có mấy cô giáo? Tên các cô giáo là gì?
- Ở lớp cô giáo thường làm những việc gì? (kết hợp
cho trẻ quan sát tranh)
- Kể tên các bạn trong lớp?
- Kể nhanh các hoạt động hằng ngày của bé ở lớp (kết
hợp cho trẻ quan sát tranh)
(cô ghi lại các câu trả lời, đối chiếu nhanh và
thông báo kết quả).
* Trò chơi đúng sai:
- Cách chơi: Cô sẽ nói các câu có nội dung về tên và
công việc của cô giáo cũng như tên, đặc điểm nổi bật của từng bé trong lớp,
các bé cùng lắng nghe, nếu đúng trẻ khen đúng, nếu sai trẻ sửa lại.
VD: Lớp mình có 2 cô giáo. Cô Vân Anh dạy chúng mình
học, cô rất yêu quý các con. Trong lớp có rất nhiều bạn mới đến lớp. Cô không
dạy các bạn múa hát ...
* Nhìn ra lớp bạn.
- Các con vừa cùng cô trò chuyện về lớp nào?
- Ngoài lớp 3 tuổi A của chúng mình các con còn biết
những lớp nào nữa?
c)
Hoạt động 3: Củng cố
- Cho trẻ tô màu tranh cô giáo và các bạn.
Kết thúc: Nhận xét tuyên dương
trẻ.
2) Hoạt động ngoài trời.
a) Hoạt động 1: “Quan sát thời tiết”
-
Cho trẻ chơi trò chơi: “Bốn mùa”
- Cô cùng trẻ trò chuyện:
+ Chúng mình vừa chơi trò chơi nói về những mùa nào?
+ Các con có biết mùa này là mùa gì không?
+ Ai có nhận xét gì về thời tiết ngày hôm nay?
+
Nóng hay lạnh?
+ Tại
sao con biết?
+ Bầu
trời hôm nay như thế nào? Nắng to hay nắng nhỏ? Vì sao con biết? Có gió hay
không? Làm thế nào con biết là có gió?
- Cô cho trẻ làm thí nghiệm để biết trên trời có gió
hay không (thí nghiệm với chong chóng)
+ Con người thì cảm thấy thế nào?
+ Cây
cối ra làm sao?
- Giáo dục trẻ biết ăn mặc phù
hợp với thời tiết.
b) Hoạt động 2: Trò
chơi: Lộn cầu vồng.
c) Hoạt
động 3:
Chơi tự do
- Cô bao quát trẻ chơi.
3)
Hoạt động chiều.
a) Hoạt
động 1: Trò chơi: Cặp kè
b) Hoạt
động 2: Dạy đồng dao: “Con công
hay múa”
- Cô đọc bài đồng dao 2 lần, chú ý nhấn vào các từ tạo
sự liên kết giữa các câu.
- Cô và trẻ đọc bài đồng dao 2 - 3 lần
- Chia tổ, nhóm, cá nhân đọc (cô chú ý sửa sai, sửa
ngọng cho trẻ, động viên khen ngợi trẻ kịp thời)
- Cho trẻ đọc bài đồng dao kết hợp với động tác minh
họa.
c) Hoạt động 3: Chơi tự
chọn.
* Nêu gương
cuối ngày.
|
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi của
cô.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ tô màu tranh.
- Trẻ lắng nghe.
-
Trẻ chơi trò chơi.
-
Trẻ trò chuyện cùng cô.
-
Trẻ trả lời theo ý của trẻ.
-
Trẻ làm thí nghiệm với chong chóng.
-
Trẻ trả lời.
-
Trẻ chú ý nghe.
-
Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đọc theo yêu cầu của cô
- Trẻ đọc bài đồng dao kết hợp minh họa.
|
Đánh giá
trẻ trong các hoạt động
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment