Hoạt động học Thể dục: Đi kiễng gót - Trò chơi: Chuyền bóng
Hoạt động học Thể dục: Đi kiễng gót Trò chơi: Chuyền bóng I. Mục đích: * - Trẻ biết đi nhón trên phía đầu bàn chân, kiễng cao g...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/hoat-dong-hoc-the-duc-di-kieng-got-tro-choi-chuyen-bong.html?m=0
Hoạt động học Thể dục: Đi kiễng gót
Trò chơi: Chuyền bóng
I. Mục đích:
*-
Trẻ biết đi nhón
trên phía đầu bàn chân, kiễng cao gót.
- Tạo điều kiện cho trẻ được hít thở không
khí trong lành, biết được một số khu vực trong trường.
- Trẻ hiểu
luật chơi, cách chơi, biết chơi trò chơi. Hứng thú nghe băng các bài hát trong
chủ đề và biết hát theo băng.
*- Phát triển các tố chất nhanh nhẹn, dẻo dai, và sức
mạnh cơ bắp của chân, khả năng giữ thăng bằng của cơ thể.
- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định
cho trẻ.
- Phát triển tai
nghe, khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Rèn kỹ năng
chơi cho trẻ.
*- Giáo dục trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật, tích cực, tự
giác trong tập luyện.
- Giáo dục trẻ
biết yêu mến trường mầm non, thích được tới trường.
- Giáo dục trẻ
biết yêu quý cô giáo và các bạn, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, vệ sinh lớp học.
II. Chuẩn
bị:
- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ.
- Bóng, vòng, phấn.
- Đài catset, đĩa các bài hát trong chủ đề
- Đồ dùng đồ chơi ở các góc.
III.Tiến hành:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Bổ sung
|
1)
Hoạt động học: Thể dục: Đi kiễng gót - Trò chơi: Chuyền bóng
*
Kiểm tra sức khoẻ của trẻ xem có ai bị đau ở đâu không?
a) Khởi động: Cô
cho trẻ làm đoàn tàu đi các kiểu chân rồi về đội hình 3 hàng ngang theo tổ.
b) Trọng động:
* BTPTC: Cho trẻ tập theo nhịp đếm cùng cô (2 lÇn x 4 nhÞp)
-
- Bụng: Cúi người
về phía trước.
- Chân: Đứng khuỵu
gối.
- Bật: Tại chỗ
*
VĐCB: Đi kiễng gót.
- Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang đối diện.
- Cô giới thiệu tên bài tập.
- Cô làm mẫu lần 1 không phân tích.
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác: Đứng
trước vạch xuất phát, 2 tay thả xuôi, đầu không cúi, mắt nhìn thẳng. Đầu tiên
đi kiễng gót khoảng 1.5 – 2m sau đó chuyển sang đi thường khoảng 2m rồi lại đi kiễng gót chân, cuối cùng chuyển
sang đi thường rồi về cuối hàng.
- Cho 2 trẻ khá lên tập thử.
- Cho cả lớp lần lượt thực hiện. (cô quan sát, động
viên khuyến khích, sửa sai cho trẻ kịp thời).
- Củng cố: Cho 1 trẻ tập tốt lên tập lại.
* TCVĐ: Chuyền bóng.
- Cô
giới thiệu với trẻ về luật chơi, cách chơi.
+
Luật chơi: Ai làm rơi bóng sẽ phải ra ngoài một lần chơi.
+
Cách chơi: Trẻ đứng thành nhiều vòng tròn. Cứ 10 trẻ thì một trẻ cầm bóng.
Khi cô giáo hô “bắt đầu” thì trẻ cầm bóng đầu tiên sẽ chuyển bóng cho bạn bên
cạnh, lần lượt theo chiều kim đồng hồ. Vừa chuyền vừa hát. (Khi trẻ đã chơi
thành thạo cho các nhóm thi dua cùng nhau).
- Cô
chơi mẫu và hướng dẫn trẻ chơi.
- Cho
trẻ chơi trò chơi, cô bao quát động viên khuyến khích trẻ khi chơi.
-
Nhận xét trẻ chơi.
c)
Hồi tĩnh: Cô cùng trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 phút.
2) Hoạt động ngoài trời
a) Hoạt động 1: “Dạo quanh sân trường”
- Cô cho trẻ xếp hàng, vừa đi vừa hát bài “Vườn trường mùa thu”
- Cô cho trẻ tới thăm từng khu vực trong trường và trò chuyện với trẻ:
+ Đây là khu vực gì? (cổng trường, nhà hội trường, vườn rau....)
- Cô giới thiệu với trẻ về chức năng của từng khu vực trong trường.
- Giáo dục trẻ biết yêu mến và giữ vệ sinh trường lớp.
b) Hoạt động 2: Trò
chơi “Nu na nu nống”
c) Hoạt
động 3:
Chơi tự do.
3) Hoạt động chiều.
a) Hoạt động 1: Trò chơi “Kéo cưa lừa
sẻ”.
b) Hoạt động 2: Nghe băng các bài hát trong chủ đề.
- Cô bật băng có
các bài hát có trong chủ đề cho trẻ nghe.
- Cô khuyến
khích trẻ hát cùng băng đĩa.
- Cô bao quát và động viên trẻ
c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn.
* Nêu gương cuối ngày.
|
- Trẻ trả lời.
- Trẻ làm đoàn tàu.
- Trẻ tập theo nhịp đếm cùng cô.
- Trẻ đứng thành hai hàng ngang.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Quan sát cô làm mẫu.
- Trẻ khá lên tập.
- Cả lớp thực vận động.
-
Trẻ tập lại.
-
Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn luật chơi và cách chơi trò chơi.
-
Trẻ quan sát.
-
Trẻ chơi.
-
Trẻ đi nhẹ nhàng.
-
Trẻ xếp hàng, vừa đi vừa hát.
-
Trẻ trò chuyện cùng cô.
-
Trẻ trả lời theo ý của trẻ.
-
Trẻ lắng nghe.
-
Trẻ chơi trò chơi.
-
Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ
lắng nghe.
- Trẻ hào hứng hát cùng băng đĩa.
|
Đánh giá trẻ trong các hoạt động
...........................................................................................................................................
Post a Comment