KPKH: Làm quen với một số PTGT đường thủy – đường hàng không
KPKH: Làm quen với một số PTGT đường thủy – đường hàng không I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi của một số PTGT đư...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/kpkh-lam-quen-voi-mot-so-ptgt-duong-thuy-duong-hang-khong.html?m=0
KPKH: Làm
quen với một số PTGT đường thủy – đường hàng không
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
-
Trẻ biết tên gọi của một số PTGT đường thủy – đường hàng không (Máy bay,
trực thăng, Ca nô, tàu thủy....)
-
Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật một số PTGT đường thủy – đường hàng
không (Máy bay, trực thăng, ca nô, tàu thủy....)
2. Kĩ năng:
-
Trẻ có kỹ năng quan sát, kỹ năng so sánh giữa các loại PTGT về cấu tạo,
hình dạng, chức năng...
-
Rèn luyện cách phát âm, phát triển vốn từ và bước đầu phát triển ngôn ngữ
mạch lạc cho trẻ
3. Giáo dục:
-
Tham gia tích cực vào hoạt động của giờ học.
- Giáo dục trẻ khi đi trên các loài PTGT phải ngồi
yên, không thò đầu thò tay ra ngoài...
-
Giáo dục trẻ biết quý trọng những người điều khiển các loại PTGT
II. CHUẨN BỊ
- Bài giảng trên máy
tính
- Lô tô gồm loại PTGT
đường thủy – đường hàng không. (Máy bay, trực thăng, ca nô, tàu thủy)
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú:
- Cô cùng trẻ hát bài “Bạn
ơi có biết?”
- Trò chuyện về nội dung bài hát, về chủ
đề.
- Hôm nay chúng ta sẽ cũng nhau tìm hiểu
về 1 số PTGT đường thủy – đường hàng không nhé!
* Hoạt động 1: Trò
chuyện đàm thoại về một số PTGT đường hàng không – đường thủy.
+
Các PTGT đường hàng không
1.
Quan sát Máy bay
- Các con hãy nhìn xem đây là cái gì? (Máy
bay hàng không)
-
Máy bay có những bộ phận nào? (Đầu
máy bay, Cánh
máy bay, Đuôi máy bay, Thân máy bay)
-
Máy bay dùng để làm gì (Chở hàng, chở người)
- Người lái máy bay gọi là gì?( phi công)
=> Máy bay là
phương tiện giao thông đường hàng không, gồm có nhiều bộ phận: hai cánh,đầu,thân mình và đuôi
phía dưới thân mình máy bay cócác bánh xe để giúp máy bay cất cách và hạ cánh trên đường
bay trên đường băng.(máy bay cất cách và
hạ cánh ở nơi đặc biệt - gọi là
sân bay)
* Máy bay là phương tiện nhanh nhất chở người và hàng từ nơi này đến nơi khác bằng cách bay trên bầu trời.
* Máy bay là phương tiện nhanh nhất chở người và hàng từ nơi này đến nơi khác bằng cách bay trên bầu trời.
2.
Quan sát Máy bay trực thăng
-
Cô trình chiếu hình ảnh máy bay trực thăng ra cho trẻ quan sát.
-
Các con hãy nhìn xem đây là cái gì? (Máy bay trực thăng)
-
Máy bay trực thăng có những bộ phận nào? (buồng lái, cánh quạt, đuôi. )
-
Máy bay trực thăng dùng để làm gì (Thường
dùng trong quân đội,cứu hộ cứu nạn.)
=>
Máy bay trực thăng dùng cánh quạt
để trực tiếp hạ cánh và cất cánh
không cần đường băng.
+
Các PTGT đường thủy
1.
Tàu thủy
- Các con hãy nhìn xem đây là cái gì?
(Tàu thủy)
-Tàu
thủy có những bộ phận nào? (Mui tàu, thân tàu)
–
Tàu thủy dùng để làm gì? Chạy ở đâu? (chở nhiều
người và hàng hoá, chạy ngoài biển .)
2.
Ca nô
-
Các con hãy nhìn xem đây là cái gì? (Ca nô)
-
Ca nô có những bộ phận nào? (Mui tàu, thân tàu)
-
Ca nô dùng để làm gì? Chạy ở đâu? (chở người ,
chạy ngoài biển .)
*
Hoạt động 2: So sánh
+
Máy bay hàng không và máy bay trực thăng
-
Giống nhau: Giống
nhau: có đầu , đuôi, thân,là phương tiện giao thông đường hàng Không.
Khác:
- Khác nhau: Máy bay trực thăng có cáh quạt,chở ít người, hạ cánh và cất cánh không cần đường băng. Máy bay hàng không có 2 cánh , chở được nhiều người và hàng hoá , hạ cánh và cất cánh cần phải có đường băng.
Khác:
- Khác nhau: Máy bay trực thăng có cáh quạt,chở ít người, hạ cánh và cất cánh không cần đường băng. Máy bay hàng không có 2 cánh , chở được nhiều người và hàng hoá , hạ cánh và cất cánh cần phải có đường băng.
* Mở rộng: Ngoài
những loại PTGT đường hàng không mà cô vừa giới thiệu cho chúng mình biết, ai
còn biết thêm những loại PTGT đường hàng không
nào nữa? ( cô gọi 3 - 4 trẻ).
+ So sánh Tàu thủy và
ca nô
+
So sánh quả cam và quả chuối
- Giống nhau:
Có mui, thân. Là phương tiện giao thông đường thủy
- Khác nhau:
Tàu thủy lớn, chở nhiều người và hàng hoá, chạy
ngoài biển .
Ca nô nhỏ,chở ít người, chạy trên sông.
Ca nô nhỏ,chở ít người, chạy trên sông.
*
Mở rộng: Ngoài những loại PTGT đường thủy mà cô vừa giới thiệu
cho chúng mình biết, ai còn biết thêm những loại PTGT đường thủy nào nữa? ( cô gọi 3 - 4 trẻ).
*
Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập
+ Trò chơi 1:
“Giơ
nhanh đọc đúng”
- Cô phát lô tô các loại quả cho cả lớp
- Trẻ dơ theo yêu cầu của cô, Lần 1: khi
cô gọi tên loại PTGT nào? Các con hãy tìm thật nhanh và giơ lên cao để cô kiểm
tra.
- Lần 2: khi cô nói về đặc điểm của PTGT,
chúng mình cũng tìm thật nhanh và nói đúng tên loại PTGT đó. Nào các con đã sẵn
sàng chưa?
- Lần 3: Cô nói công dụng của PTGT nào
thì trẻ dơ nhanh PTGT đó.
- Cho trẻ chơi 3 -4 lần
+ Trò chơi 2: “Về
đúng nhà”
- Cô thu rổ lô tô và
cho mỗi trẻ giữ lại 1 thẻ mà mình yêu thích nhất.
- Cô để 2 ngôi nhà có
hình ảnh 2 loại PTGT
- Trẻ đi vòng tròn và hát bài trời nắng trời
mưa. Khi kết thúc bài hát, bạn nào có lô tô hình gì (Loại PTGT) Thì về đúng nhà
có hình ảnh loại PTGT đó. Trẻ nào về sai nhà, thì phải nhảy lò cò 1 vòng.
* Kết thúc:
- Cô nhận xét, tuyên
dương trẻ
- Trẻ vui đọc thơ “Thuyền
giấy” và ra sân chơi.
HOẠT
ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Đọc
thơ cho trẻ nghe “Trên chín tầng mây”
TCVĐ:
“Chèo thuyền”
- Dặn dò trẻ trước khi
ra sân, kiểm tra sức khỏe
- Khởi động ra sân.
a.
HĐCCĐ: Đọc thơ cho trẻ nghe “Trên chín tầng
mây”
- Cho trẻ ngồi thành
vòng tròn
- Trò chuyện về chủ đề
- Giới thiệu tên bài
thơ “Trên chín tầng mây”
- Đọc cho trẻ nghe bài
thơ “Trên chín tầng mây”(2 -3 lần)
- Hỏi trẻ cô vừa đọc
cho các con nghe bài thơ gì?
- Trong nhắc đến loại
PTGT nào?
* Giáo dục trẻ biết yêu
quý chú phi công, khi ngồi trên các loại PTGT phải ngồi yên, không thò đầu thò
tay ra ngoài.
b. TCVĐ: “Chèo thuyền”
- Cô nêu
cách chơi, luật chơi
- Cho trẻ
chơi 2-3 lần
c. CTD: “Cầu thang leo, bập bênh, bóng....”
- Cô quan sát, bảo
đảm an toàn cho trẻ
HOẠT
ĐỘNG CHIỀU
- Làm quen vận động vỗ tay theo nhịp
bài hát “Em đi chơi thuyền”
- Cô giới thiệu
tên bài hát, tên tác giả bài hát “Em đi
chơi thuyền”
- Tóm tắt nội dung bài
hát
- Cô vận động vỗ tay
theo nhịp bài hát “Em đi chơi thuyền”cho
trẻ xem nhiều lần
- Cho 2-3 trẻ lên vận động
theo cô.
*
Chơi kết hợp ở các góc:
- Vẫy cháu lại gần, trò
chuyện vui vẽ...
- Các cháu ơi! Lúc sáng
chúng mình chơi có vui không? Cháu đã làm gì? Chơi ở góc chơi nào? Chơi có
thích không? Thích chơi thì phải làm thế nào?
- Giờ xem ở các góc
chơi lúc sáng xếp gọn chưa nào? Nếu cô cho các cháu chơi tiếp các cháu có xếp
được gọn như thế nữa không? - Mời các cháu về góc chơi
Cô quan sát trẻ chơi ở
các góc, động viên, khuyến khích trẻ chơi, chơi xong cho trẻ cất dọn đồ chơi gọn
gàng, sạch sẽ.