Hoạt động học Văn học Thơ: “Ông mặt trời”
Hoạt động học Văn học Thơ: “Ông mặt trời” I. Mục đích: * - Trẻ thuộc thơ, hiểu được nội dung bài thơ. Thể hiện được tình cảm của mì...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/hoat-dong-hoc-van-hoc-tho-ong-mat-troi.html?m=0
Hoạt động học Văn học
Thơ: “Ông mặt trời”
I. Mục đích:
* - Trẻ thuộc thơ, hiểu được nội dung bài thơ. Thể hiện được tình cảm của
mình khi đọc thơ.
- Trẻ biết xếp ông mặt trời bằng hột hạt dưới sự hướng dẫn của cô giáo.
- Trẻ thực hiện được
các yêu cầu trong vở bé làm quen với toán dưới sự hướng dẫn của cô.
*- Rèn kỹ năng đọc
thơ diễn cảm, phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ.
- Phát triển óc sáng tạo, rèn sự khéo léo của
đôi tay.
- Rèn luyện khả năng định hướng trong không
gian, kỹ năng nhận biết một và nhiều, kỹ năng đếm cho trẻ.
*- Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên gần gũi quanh trẻ.
- Giáo dục trẻ biết trân trọng sản
phẩm mình làm ra, biết yêu cái đẹp và có mong muốn tạo ra cái đẹp.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức
khỏe khi thời tiết thay đổi.
- Giáo dục trẻ có ý thức học tập
tốt, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, biết vui chơi đoàn kết cùng
bạn.
II. Chuẩn bị
-
Tranh minh họa bài thơ: “Ông mặt trời”.
- Mẫu xếp
ông mặt trời bằng hột hạt. Hột hạt, vòng, bóng, sỏi, phấn cho trẻ.
- Kê một dãy ghế làm “nhà” của trẻ.
- Đồ
dùng, đồ chơi ở các góc.
- Bàn ghế cho trẻ ngồi, tranh hướng dẫn của cô
giáo.
- Vở bé làm quen với toán, sáp màu cho trẻ.
- Đồ
dùng, đồ chơi ở các góc.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Bổ sung
|
1. Hoạt động học: Văn học: Thơ: “Ông mặt
trời” – Ngô Thị Bích Hiền.
* Hoạt động
1: Gây hứng thú.
- Cô cùng trẻ hát bài: “Cháu vẽ ông mặt trời”
Nhạc và lời: Tân Huyền
- Cô dẫn dắt giới thiệu tên bài
thơ, tên tác giả.
* Hoạt động 2: Cô đọc mẫu cho trẻ nghe.
- Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ cho trẻ nghe.
- Lần 2: Cô đọc kết hợp tranh minh họa.
* Hoạt động 3: Đàm thoại,
trích dẫn.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài
thơ gì? Của tác giả nào?
- Bài thơ nói về những ai?
- Ông Mặt Trời xuất hiện vào thời điểm nào trong ngày?
- Ông Mặt Trời tỏa nắng xuống ai?
- Hai mẹ con đang dắt nhau đi ở đâu?
- Ông Mặt Trời đã nhíu mắt lại nhìn ai?
- Tại sao bạn nhỏ cũng phải nhíu mắt lại nhìn ông Mặt
Trời?
- Các con khi nhìn lên ông Mặt Trời thì mắt phải như thế
nào? Vì sao phải nhíu mắt lại?
- Bạn nhỏ đã nói gì với ông Mặt Trời?
- Các con có yêu quý ông Mặt Trời không? Vì sao?
- Giáo dục trẻ biết
yêu thiên nhiên gần gũi quanh trẻ.
* Hoạt
động 4: Dạy
trẻ đọc thơ.
- Cô cho cả lớp đọc cùng cô 2 - 3
lần.
- Cô chia tổ, nhóm, cá nhân đọc
thơ.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ, động
viên, khen ngợi trẻ kịp thời.
- Cô cho trẻ đọc nâng cao.
* Hoạt
động 5: Kết thúc.
- Cô ngâm thơ cho trẻ nghe.
- Cô nhận xét, tuyên dương.
2. Hoạt động ngoài trời.
a)
Hoạt động 1: Dạy trẻ xếp
ông mặt trời bằng hột hạt.
- Cô đọc câu đố:
Sớm sớm
nét mặt hiền hòa
Đến
trưa mặt đỏ chói lòa gắt gay
Chiều
về mặt lại hiền ngay
Đêm đêm
giấu mặt trong mây trốn tìm
Là gì?
-
Trò chuyện, dẫn dắt giới thiệu bài: Hôm nay chúng
mình hãy dùng các loại hột hạt xếp các ông Mặt Trời thật đẹp thông qua đôi
bàn tay khéo léo của mình nhé!
- Cô cho trẻ quan sát mẫu cô xếp ông Mặt Trời bằng hột hạt và đàm thoại
cùng trẻ:
+ Ông Mặt Trời có dạng hình gì?
+ Xung quanh ông Mặt Trời có những gì?
+ Cô xếp ông Mặt Trời, các tia nắng như thế nào?...
- Cô xếp mẫu cho trẻ quan sát (kết hợp hướng dẫn bằng lời)
- Cô cho trẻ xếp ông Mặt Trời bằng hột hạt trên sân trường (cô đi quan
sát khuyến khích, động viên, giúp đỡ trẻ kịp thời)
- Nhận xét, tuyên dương.
b) Hoạt động 2: Trò chơi: Nắng và mưa.
- Cô nhắc lại cách chơi.
- Cho trẻ chơi: Cô quan sát, động viên trẻ kịp thời.
- Nhận xét trẻ chơi.
c) Hoạt động 3: Chơi tự do.
3. Hoạt động chiều.
a) Hoạt động 1: Trò chơi: Tập tầm vông.
b) Hoạt động 2: Thực hành vở bé làm quen với toán trang 22,23.
- Cô hướng dẫn trẻ cách để vở, mở vở ngay ngắn
trước mặt.
- Cho trẻ quan sát các hình ảnh trong vở và thực
hiện lần lượt từng yêu cầu:
+ Nói về bức tranh? Phía trên đầu mẹ của bé có
gì? Phía dưới chân bé có gì?
+ Đếm xem có mấy cái ô; có bao nhiêu đám mây rồi
vẽ các chấm tròn vào các ô trống phù hợp với số lượng đếm được.
+ Đếm số hình trong từng nhóm
và vẽ vào ô trống số chấm tròn tương ứng với số hình trong từng nhóm.
+ Tìm xem nhóm nào chỉ có 1. Tô
màu ô tròn bên cạnh nhóm chỉ có 1.
- Trong quá trình trẻ thực hiện cô quan sát, động
viên và giúp đỡ trẻ kịp thời.
- Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương.
c) Hoạt
động 3: Chơi tự chọn.
* Nêu gương cuối ngày
|
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ.
- Trẻ đàm thoại về nội dung bài thơ cùng cô.
- Trẻ nói theo ý hiểu.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đọc 2 - 3 lần.
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ.
- Trẻ đọc nâng cao.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đoán: Mặt
Trời.
- Trẻ hưởng ứng.
- Trẻ quan sát
và đàm thoại cùng cô.
- Trẻ quan sát
và lắng nghe.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ thực hiện theo hướng dẫn.
- Trẻ quan sát các hình ảnh
trong vở và thực hiện lần lượt từng yêu cầu.
- Trẻ lắng nghe.
|
Đánh giá trẻ trong các hoạt động
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Post a Comment