Hoạt động học tạo hình: Xé dán lá rụng (Đề tài)
Hoạt động học tạo hình Xé dán lá rụng (Đề tài) I. Mục đích: *- Trẻ biết xé vụn giấy màu vàng thành những chiếc lá và dán vào bức ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/hoat-dong-hoc-tao-hinh-xe-dan-la-rung-de-tai.html?m=0
Hoạt động học tạo hình
Xé dán lá rụng (Đề tài)
I. Mục đích:
*- Trẻ biết xé vụn
giấy màu vàng thành những chiếc lá và dán vào bức tranh mùa thu một cách sáng tạo.
- Trẻ biết in
bàn tay bàn chân của mình trên cát, biết được tác dụng của cát trong cuộc sống.
- Trẻ đọc thuộc các bài đồng dao
trong chủ đề.
*- Rèn kỹ năng xé dán, kỹ năng bố cục
tranh, phát triển óc sáng tạo của trẻ.
- Rèn luyện óc quan sát, phát triển khả năng
tư duy của trẻ.
- Rèn kỹ năng phát âm, phát triển ngôn
ngữ mạch lạc, khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
*- Giáo dục trẻ có ý thức học tập tốt, biết trân trọng
sản phẩm mình làm ra, biết yêu cây xanh, có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây, không
trèo cây, đu cành...
- Giáo dục
trẻ biết vui chơi đoàn kết cùng bạn, không tung ném cát.
- Giáo dục
trẻ biết giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi, biết tránh các tai nạn do các
hiện tượng tự nhiên gây ra.
II. Chuẩn
bị:
- Tranh mẫu xé dán lá rụng (2 tranh).
- Vở tạo hình, giấy màu vàng, keo dán cho trẻ.
- Cát để trẻ in bàn tay,
bàn chân.
- Ghế xếp hình vòng cung để
làm “nhà” cho trẻ tránh mưa.
- Vòng,
phấn, bóng cho trẻ.
- Đồ
dùng, đồ chơi ở các góc.
- Các bông hoa có ghi tên các bài đồng dao trong
chủ đề.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Bổ sung
|
1.
Hoạt động học: Tạo hình: Xé dán lá rụng (Đề tài)
a) Hoạt động 1: Trò
chuyện gây hứng thú
- Cô đọc câu đố:
Mùa gì dịu nắng
Mưa nhè nhẹ bay
Gió khẽ rung cây
Lá vàng rơi rụng?
- Dẫn dắt vào bài.
b) Hoạt động
2: Quan sát và nhận xét tranh mẫu.
- Cô cho trẻ quan sát
tranh cô xé dán mẫu và đàm thoại cùng trẻ:
+ Cô có tranh nói về mùa gì đây? Tại sao con biết?
+ Những chiếc lá rụng có đặc điểm gì? Được dán như thế
nào?...
- Sau lời nhận xét của trẻ
cô khái quát lại giúp trẻ ghi nhớ.
- Các con ạ! hôm nay cô cùng
các con sẽ thể hiện sự khéo léo của mình qua tác phẩm tạo hình: “Xé dán lá rụng”,
cô muốn các con hãy xé và dán thật nhiều chiếc lá vàng đẹp để bức tranh mùa
thu thêm sinh động nhé!
c) Hoạt động 3: Cô hướng dẫn trẻ xé dán.
- Cô hỏi và cho trẻ nêu ý
định của mình:
+ Con định xé những chiếc
lá rụng như thế nào? Cách xé chúng ra sao? Dán những chiếc lá như thế nào?
- Cô có thể xé dán nhanh
những chiếc lá theo mô tả của trẻ cho trẻ quan sát.
d) Hoạt động 4: Bé thực hành xé dán.
- Cô cho trẻ ngồi theo
nhóm và thực hành xé
dán.
- Cô bao quát, hướng dẫn,
động viên trẻ kịp thời, nhắc trẻ chấm ít keo để không dây sang phần khác.
- Gợi mở và khuyến khích
những ý tưởng sáng tạo của trẻ.
- Hướng dẫn thêm cho những trẻ yếu.
e) Hoạt động 5: Nhận xét sản
phẩm.
- Cô cho trẻ trưng bày và
nhận xét sản phẩm của nhau, tìm ra sản phẩm đẹp.
- Cô nhận xét chung, động
viên tuyên dương trẻ.
2. Hoạt động ngoài trời.
a) Hoạt động 1: In bàn tay, bàn chân trên
cát.
- Cô trò chuyện với trẻ về cát.
- Hỏi trẻ:
+ Các con có thích nhìn thấy hình bàn tay, bàn
chân của mình trên cát không?
+ Làm thế nào để nhìn thấy hình bàn tay, bàn chân
của mình trên cát?
+ Muốn in hình bàn tay, bàn chân của mình trên
cát chúng thì phải làm như thế nào?
- Cô hướng dẫn trẻ cách in bàn tay, bàn chân trên cát: Đặt bàn tay,
bàn chân trên cát ẩm sau đó ấn mạnh bàn tay, bàn chân trên cát để hình bàn
tay, bàn chân in lại dấu trên cát.
- Cho trẻ thực hiện: Cô quan sát, nhắc nhở, giúp
đỡ, động viên trẻ kịp thời.
- Nhận xét sản phẩm của trẻ.
- Hỏi trẻ: Muốn để tay, chân sạch sẽ thì phải làm
gì?
- Cho trẻ vệ sinh chân tay sạch sẽ.
b) Hoạt động 2: Trò chơi: Trời mưa
- Cô nhắc lại cách chơi.
- Cho trẻ chơi: Cô quan sát, động
viên trẻ chơi tích cực, vui vẻ.
- Nhận xét trẻ chơi.
c) Hoạt động 3: Chơi tự do.
3. Hoạt động chiều.
a) Hoạt động 1: Trò chơi: Chi chi chành chành.
b) Hoạt động 2: Ôn các bài đồng
dao trong chủ đề.
- Cô tổ chức cho trẻ ôn lại các bài đồng dao trong chủ
đề dưới hình thức “hái hoa chọn bài”: Trẻ hái phải bông hoa có ghi tên bài đồng
dao nào thì đọc rõ ràng, mạch lạc bài đồng dao đó.
c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn.
* Nêu gương cuối ngày.
|
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đoán: Mùa thu.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát và nêu nhận xét.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hưởng ứng.
- Trẻ nêu ý định của mình.
- Trẻ quan sát cô xé dán.
- Trẻ ngồi thực hành xé dán lá rụng theo nhóm.
- Trẻ trưng bày và nêu nhận xét.
- Trẻ lắng nghe.
- Trò chuyện cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nói theo ý hiểu.
- Trẻ quan sát và lắng nghe.
- Trẻ thực hiện
- Nhận xét cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ vệ sinh tay, chân.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lên hái hoa chọn bài và đọc bài đồng dao trong
bông hoa hái được.
|
Đánh giá trẻ trong các hoạt động
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment