Giáo án 3 tuổi Chuyện Gấu con bị đau răng
CHỦ ĐỀ: Cơ thể tôi và bạn Giáo án 3 tuổi Chuyện “Gấu con bị đau răng”
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/12/giao-an-3-tuoi-chuyen-gau-con-bi-dau-rang.html?m=0
CHỦ
ĐỀ: Cơ thể tôi và bạn
Giáo
án 3 tuổi
Chuyện “Gấu con bị đau răng”
Nội dung
|
Kết quả mong đợi
|
Chuẩn bị
|
Tiến hành
|
Hoạt
động chung
Chuyện “Gấu con bị đau răng”
|
-Trẻ hiểu
được nội dung chuyện
- Trả lời
câu hỏi lưu loát, rõ ràng.
-Trẻ biết
giữ gìn vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, chăm đánh răng hằng ngày
-Biết ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng, không ăn bánh kẹo nhiều |
- Giấy
vẽ, bút màu.
- máy
chiếu
- Slide
tranh truện gấu con bị sâu răng.
|
Gây hứng
thú:
- Chơi
trò chơi: Bé đánh răng.
- Cô giới
thiệu câu chuyện sắp kể cho trẻ nghe.
*Nội
dung: Kể chuyện “Gấu con bị đau răng”
* Cô kể
diễn cảm lần 1: không tranh.
- Các
con vừa nghe cô kể chuyện gì? Trong truyện có những nhân vật nào?
* Cô kể
chuyện lần 2: (Kết hợp tranh) Đàm thoại, trích dẫn và giảng từ khó.
- Cô vừa
kể chuyện gì? Các con cho cô biết trong truyện có những ai?
- Cô kể
từ: “ Hôm nay là sinh nhật……… cảm ơn các bạn”
+ Sinh
nhật Gấu con, các bạn tặng cho Gấu con những quà gì?
- Cô kể:
“Sau buổi sinh nhật Gấu……………..bị sâu răng tấn công”
+ Điều
gì xảy ra với Gấu con sau buổi sinh nhật?
+ Những
con sâu đã làm gì?
+ Mẹ của
gấu con đã phải làm gì?
- Giảng
thích từ “tiệc linh đình”: là bữa tiệc lớn có nhiều thức ăn ngon.
- Cô kể:
“Bác sĩ đã khám cho Gấu con…………. đến hết”
+ Nghe
lời bác sĩ Gấu con đã làm gì?
+ Vì
sao sau này Gấu con có được hàm răng đẹp và chắc khoẻ?
+ Qua
câu chuyện này các con học tập được điều gì ở bạn Gấu con?
=>
Giáo dục trẻ: Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể
thật sạch sẽ: mỗi ngày bé đánh răng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi
đi ngủ, bé không nên ăn nhiều bánh kẹo mà hãy ăn nhiều các thức ăn như: trứng,
cá, thịt, sữa để có một cơ thể khỏe mạnh, có hàn răng chắc khỏe, trắng bóng.
* Cô kể
lần 3: Trên máy vi tính.
*Kết
thúc:
Cho trẻ
vẽ những chú gấu xinh xắn.
|
Dạo
chơi ngoài trời
Biểu diễn văn nghệ múa “Đi học
về”
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột
- Chơi theo ý thích
|
-
Trẻ mạnh dạn, tự tin biểu diễn văn nghệ
- Trẻ nhớ các động tác múa
- Trẻ hứng thú với hoạt động.
|
- Nơ tay cho trẻ múa
- Nhạc, loa…
|
*Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ đọc thơ “Đôi mắt của em” ra sân cùng cô,
đứng gần bên cô và nghe cô trò chuyện.
*Nội dung:
Hom nay lớp chúng mình cùng biểu diễn bài múa “Đi học
về”.
Cô múa cho trẻ xem 2 lượt.
- Các con vừa xem cô biểu diễn bài gì?
- Trong bài hát bạn nhỏ đi đâu về như thế nào?
- Các điệu múa như vậy có phù hợp với bài hát không
các con?
Cô dạy trẻ biểu diễn.
Cô múa cho cả lớp múa theo 3-4 lượt. Cô quan sát và
sửa sai cho trẻ.
- Mời các tổ thi đua biểu diễn.
- Mời nhóm bạn và cá nhân trẻ thi đua biểu diễn.
*TCVĐ: Mèo đuổi chuột:
Cô cùng trẻ đàm thoại về luật chơi và cách chơi.
Cô cho trẻ chơi 3-4 lượt. Cô động viên và khen trẻ.
*Chơi theo ý thích:
Cô bao quát trẻ chơi.
|
Hoạt
động góc
GC: - Xếp lô tô về chủ đề
GKH:
- Pha màu nước
- Biểu diễn âm nhạc về chủ đề
- Làm bánh bao, bánh gạo
- Xây lắp tự do
|
(Xem kế hoạch góc chơi buổi
sáng)
|
||
Hoạt
động chiều
Hướng dẫn và thực hành kỹ năng
rửa tay cho trẻ.
- Chơi
tự do.
|
- Trẻ nắm được các bước rửa tay
- Trẻ thực hiện được các bước rửa tay.
- Trẻ hứng thú
|
- Xà phòng, vòi nước sạch, khăn khô…
|
*Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ biểu diễn bài nhay “Rửa tay” theo video
trên máy chiếu.
Trẻ lên ngồi gần bên cô, cô trò chuyện cùng trẻ về lợi
ích của việc giữ gìn đôi tay sạch sẽ hằng ngày.
*Nội dung:
- Cô giới thiệu các bước rửa tay cho trẻ biết:
B1: Làm ướt tay dưới vòi nước sạch
B2: Xoa xà phòng vào lòng bàn tay
B3: Cuốn và xoay các ngón tay, cổ tay.
B4: Miết vào các kẽ tay
B5: Chụm năm đầu ngón tay này cọ vào lòng bàn tay
kia và ngược lại.
B6: Xả lại thật sạch dưới vòi nước và lau khô tay.
- Cô mời 1-2 trẻ lên thực hiện mẫu, cô quan sát, sửa
sai và động viên trẻ.
- Cho cả lớp nhắc lại các bước rửa tay một lần nữa.
- Cô cho lần lượt trẻ thực hiện,mỗi lượt 5 trẻ. Cô
quan sát và sửa sai.
*Chơi tự do:
Cô bao quát trẻ chơi và chơi cùng trẻ
|
Post a Comment