LQVH: Chuyện: Qua đường
LQVH: Chuyện: Qua đường 1. Mục đích yêu cầu. - Kiến thức: Trẻ nhớ tên chuyện, nắm được trình tự nội dung câu chuyện và các nhân vật t...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/04/lqvh-chuyen-qua-duong.html?m=0
LQVH:
Chuyện: Qua đường
1. Mục đích yêu cầu.
- Kiến thức: Trẻ nhớ tên chuyện, nắm được
trình tự nội dung câu chuyện và các nhân vật trong chuyện.
- Kỹ năng: Trẻ tập trung chú ý, ghi nhớ để
thể hiện lại câu chuyện một cách diễn cảm, thể hiện được giọng điệu, tính cách
của các nhân vật. Từ đó trẻ có kỹ năng đóng kịch theo nội dung.
- Thái độ: Giáo dục trẻ khi đi ra đường
phải chú ý quan sát đèn hiệu GT và khi đi qua đường phải có người lớn dắt.
2. Chuẩn bị:
- Tranh chuyện “Qua đường”.
- 3 mũ Thỏ (Thỏ chị, thỏ em, thỏ
mẹ), 1 mũ Gấu.
- Quần áo trang phục cảnh sát GT,
cột đèn tín hiệu.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Trò chuyện vào
bài.
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “Đèn
giao thông” và trò chuyện với trẻ về tín hiệu đèn giao thông, một số cách đi
đường đúng luật GT.
* Hoạt động 2: kể cho trẻ nghe kết hợp đàm thoại
trích dẫn.
-
Cô giới thiệu câu chuyện về những chú Thỏ đã không biết vâng lời mẹ nên suýt
nữa bị xe tông đó là hai chị em nhà thỏ.
-
Cô kể diễn cảm câu chuyện cho trẻ nghe lần 1. Hỏi trẻ:
+
Con vừa nghe cô kể câu chuyện gì? Trong chuyện có những ai?
-
Cô kể lại câu chuyện theo tranh minh họa lần 2 và đàm thoại trích dẫn làm rõ ý
nội dung câu chuyện:
-
Chị em thỏ xin phép mẹ đi đâu?
-
Trước khi đi mẹ dặn 2 chị em thế nào?
-
Khi đi ra đường 2 chị em Thỏ đã nói gì với nhau?.
-
Thỏ em đã làm gì? Chuyện gì đã xẩy ra khi 2 chị em chay ngang qua đường?
- Bác Gấu đã nói gì với chị em Thỏ?
-
Lúc đó ai đã xuất hiện? Chú cảnh sát đã nói gì với 2 chị em Thỏ?
-
Lúc đó chị em Thỏ đã nói gì với chú cảnh sát giao thông?
-
Các con có đồng ý với những gì chú cảnh sát GT đã nói với chị em Thỏ không? Vì
sao?
* Hoạt động 3: Dạy trẻ kể chuyện.
-
Cô mời trẻ kể chuyện theo tranh cùng cô. Cô chú ý sửa cho trẻ về giọng điệu
nhân vật, về cách thể hiện nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…
-
Cô dạy trẻ kể chuyện: Cô mời trẻ đứng dậy kể từng đoạn chuyện. Cô nhắc nhở khi
trẻ quên nội dung cũng như lời thoại của nhân vật.
* Hoạt động 4: Tập đóng kịch cho trẻ.
-
Cô cho trẻ lựa chọn nhân vật mà trẻ yêu thích và cho trẻ lên thể hiện theo nhân
vật của mình, lúc đầu cô là người dẫn chuyện, sau đó cô để trẻ tự thể hiện, cô
là người nhắc nhở thêm cho trẻ về lời thoại, về nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
* Kết thúc hoạt động:
-
Cả lớp đứng dậy đọc bài thơ “Cô dạy con” và cùng nhau đi chơi.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
NGOÀI TRỜI
Nội
dung hoạt động:
- Quan sát bầu
trời ngày hôm nay.
- TCVĐ: Ô tô về bến. - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ ra sân được hít thở không
khí trong lành… Trẻ chú ý quan sát và nắm được một số đặc điểm của thời tiết.
Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ thân thể.
2. Chuẩn bị:
- Sân sạch sẽ, bằng phẳng. Mủ thỏ
đủ cho trẻ.
- Đ/c ngoài trời: Đu quay, xích
đu, cầu trượt sạch sẽ, an toàn, thước chỉ.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
- Trò chuyện cùng trẻ, khi ra sân
phải tắt hết điện, ra sân không được chạy lung tung, không được dẫm đạp lên
đ/c.
* Quan sát bầu trời, thơì tiết
trong ngày.
-
Cô dẫn trẻ xuống sân cho trẻ đứng chỗ bóng mát và quan sát bầu trời. Cô và trẻ
trò chuyện:
-
Hôm nay con thâý bầu trời như thế nào? Quan sát trên trời các cháu thấy những
gì?
-
Mây, gió như thế nào? Với thời tiết này con cảm thấy trong người thế nào?
-
Khi đi học con phải ăn mặc như thế nào? Vì sao con phải mặc như vậy? …
* TCVĐ: Ô tô về bến.
- Cô hỏi trẻ về cách chơi, luật
chơi và tiến hành cho trẻ chơi 3 - 4 lần. Trong khi trẻ chơi cô bao quát, gợi
ý, giúp đỡ trẻ để trẻ chơi đúng cách, đúng luật.
*
Chơi theo ý thích: Chơi với đu quay, xích đu, cầu trượt. Cô bao quát
trẻ chơi an toàn.
-
Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay, nhắc trẻ vặn nhỏ vòi nước để tiết kiệm nước.
* Hoạt động góc:
Góc nội trợ (chính)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Hướng dẫn trò chơi mới "Làm theo tín hiệu".
- Chơi tự do ở các góc.
1. Yêu cầu:
- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi, hứng thú với trò chơi.
- Biết thu dọn đồ chơi gọn gàng sau khi chơi.
2. Chuẩn bị: 3 đèn hiệu giao thông. Đồ chơi ở các góc phong phú.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hướng dẫn trò chơi mới "Làm theo tín hiệu".
- Cả lớp hát bài "Đường em đi" cho trẻ kể một số đèn hiệu giao thông mà trẻ biết.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn trẻ chơi.
- Luật chơi: Mô phỏng động tác của các PTGT chạy, dừng theo đúng tín hiệu
- Cách chơi: Cho cả lớp chơi, cô là người điều khiển đèn. Khi cô nói ô tô rời bến thì trẻ lái ô tô chạy bim bim , cô dơ đèn hiệu các ô tô phải dừng , đi theo đúng tín hiệu đèn đó. Các ô tô phải quan sát chú ý thực hiện đúng tín hiệu đèn và làm động tác của các PTGT đó.
- Cô cho trẻ chơi 3 lần. Chú ý bao quát trẻ chơi.
* Cho trẻ về góc chơi theo ý thích.
- Cô chú ý bao quát và giúp đỡ trẻ. Chơi xong hướng dẫn trẻ cất đồ chơi gọn gàng vào đúng nơi qui định.
* Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ- HĐNT- Vui chơi).………………………………………………………………………………………………….
Post a Comment