GDAN: Hát, vỗ tay theo TTPH “ Con chuồn chuồn”
GDAN: Hát, vỗ tay theo TTPH “ Con chuồn chuồn” NH: “ Chị ong nâu và em bé ” TC: “Son-mi ” I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ nhớ tên bài há...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/02/gdan-hat-vo-tay-theo-ttph-con-chuon-chuon.html?m=0
GDAN: Hát, vỗ tay theo TTPH “ Con chuồn
chuồn”
NH: “Chị ong nâu và em bé”
TC: “Son-mi”
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả,
hiểu nội dung bài hát: “Con chuồn chuồn”
- Trẻ biết vô vỗ tay TTTPH theo giai
điệu, lời ca của bài hát
- Trẻ thể hiện cảm xúc khi hát, biết
yêu quý và chăm sóc các loại côn trùng có ích và tránh xa các loại côn trùng có
hại.
II. CHUẨN BỊ
- Mũ múa, dụng cụ âm nhạc, …
- Nhạc bài hát “Con chuồn chuồn” “Chị
ong nâu và em bé”
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Trò chuyện, Gây hứng
thú
- Gọi trẻ lại gần cô, chơi trò chơi
tập tầm vông
- Đưa hình ảnh con chuồn chuồn ra cho
trẻ quan sát
- Trò chuyện về nội dung bức tranh
- Hôm trước chúng mình đã đực làm
quen với 1 bài hát nói về con chuồn chuồn đó là bài gì nào?
+ Cô mở 1 đoạn nhạc dạo của bài hát “Con chuồn chuồn” để trẻ đoán.
* Hoạt động 2: Dạy trẻ hát vỗ tay
theo TTPH.
- Cô mời cả lớp cùng hát vơi cô bài
hát “Con chuồn chuồn” nào!
- Trẻ vui hát “Con chuồn chuồn”đi vòng tròn về tổ.
- Hỏi trẻ: Cô cháu mình vừa thể hiện
xong bài gì? (Con chuồn chuồn)
- Do ai sáng tác?
- Nội dung bài hát nói về con gì? (
Trẻ trả lời theo hiểu biết)
- Bài hát đã miêu tả con chuồn chuồn
như thế nào?
* Giáo dục:
- Với bài hát này, các con có cách
vận động nào hay không?
- Cô hướng dẫn trẻ cách vỗ tay theo
tiết tấu phối hợp: Tiếng thứ 1 và tiếng thứ 4 các con sẽ vỗ mạnh và thời gian
nghĩ bằng nhau, tiếng thứ 2 và tiếng thứ 3 thì vỗ nhẹ, nhanh, và thời gian nghĩ
bằng nhau. Có nghĩa là vỗ 4 cái, 1 chậm rồi đến 3 cái nhanh. (1_2-3-4 nghĩ)
- Cô hát và vận động vỗ tay theo tiết
tấu phối hợp lần 1
- Lần 2 có nhạc.
- Cả lớp cùng hát và vỗ tay theo
thiết tấu phối hợp bài hát "Con
chuồn chuồn"
-
Cô mời phần thể hiện của tổ “Chim non”
- Tổ “ Bướm vàng”
- Tiếp theo xin mờ tổ “ Thỏ trắng”
- Các con ơi! Được biết tại trường
mầm non Đức Thịnh, hôm nay có tổ chức cuộc thi tiếng hát họa my rất hay, các
con có muốn tới đó tham gia không nào?
- Trẻ vui đọc thơ “Nàng tiên ốc” Di
chuyển đội hình thành 3 hàng ngang.
* Xin nhiệt liệt chào đón các em nhỏ
đã có mặt trong cuộc thi “ Tiếng hát họa my” của lớp Lớn A của chúng ta ngày
hôm nay.
- Để mở đầu cho chương trình hãy dành
1 tràng pháo tay thật lớn để chào đón các ca sỹ nhí đến từ đội “Chim non” ( Gọi
tên 5 bạn – cầm đàn biểu diễn)
- Tiếp theo ( Gọi tên 4 bạn – cầm xắc
xô, hát vận động)
- Gọi tên 3 bạn – cầm bộ gõ hát vận
động
- Mời 1 bạn lên biểu diễn ( Múa)
- Mời 1 bạn lên biểu diễn( Nhún)
- Bây giờ là phần thể hiện của đoàn
nghệ thuật đến từ tập thể lớp Lớn B ( Trẻ vui hát Con chuồn chuồn di chuyển về hình chữ U.
* Hoạt động 3: Nghe hát “Chị ong
nâu và em bé”
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1 ( Không
nhạc)
- Cô hát cho trẻ nghe lần 2 ( Kết hợp
với nhạc)
- Hỏi trẻ: Cô vừa thể hiện xong bài
gì? (Chị ong nâu và em bé)
- Do ai sáng tác?
- Cô tóm tắt nội dung bài hát cho trẻ
hiểu
* Hoạt động 4: Trò chơi “Son - Mi”
- Các con ơi! Đến với ngày hội âm
nhạc chúng ta không chỉ được hát, múa..mà chúng ta còn dược chơi những trò chơi
rất hay nữa đấy. Hôm nay, cô sẽ mang đến cho lớp chúng mình trò chơi mang tên Son – mi các con có thích không?
- Cô nêu luật chơi, các chơi.
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần tùy hứng thú
của trẻ
- Cô bao quảt trẻ chơi
- Trẻ vui hát Con chuồn chuồn và ra sân chơi.
HOẠT
ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Tết con sâu bằng lá chuối
+ Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết dung lá chuối xếp thành
con sâu
- Phát triển óc sang tạo của trẻ
+ Chuẩn bị:
- Lá chuối cho trẻ tết con sâu
+ Tiến hành:
a, HĐCCĐ:
-
Cô dặn dò trẻ trước khi ra sân
- Trẻ ra sân hít thở không khí trong
lành, vận động thoải mái
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề
- Cô đưa lá chuối ra hỏi trẻ: Cô có
gì đây?
- Với lá chuối này cô sẽ hướng dẫn
các con tết thành một con sâu, các con có thích không?
- Cô đưa con sâu cô đã tết mẫu ra cho
trẻ quan sát
- Cho trẻ nhận xét về sản phẩm của cô
- Cô hướng dẫn cách têt cho trẻ
- Phát lá cho trẻ thực hành
- Cô bao quát, gợi ý, giúp trẻ hoàn
thành sản phẩm của mình
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
* Giáo dục trẻ:
b, TCVĐ: Kéo co
- Cô nêu cách chơi, luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
c, Chơi tự do.
- Chơi với bóng, chong chóng, đồ chơi
ngoài trời….
-
Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1, HDTC “Người chăn nuôi giỏi”
a, Chuẩn bị:
- 4 mũ giấy các con vật:
gà, lợn, thỏ, trâu.
- 4 bộ tranh lô tô, mỗi
bộ gồm: bó rơm, cỏ, rau, củ cà rốt, thóc, chậu đựng cám.
+ Luật chơi:
- Đưa đúng thức ăn cho
các con vật.
+ Cách chơi:
- Cô để 4 bộ tranh lô tô
thức ăn của các con vật trên bàn. Chọn 4 trẻ đóng vai 4 con vật, khi có hiệu
lệnh: “Đi kiếm ăn” thì cả “4 con vật” chạy lên bàn chọn thức ăn cho mình (gợi ý
cho trẻ chọn các loại thức ăn mà các con vật đó ăn được). Ví dụ: Thỏ ăn cà rốt,
rau, cỏ,…
+ Khi chọn xong trẻ lần
lượt giơ cao tranh lô tô lên đầu và nói tên con vật mà trẻ đóng và thức ăn của
nó (Ví dụ: Tôi là thỏ, tôi ăn cà rốt, ăn rau, ăn cỏ,…) sau đó để tranh lại về
chỗ. Cô gọi 1 vài trẻ chơi tiếp.
b, Tiến hành:
- Tổ chức cho trẻ chơi 5-6 lần
- Cô bao quát, nhận xét trong quá
trình chơi
* Giáo dục trẻ:
2. Chơi tự chọn
- Rèn kỷ
năng xem sách, tranh ở góc thư viện.
- Trẻ
chơi với đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.
* Giáo dục trẻ biết đoàn kết, yêu
thương giúp đỡ lẫn nhau.
Post a Comment