Giáo án thể dục: Lăn bóng bằng 2 tay và di chuyển theo bóng
Giáo án thể dục: Lăn bóng bằng 2 tay và di chuyển theo bóng - TCVĐ: Cáo và thỏ. ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/giao-an-the-duc-lan-bong-bang-2-tay-va-di-chuyen-theo-bong.html
Giáo án thể dục: Lăn bóng bằng 2 tay
và di chuyển theo bóng
- TCVĐ: Cáo
và thỏ.
1.
Mục đích:
*
Kiến thức: Trẻ
biết tên bài tập, biết lăn bóng bằng hai tay và di chuyển theo bóng.
*
Kỹ năng:
-
Trẻ biết lăn bóng bắng hai tay, di chuyển theo bóng và không làm bóng chạy ra
khỏi tay.
-
Trẻ biết tập bài tập phát triển chung và VĐCB theo hiệu lệnh của cô. Chơi trò
chơi hứng thú.
*
Thái độ: Giáo
dục trẻ tính kiên trì, mạnh dạn, đoàn kết với bạn.
2.
Chuẩn bị:
- Sân
tập bằng phẳng, chiếu trải, xắc xô.
- Mô
hình cây xanh, hoa... Một quả cam buộc vào đầu sợi dây.
-
10 quả bóng; đề can cắt làm điểm chuẩn...
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Gây hứng thú.
-
Cô hỏi trẻ: Muốn có cơ thể khoẻ mạnh các con phải làm gì?
+
Các cháu có thích tập làm các bác nhà nông đi trồng cây những phải đi qua một
chiếc cầu nhỏ rất khó đi không?
* Hoạt động 2: Khởi động:
-
Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi vòng tròn theo hiệu lệnh của cô. Trẻ đi các kiểu
chân, chạy nhanh, chạy chậm, về ga và cho trẻ chuyển đội hình thành 3 hàng
ngang theo tổ.
* Hoạt động 3: Trọng động:
*
BTPTC: Tập mỗi
ĐT 3l x 8n, riêng ĐT tay, chân tập 4l x 8n.
-
Động tác tay: Hai tay đưa ra phía trước rồi lên cao.
-
Động tác chân: Đứng co một chân và đổi bên.
-
ĐT bụng: Đứng chân rộng bằng vai, hai tay đưa lên cao, cúi người phía trước.
-
Động tác bật: Bật chụm và tách chân.
*
VĐCB: Lăn bóng bằng 2 tay và di chuyển theo bóng.
-
Cô chuyển trẻ thành đội hình 2 hàng đối điện nhau.
-
Cô bò mẫu lần 1: Không giải thích, hỏi trẻ: các con thấy cô lăn bóng như thế
nào?
-
Cô bò lần 2: Kết hợp phân tích kỹ thuật: Muốn lăn bóng tốt thì hai bàn tay cô
cầm bóng ở điểm xuất phát. Khi có hiệu lệnh lăn: thì mắt nhìn về phía trước, cô
vừa lăn bóng vừa di chuyển theo bóng và không làm bóng đi chệch ra khỏi tay.
Trong khi lăn thì phải lăn liên tục, khi lăn xong về đứng ở cuối hàng.
-
Cô mời 2 trẻ khá lên lăn bóng. Cho cả lớp nhận xét.
*
Trẻ thực hiện:
-
Cô cho lần lượt từng trẻ của 2 hàng lên lăn bóng.
-
Cô chú ý sửa sai cho trẻ
-
Cô cho trẻ thi đua giữa 2 tổ.
*
TCVĐ: “Cáo và thỏ”.
-
Cô cho trẻ nêu cách chơi, luật chơi. Cô nêu lại cách chơi, luật chơi và triển
khai cho cả lớp cùng chơi. Trong quá trình trẻ chơi cô cùng tham gia chơi và
động viên trẻ chơi hứng thú. Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần
* Hoạt động 4: Hồi tĩnh.
-
Cô cho trẻ làm chim mẹ chim con bay nhẹ nhàng đi chơi quanh sân.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: - Dạo chơi, nhặt lá rụng trên
sân trường.
- Chơi tự do: Chơi vò giấy, xé lá.
1. Yêu cầu: - Trẻ ra sân ngoan, không chạy
lung tung, không bứt hoa, bẻ cành. Biết nhặt lá vàng bỏ đúng vào giỏ rác. Trẻ
hứng thú chơi các trò chơi.
2. Chuẩn bị: - Sân trường rộng, sạch, an toàn.
Lá cây, giấy, quần áo gọn gàng cho trẻ.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Dạo chơi, nhặt lá rụng trên sân
trường.
- Cô kiểm tra sức khỏe và dặn dò
trẻ trước khi ra sân phải tắt hết điện, ra sân không được chạy nhảy lung tung,
không xô đẩy bạn.
- Cô cùng trẻ làm một đoàn tàu
cùng nhau đi tham quan, dạo chơi vườn trường. Và hỏi trẻ:
+ Các con vừa được được đi đâu
vậy? Đi dạo các con thấy những gì? Đây là cái gì?
+ Hoa để làm gì? Chúng ta phải
làm gì để cho hoa được đẹp?
- Sau đó, cho trẻ nhặt lá vàng
rụng ở sân trường và cô hỏi trẻ:
+ Các con thấy sân trường hôm nay
có gì rơi? Lá vàng rơi làm cho sân trường sạch hay bẩn?
+ Muốn cho sân trường sạch sẽ các
con phải làm gì? Vậy các con nhặt lá vàng bỏ vào đâu?
- Cô phát giỏ rác cho 3 tổ và
phân công mỗi tổ nhặt một khoảng sân.
- Trẻ nhặt lá vàng cô nhắc nhở
trẻ đổ đúng nơi quy định của nhà trường.
- Giáo dục trẻ: Biết bảo vệ, giữ
dìn vệ sinh môi trường. Không được vứt rác, khạc nhổ bừa bải làm ô nhiểm môi
trường.
- Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng
dưới vòi nước
* Chơi tự do: Chơi vò giấy, xé lá. Cô chú ý bao quát trẻ chơi an
toàn.
* Hoạt động góc:
Góc nội trợ ( Chính)
KẾ
HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Đọc đồng dao “Lúa ngô là cô
đậu nành”.
- Chơi tự
do ở các góc.
1. Yêu cầu:- Trẻ biết tên, biết các loại
thực phẩm có trong bài đồng dao và ích lợi của chúng.
- Trẻ chơi ngoan, hứng thú.
2. Chuẩn bị: Nội dung bài đồng dao “Lúa ngô
là cô đậu nành”, đ/c các góc đầy đủ…
3. Tiến hành tổ chức hoạt động.
* Đọc đồng dao “Lúa ngô là cô đậu
nành”.
- Cô cất cho cả lớp hát bài “Lá
xanh” và cùng trò chuyện về ích lới của cây xanh.
- Cô đọc bài đồng dao lần 1: Giới
thiệu tên bài đồng dao?
- Cô đọc lần 2: hỏi trẻ về tên?
+ Bài đồng dao nói về gì? Các
cháu có thích được ăn những thực phẩm đó không?
+ Muốn có thực phẩm đó để ăn thì
phải làm gì? Trồng cây rồi hàng ngày phải làm gì nữa?
+ Khi các loại quả, loại hạt đó
chín thì mọi người làm gì?
+ ăn những thực phẩm đó giàu chất
gì?...
- Cô mời trẻ đọc cùng cô 3 - 4
lần, khi trẻ thuộc cô cho trẻ đọc thi đua theo tổ, nhóm, cá nhân.
* Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
- Cô cho trẻ tự về góc chơi và
lấy đ/c ra chơi theo ý thích, cô chú ý bao quát và giúp đỡ trẻ. Chơi xong hướng
dẫn trẻ cất đồ chơi gọn gàng vào đúng nơi qui định.
* Đánh giá các hoạt động trong
ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT- Vui chơi).
……………………………………………………………………………………………………..
Post a Comment