LQVT: Phân biệt phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới của bản thân
LQVT: Phân biệt phía trước, phía sau phía trên, phía dưới của bản thân 1. Mục đích. - Trẻ biết phân biết phía trước, phía sau, phía ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/lqvt-phan-biet-phia-truoc-phia-sau-phia-tren-phia-duoi-cua-ban-than.html
LQVT: Phân biệt phía trước, phía sau
phía trên, phía dưới của bản thân
phía trên, phía dưới của bản thân
1. Mục đích.
- Trẻ biết phân biết phía trước, phía sau, phía trên,
phía dưới của bản thân.
- Phát triển khả năng quan sát,tư duy,
ghi nhớ, định hướng không gian cho trẻ.
- Giáo dục trẻ tính nghiêm túc, chú ý trong giờ học.
2. Chuẩn bị.
- Bóng bay , bướm..củ cà rốt, búp bê,
thỏ trắng
- Đĩa nhạc, Đầu CVD, Ti vi. Mỗi trẻ
một rổ đựng: mũ, dép, hoa, thỏ.
3.Tiến
hành tổ chức hoạt động.
* Hoạt động 1: Hát và trò chuyện về bài hát.
-
Cô giáo: Hôm nay là ngày sinh nhật bạn búp bê, cô cùng cả lớp hát bài “Mừng
sinh nhật” để chúc mừng bạn nhé. Cô hỏi trẻ:
+
Các cháu vừa hát bài gì? Bài hát nói lên điều gì?
* Hoạt động 2: Ôn xác định tay trái, tay phải.
-
Cô hỏi trẻ: Khi đi trên đường chúng ta phải đi về phía bên nào? Khi ăn cơm cầm
thìa bằng tay nào? Tay nào giữ bát?
-
Cô yêu cầu trẻ giơ tay phải, tay trái lên để cô kiểm tra.
* Hoạt động 3: Dạy trẻ phân biệt phía trước - phía sau; Phía trên -
phía dưới.
- Cô
cho trẻ chơi trò chơi bắt bướm.
+Các
con có bắt được không? Bạn bướm bay ở đâu?Vì sao các con không bắt được? Các
con hãy nhìn xem bạn bướm ở đâu? Làm thế nào để nhìn thấy bạn bướm nhỉ?vì sao
các con biết là phía trên?Phía trên của con có gì?
+
Phía trên là phía trên đầu, phải ngẩng lên chúng ta mới nhìn thấy được
-Cả
lớp: “Cây cao” cô cho cả lớp đứng dậy. Cả lớp hãy nhìn xem dưới sàn nhà có gì ?
Những củ cà rốt được trồng ở đâu? Làm thế nào để chúng ta nhìn thấy được những củ cà rốt? Vì sao chúng ta phải cúi
xuống mới nhìn thấy những củ cà rốt.
+Những
đồ vật nằm ở phía mà chúng ta phải nhìn xuống mới thấy gọi là phía dưới
-
Bạn thỏ muốn tham dự buổi học cùng lớp ta đấy .các con có nhìn thấy bạn thỏ
không?Bạn thỏ ở đâu? Vì sao các con nhìn thấy bạn thỏ? ( Vì bạn thỏ ở phía
trước của chúng ta đấy.).
+Phía
trước là phía ngay trước mặt chúng ta chúng ta có thể nhìn thấy được
-Cho
cả lớp quay lên phía trên. 1 cô sẽ vỗ tay và hỏi trẻ xem trẻ có biết ai vỗ
không? Vì sao các con không nhìn thấy?
+
Phía mà chúng ta phải quay đầu lại mơi nhìn thấy gọi là phía sau
Cho trẻ phát âm: “ phía trên”, “ phía dưới”, “
phía trước”, “ phía sau”
-
Cho trẻ thực hành đặt các đồ vật ở rổ của mình lên các phía theo yêu cầu của cô
và trả lời các câu hỏi của cô: Phía trước của con có gì ? phía sau có gì? Phía
trên có gì ?phía dưới có gì?...
* Hoạt động 4: Luyện tập củng cố
-
T/c 1: Chơi xếp theo yêu cầu của cô
-T/c2:
Làm theo cô nói
* Kết thúc: Cho trẻ về
góc tô màu phía trên - phía dưới trong vở toán.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
-
HĐCCĐ: Dạo chơi quan sát cây xoài
- TCVĐ: “ Cáo ơi ngủ
à”
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời, sỏi, chong chóng.
1. Yêu cầu:
- Trẻ được ra sân tắm nắng,
hít thở không khí trong lành, thỏa mãn vận động
- Trẻ quan sát và trả lời
được các câu hỏi cuả cô rõ ràng mạch lạc
2. Chuẩn bị:
-Sân bãi bằng phẳng sạch sẽ
an toàn. Địa điểm quan sát.
- Đồ chơi ngoài trời,sỏi ,
phấn , chong chóng.
3. Tiến hành:
*Cô kiểm tra trang phục, sức
khỏe của trẻ , dặn dò trẻ trước khi ra sân. Cô nói rõ địa điểm, mục đích của
buổi dạo chơi. Cô dẫn trẻ đên gần cây xoài cho trẻ quan sát và đàm thoại:- Ai
biết đây là cây gì ?Nó có những phần nào?Đặc điểm của các phần? Lợi ích của cây
xoài? Chúng ta phải làm gì để chăm sóc bảo vệ cây?
- Cô giáo dục trẻ biết chăm
sóc bảo vệ cây xanh, không hái hoa ngắt lá bẻ cành..
*TCVĐ: “ Cáo ơi ngủ à”
- Cô cho trẻ nhắc lại cách
chơi luật chơi. Cô nhắc lại cho trẻ nhớ.
- Trẻ chơi cô bao quát giúp
đỡ trẻ chơi.
* Chơi theo ý thích: Cô giới
thiệu đồ chơi , khu vực chơi. Cho trẻ chơi cô bao quát trong quá trình trẻ chơi
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung: -Làm quen bài
thơ : “ Tâm sự cái mũi”
1. Mục đích –yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội
dung , ý nghĩa bài thơ
2. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài thơ
3. Tiến hành:
+ Cô cho trẻ chơi tc: “Chỉ
theo cô nói không chỉ theo cô chỉ” Trò
chuyện về các bộ phận trên cơ thể. Chức năng của nó. Cô giới thiệu bài thơ: “
Tâm sự cái mũi”
- Cô đọc cho trẻ nghe 1
lần. Cho trẻ đọc cùng cô 2 lần
- Trò chuyện về nội dung của
bài thơ. Cô GD trẻ biết giữ gìn vệ sinh , chăm sóc các bộ phận trên cơ thể của
mình. Cho trẻ đọc cùng cô theo tổ, nhóm, cá nhân.
+Kết thúc cô cho cả lớp vận
động bài “Ồ sao bé không lắc”
* Chơi ở các góc: Cô giới thiệu góc chơi, đồ chơi, . cho trẻ về góc chơi trẻ thich. Qúa
trình trẻ chơi cô bao quát giúp đỡ trẻ chơi
* Đánh giá cuối ngày:
………………………………………………………………………………………
Post a Comment