Giáo án KPKH: Tìm hiểu về mùa xuân
Giáo án KPKH: Tìm hiểu về mùa xuân I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1. Kiến thức: - Củng cố, hệ thống kiến thức của trẻ về các dấu hiệu đặc trưn...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/giao-an-kpkh-tim-hieu-ve-mua-xuan.html
Giáo án KPKH: Tìm hiểu về mùa xuân
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
- Củng cố, hệ thống kiến
thức của trẻ về các dấu hiệu đặc trưng của mùa xuân:
+ Thời tiết, bầu trời,
nắng, gió
+ Sự thay đổi diễn ra
trong đời sống động thực vật trong mùa xuân: Cây cối đâm chồi nảy lộc. Loài hoa
đặc trưng của mùa xuân (Hoa đào, hoa mai). Chim chóc, ong bướm tìm mồi, hút mật.
+ Các hoạt động của con
người trong mùa xuân: đi lễ hội, đi chúc Tết, đón tết, đi lễ chùa.
- Biết được sự thay đổi
thời tiết theo mùa, mối quan hệ giữa thời tiết và sự thay đổi trong đời sống động,
thực vật
2. Kĩ năng:
- Có kỹ năng quan sát,
so sánh, phân nhóm các dấu hiệu đặc trưng theo mùa.
- Có kĩ năng thiết lập
mối quan hệ giữa thời tiết và sự thay đổi trong đời sống động, thực vật, hoạt động
của con người
- Phát triển ngôn ngữ mạch
lạc cho trẻ trong quá trình đàm thoại.
3. Giáo dục:
- Hình thành xúc cảm thẩm
mĩ cho trẻ có liên quan đến việc cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân.
- Hình thành ở trẻ hứng
thú khám phá môi trường xung quanh, có mong muốn tham gia vào việc giữ gìn bảo
vệ chúng
II. CHUẨN BỊ
- Các đoạn video clip cảnh:
+ Thời tiết mùa xuân,
cây cối, hoa, con vật trong mùa xuân.
+ Chuyển giao thời tiết
từ mùa đông sang mùa xuân sang mùa hạ.
+ Các hoạt động của con
người trong mùa xuân: đón tết, chúc tết, lễ hội xuân Hà Nội, hội Lim, đền Hùng,
tết trồng cây.
- Các hình ảnh, đoạn
video clip phục vụ cho các trò chơi ôn luyện củng cố trên máy tính
- Máy tính
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Ổn định
- Gọi trẻ đến gần
cô, cho trẻ nghe tiếng chim hót, tiếng
con côn trùng kêu. Cho trẻ đoán xem nghe được những tiếng gì? hỏi trẻ vào mùa
nào thấy nhiều loài chim và côn trùng.
* Hoạt động 2: Trò
chuyện đàm thoại về mùa xuân
- Ai biết một năm có mấy mùa? Đó là những mùa nào?
- Các con thử nghĩ xem
bây giờ là mùa gì?
- Tại sao các con nghĩ
bây giờ là mùa xuân?
- Mùa xuân bắt đầu từ
tháng mấy? Mùa xuân có gì đặc biệt?
+ Tìm
hiểu về thời tiết mùa xuân
- Thời tiết mùa xuân
như thế nào? Có gì khác so với thời tiết mùa đông?
(Mùa
xuân thời tiết ấm áp, mùa đông lạnh giá)
Câu hỏi gợi ý:
+ Bầu trời mùa xuân như
thế nào? Khi nhìn lên bầu trời chúng mình thường thấy những gì?
+ Mùa xuân còn có những
dấu hiệu nào khác nữa? Mưa, mây, gió, nắng?
(Bầu
trời trong xanh, nắng ấm, gió nhẹ, thỉnh thoảng có gió nồm, mưa phùn)
- Đố các con biết mưa
phùn còn gọi là mưa gì? Vì sao gọi là mưa phùn?
(
mưa rất nhẹ, hơi có gió)
- Thế mùa đông bầu trời
như thế nào? Gió mùa đông như thế nào?
=>
Cho trẻ xem đoạn băng hình về thời tiết mùa xuân: cảnh bầu trời mùa xuân, mây,
gió, nắng xuân, mưa xuân (có lồng bài thơ nói về thời tiết mùa xuân để củng cố và chốt kiến thức)-
+ Tìm
hiểu về cảnh vật cây cối, các hoạt động của con vật trong mùa xuân
- Cho trẻ xem tiếp đoạn
băng: Cây cối đâm chồi, hoạt động của các con vật trong mùa xuân.
+ Đoạn băng nói về điều
gì?
+ Vào mùa xuân có những
loài động vật nào? Tại sao chúng xuất hiện nhiều trong mùa xuân?
+ Khi mùa xuân đến
chúng mình thấy cây cỏ, hoa lá có những thay đổi gì?
Các con biết những loại
hoa nào? Những loài hoa nào chỉ nở vào mùa xuân?
=>
Mùa
xuân cây cối đâm chồi nảy lộc muôn hoa đua nở, chim chóc hót ca. Mùa xuân về, tết
đến là ngày tết Nguyên đán, tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
* Tìm
hiểu về hoạt động của con người vào mùa xuân
- Mùa xuân đến mọi người
thường làm gì?
(Gợi ý: Mùa xuân đến
các con thích gì nhất? Bố mẹ các con thường làm gì? Đi những đâu? Các con muốn
cùng bố mẹ làm những gì?)
- Cho trẻ xem băng hình
cảnh: Ngày tết, các lễ hội xuân Hà Nội, hội Đền Hùng, hội Lim, tết trồng cây.
(Trong quá trình xem
băng hình cô cùng trẻ thảo luận về các lễ hội, giới thiệu cho trẻ biết lễ hội:
+ Hội Lim ở Bắc Ninh.
+ Hội xuân tại Hà Nội
+Hội Đền Hùng ở Phú Thọ:
Giỗ tổ Hùng Vương.
+ Tết trồng cây:
- Ai là người phát động
tết trồng cây?
- Vì sao tết trồng cây
lại tổ chức vào mùa xuân? Cần làm gì để cây phát triển và xanh tươi?
(Mùa
xuân thời tiết ấm áp, có mưa phùn làm cho cây cối dễ phát triển)
* GD: Chăm sóc cây,
không ngắt lá, bẻ cành. Trồng cây để làm đẹp và bảo vệ môi trường
*
Mở rộng
+ Các con còn biết những
lễ hội nào?
+ Vì sao mọi người đều
yêu thích mùa xuân? Mùa xuân đem lại lợi ích gì cho mọi người?
+Theo các con cần làm gì cho mùa xuân thêm đẹp?
+ Đố các con sau mùa
xuân là mùa gì?
- Cho trẻ xem băng về sự
chuyển giao thời tiết từ mùa đông -> xuân -> hạ, các lễ hội trong mùa
xuân.
=>
Mùa xuân là mùa đầu tiên trong 4 mùa xuân - hạ - thu - đông, là mùa bắt đầu của
một năm mới. Mùa xuân đến cây cối đâm chồi nảy lộc, mưa phùn, thời tiết đôi khi
se lạnh.
Mùa xuân là mùa có những
lễ hội đặc sắc mang đậm nét truyền thống của dân tộc. Mùa xuân đến tết đến các
con thêm 1 tuổi, lớn hơn nên cần cố gắng vâng lời ông bà cha mẹ, cô giáo trở
thành bé ngoan.
*
Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập “Bé nào
khéo nhất”
Cách chơi:
Chia trẻ thành 3 - 4 nhóm chơi. Mỗi nhóm có 1 tranh khổ rộng vẽ hình ảnh cây trụi
lá (mùa đông) và một rổ có các lô tô nhỏ về các dấu hiệu của các mùa trong năm
như: lá (xanh non, xanh đậm, vàng…), chồi non, mây, mưa, gió, mặt trời, hoa,
ong, bướm, chim…hoạt động của con người.
- Trẻ ở các nhóm trang
trí cho bức tranh mùa xuân.
- Luật chơi:
Thời gian chơi sau 1 bản nhạc về mùa
xuân, nhóm trẻ thắng cuộc là nhóm gắn được gắn đúng và nhiều chi tiết
* Kết thúc:
Cô cho trẻ ra sân hoạt
động với thiên nhiên: chăm sóc cây cối, quan sát cây cối, cảnh vật ngoài trời…
HOẠT ĐỘNG
NGOÀI TRỜI
- Quan sát cây hoa Mai.
- TCVĐ: “Gieo hạt”
- Dặn dò trẻ trước khi ra sân
a.
HĐCCĐ:
- Gợi hỏi: Các cháu xem vườn
trường hôm nay như thế nào?
- Cây gì đây các cháu (Hoa
Mai)
- Bạn nào có nhận xét gì về
cây hoa Mai nào?
- Cô chỉ vào từng bộ phận của
cây hoa Mai và hỏi trẻ:
- Cây hoa Mai có những gì?
Hoa Mai maug gì? Cánh của hoa Mai như thế nào? Các cháu ngửi xem hoa Mai có mùi
gì? Hoa Mai có đẹp không? Các cháu có thích hoa Mai ko? Vì sao?
- Muốn có hoa Mai đẹp để ngắm
thì các cháu phải làm gì?
* Giáo dục trẻ biết chăm sóc
bảo về cây hoa Mai.
b. TCVĐ: “Gieo hạt”
- Cô hướng dẫn cách chơi và
luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2,3 lần.
c. CTD:
- Cô bao quát, đảm bảo an
toàn cho trẻ
HOẠT ĐỘNG
CHIỀU
Làm quen
bài hát “Bé chúc xuân”
- Cô giới
thiệu tên bài hát, tên tác giả
- Hát cho trẻ nghe nhiều lần
- Tóm tắt nội dung bài hát, Hỏi
trẻ: Bài hát có tên là gì? Do ai sáng tác?
* Chơi kết
hợp ở các góc:
- Cô
quan sát trẻ chởi các góc, gợi ý, động viên, khuến khích trẻ chơi, chơi xong
cho trẻ cất dọn đồ dùng đồ chơi gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ.