KPKH: Hạt và sự nảy mầm
KPKH: Hạt và sự nảy mầm 1. Mục đích, yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết sự phát triển của cây từ hạt, mầm cây có lá, cây trưởng thành ra...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/kpkh-hat-va-su-nay-mam.html
KPKH:
Hạt và sự nảy mầm
1.
Mục đích, yêu cầu:
-
Kiến thức: Trẻ
biết sự phát triển của cây từ hạt, mầm cây có lá, cây trưởng thành ra hoa, kết
quả. Biết những điều kiện cần thiết để hạt nảy mầm và phát triển: đất tơi xốp,
độ ẩm, ánh sáng.
-
Kỹ năng: Rèn kĩ
năng quan sát, ghi nhớ, tổng hợp, khái quát và phát triển ngôn ngữ.
-
Thái độ: Trẻ
hứng thú học, có ý thức trồng và chăm sóc cây xanh.
2.
Chuẩn bị: - 5
tranh vẽ về sự phát triển của cây từ hạt đậu (tranh 1: xới đất, gieo hạt; 2:
hạt nứt vỏ, có mầm trắng; 3: mầm lớn thành cây có lá; 4: cây đậu có nhiều lá,
nhiều cành; 5: cây đậu trưởng thành).
-
2 bộ tranh quá trình phát triển từ hạt.
-
Đàn ghi sắn bài hát “Lí cây xanh”; “Em yêu cây xanh”. Một số chậu cây cải, ớt…
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Vào bài.
-
Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”. Cô đố các cháu trong lớp mình hôm
nay có gì mới nào? Đó là cây gì? Cây cải, cây ớt cho chúng ta gì? ăn rau giàu
chất gì? ớt có vị gì? Các cháu có được ăn ớt, chơi với quả ớt không?
* Hoạt động 2: Quan sát tranh.
*
Tranh 1: muốn gieo hạt trước tiên chúng ta phải làm gì?
-
Sau khi gieo hạt xong làm gì? Hạt lúc này như thế nào?
*
Tranh 2: Gieo hạt ít ngày thì điều gì xảy ra? (hạt nứt vỏ, xuất hiện mầm
trắng).
-
Hạt nảy mầm thì cần có những điều kiện gì? (đất, nước, không khí, ánh sáng).
*
Tranh 3: Mầm được chăm sóc phát triển như thế nào? Đếm xem có mấy lá?
-
Lá màu gì? các cháu có biết đây là giai đoạn gì của cây không? (Cây có lá).
-
Cô và trẻ cùng hát bài “Lí cây xanh”, hỏi trẻ: Khi cây đã lớn các cháu phải làm
gì? Nếu cây đang phát triển mà đem cây vào phòng kín, lấy bao trùm lại cây sẽ
như thế nào? (cây sẽ chết).
-
Vậy muốn cây phát triển tốt phải làm gì?
*
Tranh 4: Cô đố các cháu, khi cây có đủ các điều kiện trên thì cây sẽ thế nào?
Con có biết đây là giai đoạn gì của cây không? (cây trưởng thành).
*
Tranh 5: Khi cây trưởng thành cây cho ta gì? Vậy cây đậu tương cho ta quả gì?
Sau khi quả đậu già chúng ta làm gì? Quả đậu già có màu gì? Trong quả đậu có
gì? hạt đậu giàu chất gì?
-
Mọi người đã chế biến hạt đậu tương thành nhứng món ăn gì? (làm đậu phụ, xay
nước uống…). Vậy quá trình phát triển của cây đậu tương như thế nào các cháu?
Có mấy giai đoạn?... Sau đ ó,
cho trẻ xem hình tròn khép kín của cây Đậu.
* Hoạt động 4: Trò chơi củng cố.
-
Trò chơi 1: Gieo hạt:
Cô và trẻ cùng chơi 2 lần.
-
Trò chơi 2: Thi ai nhanh: + Luật chơi: Tìm gắn đúng các giai đoạn phát
triển của cây từ hạt.
+ Cách chơi: Hai đội tham gia
chơi (mỗi đội 5 bạn), khi có hiệu lệnh cháu số 1 bật qua 3 vòng thể dục lên
chọn lấy 1 giai đoạn phát triển của cây từ hạt gắn ứng với số từ 1 đến 5 theo
hình vòng tròn khép kín của cây đậu. Bạn số 1 gắn xong về cuối hàng đứng, bạn
số 2 mới tiếp tục. Đội nào gắn đúng, nhanh hơn sẽ thắng. Kết thúc mỗi lần chơi
cô nhận xét kết quả của 2 đội.
* Giáo dục: Cây xanh rất có ích đối với đời
sống con người, vì cây xanh đem lại rất nhiều lợi ích cho con người đó là gì
các cháu? muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải làm gì?
* Kết thúc hoạt động: Cô và trẻ đứng dậy hát bài “Em
yêu cây xanh”.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
Nội
dung hoạt động: - Quan sát bầu trời, thời tiết
trong ngày.
- TCVĐ: Gieo hạt. - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài
trời.
1. Mục đích:
- Trẻ ra sân được hít thở không
khí trong lành, được vui chơi tự do để phát triển sức khỏe và thể lực. Trẻ chú
ý quan sát và nắm được một số đặc điểm của thời tiết: Trời nhiều mây, có gió…
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và
bảo vệ thân thể.
2. Chuẩn bị:
- Sân sạch sẽ, bằng phẳng. Đ/c
ngoài trời: Cầu trượt, xích đu, đu quay sạch sẽ, an toàn.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Quan sát bầu trời, thơì tiết
trong ngày.
-
Cô dẫn trẻ xuống sân cho trẻ đứng chỗ bóng mát và quan sát bầu trời và trẻ trò
chuyện:
+
Hôm nay con thấy bầu trời như thế nào?
+
Quan sát trên trời con thấy mây, gió có gì khác biệt không?
+
Với thời tiết này con cảm thấy trong người thế nào?
+
Khi đi học con phải ăn mặc như thế nào? Vì sao con phải mặc như vậy?
+
Trời mưa ( nắng ) chúng mình có được chơi ở ngoài trời không? Vì sao?
-
Giáo dục trẻ phải ăn mặc quần áo phù hợp theo mùa…
* TCVĐ: “Gieo hạt”: Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi và
tiến hành cho trẻ chơi 4 - 5 lần.
* Chơi tự do: Chơi với cầu trượt, xích đu, đu
quay. Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
- Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay
bằng xà phòng, dặn trẻ vặn nhỏ vòi để tiết kiệm nước.
* Hoạt động góc:
Góc sách (Chính)
KẾ
HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội
dung hoạt động:
- Hướng dẫn trò chơi “Giã chày một”.
- Chơi tự do ở các góc.
1.
Yêu cầu:
- Trẻ biết tên trò chơi, biết
cách chơi và chơi trò chơi hứng thú, chơi ở các góc đòn kết…
2. Chuẩn bị: Trẻ thuộc lời đồng dao. Đồ chơi
đầy đủ ở các góc.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động.
* Hướng dẫn trò chơi dân gian
“Giã chày một”.
- Cô giới thiệu tên t/c, cách
chơi cho trẻ.
- Cách chơi: Chia 2 nhóm
trẻ, mỗi nhóm 6 - 8 trẻ. Các nhóm ngồi vòng tròn nắm tay nhau đung đưa. Nhóm
kia đứng ngoài, lần lượt từng trẻ nhảy vào vòng tròn. Mỗi lần nhảy vào được thì
hát 1 câu của bài đồng dao trên. Cứ một trẻ đứng ngoài nhảy vào được vòng tròn
thì một trẻ ngồi ở vòng tròn đứng dậy hát câu tiếp theo. Rồi lại đến một trẻ ở
ngoài vòng tròn nhảy vào, một trẻ đang ngồi đứng dậy đọc câu tiếp theo. Cứ thế
cho đến hết, khi không còn ai ngồi nữa, tất cả hát câu cuối cùng “Đi ra mà giã”
rồi vổ tay và dậm chân thình thịch.
- Cô lần lượt tổ chức cho các
nhóm trẻ đều được chơi, trong quá trình chơi cô cùng tham gia chơi và gợi ý,
hướng dẫn trẻ chơi đúng.
* Chơi ở các góc theo ý thích:
- Trẻ về góc chơi theo ý thích, cô
bao quát, cùng tham gia chơi và động viên trẻ chơi ngoan, hứng thú… Chơi xong
trẻ cất dọn đồ chơi gọn gàng vào giá.
* Đánh giá các
hoạt động trong ngày. (Đón
trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).
……………………………………………………………………………………………………..
Post a Comment