GDAN: Dạy hát "Mời bạn ăn"

GDAN: Dạy hát "Mời bạn ăn" Nghe hát: Thật đáng chê. TCAN: Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng. 1. Mục đích yêu cầu: -  Trẻ hát ...

GDAN: Dạy hát "Mời bạn ăn"
Nghe hát: Thật đáng chê.
TCAN: Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng.

1. Mục đích yêu cầu:
-  Trẻ hát theo cô bài hát “ Mời bạn ăn”, nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu được nội dung bài hát.
- Trẻ hát rõ lời, đúng nhạc bài hát. Phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ âm nhạc. Biết đung đưa theo nhịp bài hát, phản ứng nhanh khi tham gia trò chơi.
- Giáo dục trẻ biết ăn uống đủ chất…..
2. Chuẩn bị:
- Đàn ghi sẵn nhạc bài hát “ Mời bạn ăn”, “Thật đáng chê”.
- 5 cái vòng thể dục, dụng cụ âm nhạc (xắc xô, phách tre).
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Hoạt động1: Đọc thơ và trò chuyện với trẻ.  
- Cho trẻ đọc bài thơ “Bé này bé ơi” cô hỏi trẻ:
+ Bé được cô dạy điều gì? Muốn cơ thể khỏe mạnh thì chúng ta phải làm gì nữa?
* Hoạt động 2: Dạy hát cho trẻ.
- Vậy chúng ta cùng mời bạn ăn cho chóng lớn nào:
- Cô hát lần 1 cho trẻ nghe kết hợp đàn để trẻ nghe và biết giai điệu của bài hát.
- Cô hát lần 2: Cô hát to, rõ ràng để trẻ nhẩm lời.
- Cô hỏi trẻ: Các con vừa nghe cô hát bài hát gì? Bài hát nói về những gì nào?
- Cô cho trẻ hát cùng cô từ đầu đến hết bài 3 - 4 lần.
- Sau đó cho trẻ hát dưới hình thức thi đua giữa các tổ, nhóm, cá nhân.
- Cô chú ý động viên, sửa sai cho trẻ.
- Khi trẻ đã thuộc lời cô cho cả lớp hát theo đàn 1 lần nữa.
* Hoạt động 3: Nghe hát “Thật đáng chê”.
- Các con vừa chơi rất là giỏi, bây giờ cô sẽ hát tặng các con bài hát “Thật đáng chê” lời của chú Việt Anh.
- Cô hát lần 1: Kết hợp đàn.
- Hỏi trẻ: Cô vừa hát bài hát gì? Trong bài hát thì bạn chim như thế nào?
+ Ăn gì? Uống gì?  Bị đau gì?
- Cô hát lần 2: Mời trẻ đứng dậy hưởng ứng bài hát cùng cô.
* Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc “Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng”.
- Cô nêu cách chơi, luật chơi cho trẻ nghe và cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
* Hoạt động 5: Kết thúc: Cô và trẻ hát lại bài “Mời bạn ăn” một lần nữa.


 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCCĐ:              Quan sát cây rau cải
- TCVĐ: Cáo và thỏ.   
- Chơi tự do: Chơi với đ/c ngoài trời.
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết về rau cải với các món chế biến từ rau cải.
- Trẻ biết ăn uống đủ chất. không kén chọn thức ăn.
2. Chuẩn bị:
- Đ/c ngoài trời: Cầu trượt, xích đu, đu quay, sân bãi sạch sẽ an toàn..
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Quan sát các cô cấp dưỡng đang rửa rau và thái rau.
- kiểm tra sức khỏe của trẻ, dặn dò trẻ khi ra vườn, không chạy nhảy lung tung.
- Cho trẻ nối đuôi nhau ra vườn, cô chỉ cay rau cải cho trẻ quan sát và đàm thoại:
- Cô hỏi trẻ : +  Rau gì đây? Trông nó như thế nào . nó thuộc nhóm thực phẩm nào?
+ Để làm gì? Mẹ và cô hàng ngày chế biến cho các con thành những món gì?
+ Ăn rau có ợi gì cho cơ thể? .Chính vì vậy trong bữa ăn các con phải như thế nào?
+ Vậy các con làm gì để tỏ lòng biết ơn những người đã trồng, đã náu cho các con ăn?
* TCVĐ: “Cáo và thỏ”.  Cô nêu lại cách chơi cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
* Chơi tự do: Chới với cầu trượt, xích đu, đu quay. Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
- Chơi xong cho trẻ đi rửa tay, dặn dò trẻ vặn vòi nước nhỏ để tiết kiệm nước.
KẾ HOẠCH  TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung: - Liên hoan văn nghệ, đóng chủ đề “Bản thân”. Mở chủ đề “Gia đình thân yêu và ngày vui vủa thầy cô giáo”.
                  - Nêu gương cuối tuần.
1. Yêu cầu: - Trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia biểu diễn cùng cô và các bạn.
- Chơi trò chơi đúng cách, đúng luật.
2. Chuẩn bị: - Một số bài thơ, bài hát chủ đề “Bản thân”: “Đố bạn biết tên tôi”, “Ồ  sao bé không lắc”, “Tâm sự của cái mũi”, “Bé ơi”… 5 que chỉ.
- Một số hình ảnh về chủ đề gia đình. Phiếu bé ngoan.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động
* Liên hoan văn nghệ, đóng chủ đề “Bản thân”.
- Cô cất cho trẻ hát bài “Đố bạn biết tên tôi”, hỏi trẻ vừag hát bài gì? Mời trẻ kể tên những bài hát, bài thơ, câu chuyện đã được học trong chủ đề.
- Lần lượt cô mời trẻ lên tham gia biểu diễn đọc thơ, múa hát dưới hình thức cá nhân, nhóm, tập thể thi đua.
- Mời cả lớp hát và vận động bài “Ồ sao bé không lắc”
* Mở chủ đề “Gia đình”: Cô mở cho trẻ xem câu chuỵên “Tích chu”, hỏi trẻ: Vừa xem câu chuyện gì? Câu chuyện kể về ai?... Nhắc trẻ về nhà tìm hiểu về các thành viên trong gia đình mình: Tên gì? Làm nghề gì?...
* Nêu gương cuối tuần: Cô mời trẻ nhận xét chung về tình hình của bạn trong ngày, mời trẻ ngoan lên cắm cờ, nhận phiếu bé ngoan và động viên trẻ chưa ngoan phải cố gắng.

* Đánh giá các hoạt động trong ngày.

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-nho 5922311872157209557

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item