LQVH: Thơ “Cây dừa”

LQVH: Thơ “Cây dừa” 1. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: + Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả sáng tác. Trẻ đọc thuộc, hiểu nội dung bài...

LQVH: Thơ “Cây dừa”

1. Mục đích yêu cầu:

- Kiến thức:

+ Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả sáng tác. Trẻ đọc thuộc, hiểu nội dung bài thơ.

- Kỹ năng:

+ Trẻ đọc bài thơ diển cảm, thể hiện âm điệu, nhịp điệu của bài thơ.

- Thái độ: + Trẻ chú ý học và đọc thơ cùng cô.

+ Giáo dục trẻ biết ích lợi của cây, biết cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

2. Chuẩn bị:

- Tranh thơ “Cây dừa”. Que chỉ.

3. Tiến trình tổ chức hoạt động:

* Hoạt động 1: Vào bài.

- Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài “Em yêu cây xanh”. Hỏi trẻ:

+ Các cháu vừa hát bài gì? Vì sao các cháu phải yêu cây xanh?

+ Cây xanh cho chúng ta những gì?

+Cây xanh thì có rất nhiều loại thân cây khác nhau, đó là những loại nào? (Cây thân cứng, có cây thân mềm, cây dây leo. Chú Trần Đăng Khoa cũng rất yêu cây xanh, nhất là loại cây ăn quả vì thế mà chú đã sáng tác ra bài thơ “Cây dừa” để tặng chúng ta các cháu hãy chú ý lắng nghe nhé!

* Hoạt động 2: Đọc mẫu và đàm thoại cùng trẻ.
- Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm bài thơ cho trẻ nghe, hỏi trẻ về tên bài thơ, tên tác giả sáng tác?
- Cô đọc lần 2: Kết hợp cho trẻ xem tranh minh hoạ, trích dẫn làm rõ ý nội dung bài thơ, giải thích từ khó “Bạc thếch, hũ rượu, đánh nhịp…”.
* Đàm thoại:
- Cho trẻ đọc đọc thơ cùng cô (2 - 3 lần).
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Bài thơ nói về cây gì?
- Cây dừa như thế nào?
- Thân dừa như thế nao? Quả dừa ra sao?
- Tàu dừa giống gì? Quanh cổ dừa có những cái gì?
- Tại sao lại nói ai đeo bao hủ rượu quanh cổ dừa?
- Người ta trồng cây dừa để làm gì?
- Cây có ích lợi gì đối với đời sống con người? (cho bóng mát, quả ngọt, hoa thơm, cho gổ, cho không khí trong lành...)
- Thế muốn có nhiều cây xanh mọi người phải làm gì?
- Trồng cây rồi, nhưng muốn cây nhanh lớn còn phải làm gì nữa?
* Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ.
- Mời cả lớp đọc thơ cùng cô 2 lần.
- Cô chú ý sữa sai cho trẻ.
- Cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ thi đua đọc thơ (cô sửa sai cho trẻ )
- Cô có thể tổ chức cho trẻ đọc nối tiếp nhau giữa tổ này với tổ kia.
* Kết thúc hoạt động:
- Cô cho cả lớp cùng đọc lại bài thơ cây dừa và chuyển sang hoạt động khác.

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung hoạt động: - Quan sát cây Vú sữa
- TCVĐ: Kéo co.     - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
1. Yêu cầu:
- Trẻ ra sân được hít thở không khí trong lành. Biết được các đặc điểm rõ nét của cây vú sữa,
- Biết cách chăm sóc và ích lợi của cây đối với đời sống con người...
2. Chuẩn bị:
- Cây Vú sữa trong sân trường có lối đi rộng đủ chổ cho trẻ đứng quan sát.
- Đ/c ngoài trời: Xích đu, đu quay, cầu trượt… sạch sẽ, an toàn.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Quan sát cây Vú sữa.
- Cô cùng trẻ thảo luận quy định khi ra sân trường?
- Cô dẫn trẻ ra sân vừa đi vừa hát bài “Ra vườn hoa” đứng trước cây Vú sữa quan sát và hỏi trẻ:
+ Các cháu nhìn xem lớp mình đang đứng trước cây gì? Đây là gì của cây?
+ Thân, lá, hoa,… như thế nào? Có màu gì? Quả vú sữa có vị gì?
+ Phần cây phía dưới đất gọi là gì?
+ Rể cây giúp cây làm gì? Nhờ gì mà cây Vú sữa to lớn như thế này?
+ Mọi người trồng cây vú sữa để làm gì?...
+ Các cháu có thích cây vú sữa có quả để ăn không?
+ Vậy hàng ngày các cháu phải làm gì?…
* TCVĐ: Kéo co.
- Cô cho trẻ nói lại cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
* Chơi tự do: Cho trẻ chơi với xích đu, đu quay, cầu trượt… Cô chú ý bao quát trẻ chơi an toàn.
* Hoạt động góc: Góc xây dựng ( Chính)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Học Kidsmart.
                                    - Chơi theo ý thích ở các nhóm.
1. Mục đích:
- Trẻ biết tên và nắm được nội dung bài học, trẻ học hứng thú.
- Chơi đoàn kết với bạn…
2. Chuẩn bị: 
- Máy vi tính, có đủ chổ ngồi cho trẻ học, chơi. 
- Đồ chơi đầy đủ ở các góc chơi.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động: 
- Cô dặn dò trẻ trước lúc lại học máy.
* Học Kidsmart:
- Cô cho nhóm trẻ lại máy để học cùng thầy Phong
- Thầy hướng dẫn trẻ thao tác trên máy và chơi.
* Chơi ở các góc theo ý thích.
- Những nhóm trẻ còn lại cô cho trẻ chơi theo ý thích ở các nhóm, khi trẻ nhóm 1 học máy xong cô cho trẻ nhóm 2 xuống học, cô bao quát trẻ và nhắc trẻ không đi lại lộn xộn, không tranh dành đồ chơi với bạn.
- Chơi xong trẻ biết thu dọn đồ chơi gọn gàng vào góc.
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
* Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).

……………………………………..………………………………………………………………

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-nho 4448035853833598701

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Liên kết bạn bè

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item