Giáo án LQVT: Nhận biết hình vuông; hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác
Giáo án LQVT: Nhận biết hình vuông hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác 1. Mục đích yêu cầu. * Kiến thức: - Trẻ nhận biết được hì...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/giao-an-lqvt-nhan-biet-hinh-vuong-hinh-tron-hinh-chu-nhat-hinh-tam-giac.html?m=0
Giáo án LQVT: Nhận biết hình vuông
hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác
hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác
1. Mục đích yêu
cầu.
*
Kiến thức: - Trẻ
nhận biết được hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác qua các đồ
dùng, đồ chơi và các dụng cụ.
-
Biết so sánh sự giống và khác nhau giữa các hình với nhau.
*
Kỹ năng: Rèn kỹ
nă ng so sánh, phân biệt. Biết tô màu đúng và đẹp theo
yêu cầu của bài tập.
* Thái độ: Trẻ ngoan ngoãn, chú ý học, hứng
thú tham gia trò chơi.
2. Chuẩn bị.
- Mỗi trẻ 1 hình vuông, 1 hình
tròn, 1 hình chữ nhật, 1 hình tam giác, một rổ hột hạt.
-
4 ngôi nhà bằng các hình vuông, tròn... chứa các chấm tròn có số lượng khác
nhau…
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động.
* Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “Bé tới
trường”. Sau đó trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài thơ, cô hỏi trẻ: Các cháu
đén trườn để làm gì? ở trường có những gì?...
* Hoạt động 2: Ôn nhận biết hình
tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác.
- Cô giới thiệu với trẻ về chiếc
túi kì lạ bên trong có rất nhiều thứ quà.
- Cô mời trẻ nào giỏi lên thò tay
vào túi chọn món quà con thích và nói đó là quà gì?
- Trẻ nói xong cô yêu cầu trẻ giơ
lên cho các bạn kiểm tra xem đã đúng chưa?
* Hoạt động 3: So sánh sự giống
nhau và khác nhau giữa các hình vuông, tròn, tam giác, chữa nhật.
- Cô đưa hình vuông và hình chữ nhật ra cho trẻ gọi
tên và cho trẻ so sánh sự giống nhau và khác nhau của 2 hình đó.
+ Giống: đều là hình có 4 cạnh.
+ Khác: Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau, hình chữ
nhật có 2 cạnh dài và 2 cạnh ngắn.
- Tiếp theo cô cho trẻ so sánh giữa hình tam giác,
hình tròn và hình vuông.
+ Khác nhau: Hình tam giác có 3 cạnh không lăn được,
hình tròn không có cạnh và lăn được, hình vuông có 4 cạnh, không lăn được.
* Hoạt động 4: Trò chơi cũng cố.
- T/c 1: “Giơ nhanh, nói đúng”.
+ Cô nêu cách chơi và cho trẻ
chơi 3 - 4 lần.
- T/c 2: “Tìm về nhà”.
- Trẻ tìm về đúng nhà theo yêu
cầu của cô. Tổ chức cho trẻ chơi 2 lần.
* Kết thúc: Cô cho trẻ về góc và xếp các
hình vừa học theo yêu cầu của cô bằng hột hạt, cô động viên khuyến khích và
giúp đỡ trẻ để trẻ hứng thú thực hiện.
* Hoạt động góc: Góc phân vai (
góc chính)
*KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội
dung hoạt động: Quan sát cổng trường và sân trường
- TCVĐ: “ Tung bóng” - Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
1. Mục đích yêu cầu:
- Phải đảm bảo an toàn cho trẻ khi ra sân, - Trẻ biết được muốn vào trừng phải qua cổng, trẻ biết phải có cổng, vào cổng là đến sân- Trẻ biết trả lời một số câu hỏi của cô to và rõ ràng, trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi- Giáo trẻ không được chạy ra cổng khi cô kông cho phép, không được trèo lên cổng sẽ bị ngã
2. Chuẩn bị:- Quần áo gọn gàng, các câu hỏi đàm thoại
- Bóng cho trẻ, sân bằng phẳng, các loại đồ chơi ngoài trời như cầu trượt, xích đu
3. Tiến hành các tổ chức hoạt động:+ Cô dặn dò trẻ một số nội quy trước khi ra sân, không chạy nhảy, xô đẩy nhau. + Cô cho trẻ ra cổng trường đứng quanh , cô chỉ vào cái cổng và hỏi trẻ các con có biết đây là gì không? cô gợi hỏi trẻ muốn vào trường thì các con phải đi qua gì? các con nhìn xem trường mình có mấy cổng? Cổng này là cổng gì? vì sao con biết? Còn đây là cổng gì? vì sao? trên cổng có gì? khi muốn vào cổng thì phải làm như thế nào?cổng được làm bằng gì? …đi qua cổng thì vào đến đâu? sân được làm bằng gì? ở sân có những gì? vì sao lại làm sân rộng như thế? Khi ra sân chơi thấy rác thì các con phải làm gì? vì sao lại không được vứt rác ra sân+ Giáo dục trẻ: khi ra sân chơi không được chạy quá nhanh ngã sẽ rất đau, khi trời mưa không được ra sân, phải giữ gìn chung thì sân mới sạch và đẹp
* TCDG: “Lộn cầu
vồng”.
-
Cô cho trẻ nêu lại cách chơi và luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát, nhắc nhở và cùng tham gia chơi với trẻ.
* Chơi tự do: Cô cho trẻ chơi theo ý thích,
bao quát trẻ chơi an toàn.
-
Chơi xong cho trẻ đi rửa tay, dặn dò trẻ vặn vòi nước nhỏ để tiết kiệm nước.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Rèn
một số nề nếp cho trẻ khi chơi ở các góc, đi vệ sinh.
- Chơi tự do ở các góc.
1.
Yêu cầu.
-
Trẻ biết thể hiện các vai chơi của mình, trẻ biết giao lưu với các bạn trong
nhóm chơi.
-
Trẻ biết giữ gìn bảo về, biết sắp xếp gọn gàng sau khi chơi…
2.
Chuẩn bị.
-
Đồ chơi đầy đủ ở các góc.
3.
Tiến hành tổ chức hoạt động.
*
Cô cho trẻ về góc mà trẻ thích và rèn
một số nề nếp cho trẻ khi chơi ở các góc.
-
Cô trò chuyện với trẻ về trường MN, về lớp Nhở C. Cho trẻ kể về các đồ chơi,
các góc chơi ở trong lớp. Cô hỏi trẻ: + Khi chơi ở các góc, với các đồ chơi
cháu phải chơi như thế nào?
+
Khi xong cháu phải làm gì?...
-
Sau đó, cho trẻ về góc chơi theo ý thích.
-
Cô gợi ý và động viên trẻ ở các nhóm chơi trẻ tự thể hiện vai chơi, chơi xong
cô nhắc nhở trẻ cất đồ
chơi gọn gàng.
-
Cô hướng dẫn trẻ thực hiện một số nề nếp như đi vệ sinh đúng chổ, đi xong biết
dội nước....(Cô hướng dẫn trẻ theo tưng nhóm).
*
Đánh giá các hoạt động trong ngày.
(Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).
………………………………………………………………………………………………..…
Post a Comment