Giáo án LQVH: Thơ "Mưa"
Giáo án LQVH: Thơ "Mưa" 1. Mục đích yêu cầu. - Kiến thức: Trẻ thuộc bài thơ, nhớ tên và hiểu được nội dung bài thơ. - Kỷ ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/giao-an-lqvh-tho-mua.html?m=0
Giáo án LQVH:
Thơ "Mưa"
1.
Mục đích yêu cầu.
-
Kiến thức:
Trẻ
thuộc bài thơ, nhớ tên và hiểu được nội dung bài thơ.
-
Kỷ năng:
+
Trẻ đọc thơ nhẹ
nhàng, thể hiện tình cảm trong khi đọc, cảm nhận được nhịp điệu bài thơ.
+
Trả lời được một số câu hỏi của cô đủ câu đủ từ.
-
Thái độ:
+
Qua bài thơ giáo dục trẻ yêu quý mẹ, biết công lao và biết ơn mẹ.
2.
Chuẩn bị:
-
Địa điểm: Lớp học thoáng mát, sạch sẽ.
-
Tranh minh họa nội dung bài thơ. Chiếu trải, que chỉ…
3.
Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Hát và trò chuyện về chủ đề.
-
Cô cùng trẻ hát bài “Cô và mẹ”. Sau đó, cô hỏi trẻ:
-
Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về ai?
* Hoạt động 2: Cô đọc thơ và đàm thoại về nội dung
bài thơ.
-
Cô giới thiệu bài thơ, tên tác giả và đọc cho trẻ nghe.
+
Cô đọc cho trẻ nghe lần 1: Cô đọc chậm, rõ ràng.
-
Cô hỏi trẻ: Cô vừa đọc xong bài thơ gì các con?
+
Bài thơ do ai sáng tác?
-
Cô đọc lần 2: Kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa.
-
Đàm thoại, trích dẫn làm rõ ý về nội dung bài thơ:
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
+
Trong bài thơ nhắc đến ai? Vì sao mưa ơi đừng rơi nữa?
+
Chợ làng đường thế nào? Qua sông phải có gì?
+
Mưa vẫn rơi vẫn rơi, ào ào ở đâu?
+
Con sông vào mùa hạ như thế nào?
+
Vai mẹ gầy vì sao? Gió lùa qua đâu?
+
Mưa ngập tràn gì?
*
Giáo dục trẻ: Biết yêu quý, vâng lời mẹ và người thân trong gia đình, biết công
lao và sự vất vả của mẹ.
* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ.
-
Cô mời cả lớp đọc theo cô. Cô cho trẻ đọc từng câu cho đến hết bài thơ cùng cô
2 - 3 lần.
-
Cô thấy lớp chúng mình đọc to, rõ ràng rồi, bây giờ cô sẽ cho 3 tổ cùng thi đua
nhau đọc thơ xem tổ nào sẽ đọc giỏi nhé.
-
Cô mời từng tổ đọc thơ.
-
Khi tổ này đọc xong cô cho các bạn tổ khác đứng lên nhận xét và tuyên dương tổ
bạn.
-
Cụ mời nhóm, cá nhân đọc. Cô chú ý sửa sai, động viờn trẻ.
-
Cô khuyến khích những trẻ đọc chưa rõ lời, còn rụt rè lên đọc để rèn cho trẻ
đọc tốt và mạnh dạn hơn khi đứng trước các bạn .
-
Trong quá trình trẻ đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ nói ngọng, trẻ đọc sai từ… và
động viên trẻ đọc rõ ràng hơn.
-
Cô cho trẻ đọc bài thơ luân phiên theo các tổ và đọc giọng đọc to, giọng đọc
nhỏ.
* Hoạt động 4: Kết thúc hoạt động: Chơi t/c “Trời mưa”.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
Nội
dung hoạt động: - Quan sát cây sy
-
TCVĐ: Cáo và thỏ. - Chơi tự do: Chơi với đ/c ngoài trời
1. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết tên và một số đặc điểm
nổi bật của cây sy.
- Trẻ ra sân được hít thở không
khí trong lành, được vui chơi phát triển thể lực, sức khỏe.
- Trẻ biết cách chăm sóc và bảo
vệ cây xanh để cho không khí trong lành và làm đẹp cho sân trường.
2.
Chuẩn bị:
-
Chỗ đứng đủ cho trẻ quan sát. Cây chuối cảnh thật của trường.
-
Đ/c ngoài trời: Xích đu, đu quay, cầu trượt sạch sẽ, an toàn. Mũ cáo và thỏ đủ
trẻ.
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Quan sát cây sy.
-
Cô trò chuyện với trẻ trước khi ra sân phải tắt hết quạt điện để tiết kiệm điện
và dặn dò trẻ ra sân phải ngoan ngoãn, Không chạy lung tung. Sau đó, cho trẻ
đứng quanh cây ngâu quan sát. Hỏi trẻ:
-
Đây là cây gì? Cây sy là loại cây dùng để
làm gì? (Cây ăn quả/ cây cảnh/ cây lương thực...)
-
Thân, lá của cây sy thế nào?
-
Cây sy có tác dụng gì?
-
Muốn có môi trường trong sạch, không khí trong lành thì chúng ta cần phải làm gì?
* TCVĐ: Cáo và thỏ.
-
Cô nêu cách chơi, luật chơi; sau đó hỏi lại trẻ.
-
Tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
* Chơi tự do: Chơi với xích đu, đu quay, cầu trượt. Cô bao quát
trẻ chơi an toàn.
* Hoạt động góc: Góc nghệ thuật (
chính)
KẾ HOẠCH TỔ
CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội
dung hoạt động: -
Học Kidsmart.
- Hoàn
thành các bài tập trong vở toán.
1.
Mục đích:
-
Trẻ biết tên và nắm được nội dung bài học, trẻ học hứng thú.
-
Biết yêu cầu và hoàn thành bài tập còn làm giở.
2.
Chuẩn bị:
-
Máy vi tính của lớp, có đủ chổ ngồi cho trẻ học, chơi.
-
Vở toán, bút màu.
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Học Kidsmart.
-
Cô chia trẻ thành 4 nhóm và lần lượt sẽ cho trẻ từng nhóm lại máy để học cùng
cô.
-
Cô hướng dẫn trẻ thao tác trên máy và chơi.
* Hoàn thành các bài tập trong vở
toán.
- Cô cho trẻ ngồi vào bàn, phát
vở và bút màu cho trẻ.
- Cô gợi ý và hướng dẫn cho trẻ
làm những bài tập còn thiếu trong vở toán.
- Trong quá trình trẻ thực hiện,
cô quan sát đến bên trẻ gợi ý và hướng dẫn, sửa sai cho trẻ khi cần thiết.
- Nhận xét quá trình học của trẻ.
*
Đánh giá cách hoạt động trong ngày. (
ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Post a Comment