LQVT: Nhận biết phía trên-dưới, trước-sau đối với bản thân trẻ
LQVT: Nhận biết phía trên-dưới, trước-sau đối với bản thân trẻ I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1. Kiến thức: - Trẻ biết phía trên - dưới, trư...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/lqvt-nhan-biet-phia-tren-duoi-truoc-sau-doi-voi-ban-than-tre.html?m=0
LQVT: Nhận biết
phía trên-dưới, trước-sau đối với bản thân trẻ
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
- Trẻ biết phía trên - dưới, trước - sau
đối với bản thân trẻ.
- Trẻ xác định được các
phía của bản thân trẻ
2. Kỷ năng:
- Rèn sự chú ý ghi nhớ có chủ
định cho trẻ.
- Phát triển khả năngdieenx tả mạch lạc, chính xác các phía của bản thân
- Qua bài học, trẻ biết định hướng trong không gian.
3. Giáo dục:
- Trẻ ngoan ngoãn, chú ý,
nghiêm túc trong giờ học, biết quan tâm đến bạn bè
II. CHUẨN BỊ
-Bóng bay buộc dây trên cao, bánh
kẹo, 1 chú thỏ bông, hoa dán dưới nền nhà
- Mỗi trẻ 1 rổ đựng đồ chơi bên trong có 1 củ cà rốt, 1 xắc xô.
- Bài hát, bài đồng giao, trò chơi.
III. TIẾN HÀNH
* Gây
hứng thú, giới thiệu bài
“ Nhắn tin nhắn tin”
- Gọi trẻ đến bên cô:
- Các con ơi! Hôm nay, bạn Thỏ Bông tròn 4 tuổi và bạn đã gữi lời mời
tất cả các bạn trong lớp chúng mình tới nhà bạn ấy tham dự đấy! Các con hãy
cùng cô mang bánh và quà sinh nhật đến cho bạn ấy nào!( Trẻ vui đọc bài thơ “
Phải là hai tay” đi về chỗ.
* Hoạt động 1: “Dạy trẻ Nhận biết phía trên-dưới, trước-sau đối với bản thân”
- Bạn Thỏ Bông đã trang
trí cho ngày sinh nhật của mình thật đẹp đấy, chúng mình cùng đi xem nào!
- Đây là gì vậy?( Bóng
bay)
- Những quả bóng bay có
màu gì? Được treo ở đâu?
- Chúng mình phải làm thế
nào để nhìn thấy bóng bay?
- Vì sao phải ngẩng đầu
lên mới nhìn thấy bóng bay?
- Cô hỏi nhiều trẻ và gợi
ý cho trẻ nhấn mạnh được từ “ Phía trên”
- Bạn Thỏ đã tranng trí
những quả bóng bay này ở phía trên rất đẹp, ngoài ra, bạn còn trang trí gì nữa
nhỉ?
- ai giỏi cho cô biết,
sàn nhà thỏ trang trí gòi nào?
- Những bông hoa có màu
gì? Được dán ở đâu?
- Chúng minnhf phải làm
gì để có thể nhìn thấy bông hoa đó?
- Vì sao phải cúi xuống
mới nhìn thấy?
- Cô hỏi nhiều trẻ và gợi
ý cho trẻ nhấn mạnh được từ “ Phía dưới”
- Các con vừa nhìn
thấy sự khéo léo của thỏ Bông qua cách
trang trí nhà cửa rồi. Để ngày sinh nhật bạn Thỏ có nhiều điều bất ngờchungs
mình cùng tổ chức tặng quà cho bạn ấy một cách thật vui vẽ nào!
- Bạn Thỏ thích ăn gì
nhất?
Cô đã chuẩn bị những món
quà cho bạn ấy rồi, chúng mình cùng lấy những món quà ra nào!
- Bây giờ các con hãy
nhìn xem, cô có gì đây? Các con có nhìn thấy củ cà rốt này không? Vì sao các
con lại nhìn thấy? (Vì nó ở phía trước)
- Những củ cà rốt này
thật thơm ngon phải không nào!
- Chúng ta hãy cùng tặng
nó cho thỏ trắng nào!
- Tiếp theo, hãy nhìn
xem, sau lưng cô có gì? Vì sao các con lại không thấy? ( Vì nó ở phía sau)
- Những hộp bánh kẹo này
thật thơm ngon phải không nào.
Hoạt động 2: Trò chơi “
Hãy làm theo cô nói, không làm theo cô làm”
Ngày hôm nay, đến tham dự
với buổi sinh nhật thỏ Bông, cô còn mang đến cho các con 1 trò chôi rất hay nữa
đấy, trò chơi mang tên “ Hãy làm theo cô
nói, không làm theo cô làm”
- Cô
nêu cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi 3 -4 lần.
* Kết thúc: Trẻ vui hát bài
“ Bạn có biết tên tôi” và ra sân chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Quan sát vườn rau trong trường
TC: “Gieo hạt”
CTD: “Xích đu, cầu trượt”
I. KẾT QUẢ
MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
- Trẻ biết có nhiều vườn
rau trong trường: cây có luống, cây cao, cây thấp
2. Kỷ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát,
ghi nhớ có chủ định, phát triển óc sáng tạo của trẻ.
3. Giáo dục:
- Biết được ích lợi của
rau xanh đối với đời sống con người và biết chăm sóc, bảo vệ rau xanh.
II. CHUẨN BỊ
- Cho trẻ tham quan, quan sát vườn rau
ở sân trường.
III. TIẾN HÀNH
* Cô trò chuyện và đàm
thoại về một số vườn rau có trong sân trường, ở gia đình hay ở công viên.
- Ai giỏi kể cho cô và
các bạn cùng nghe mình biết những loại rau xanh gì?
- Lá của nó như thế nào?
Có màu gì?
- Muốn cây lớn nhanh phải
làm gì? Ngoài những vườn rau có ở sân trường, còn có những loại rau gì nữa?Nó
được trồng ở đâu?
- Rau xanh có lợi ích như
thế nào đối với cuốc sống của chúng ta?
à Các con ạ!
Rau xanh không chỉ là nguồn thức ăn hằng ngày, mà nó còn mang lại cho chúng ta
rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và muối khoáng nữa đấy.Để cho những vườn rau
này mau lớn các con phải thường xuyên sới đất, tưới nước, chăm sóc và bảo vệ
cho cây trong vườn trường nhé!
* TCVĐ : “Gieo hạt nảy mầm”
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi.
Cô giáo dục trẻ biết ích
lợi của cây hoa đối với đời sống con người. Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây
xanh
* Chơi tự do: “Bóng, chong chóng”
- Cô bao quát trẻ chơi,
bảo đảm an toàn cho trẻ.
HOẠT ĐỘNG
CHIỀU
Chơi kết hợp ở các góc
- Cô
quan sát trẻ chơi ở các góc
- Luyện
cho trẻ 1 số kỷ năng múa hát
- Chơi
xong cho trẻ cất dọn đồ chơi gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ.
Đánh giá cuối ngày
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................