Hoạt động học văn học truyện: Anh chàng mèo mướp
Hoạt động học văn học truyện Anh chàng mèo mướp I. Mục đích: *- Trẻ nhớ được tên truyện, các nhân vật trong truyện, hiểu được nội ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/hoat-dong-hoc-van-hoc-truyen-anh-chang-meo-muop.html?m=0
Hoạt động học văn học truyện
Anh chàng mèo mướp
I. Mục đích:
*-
Trẻ nhớ được tên truyện, các nhân vật trong truyện, hiểu được nội dung truyện.
Biết trả lời các câu hỏi của cô theo nội dung truyện.
- Trẻ biết được mâm ngũ quả của ngày tết
trung thu như thế nào, có những gì và biết giữ vệ sinh khi ăn.
- Trẻ biết
ý nghĩa của ngày tết trung thu: Là ngày tết dành riêng cho các cháu thiếu niên,
nhi đồng. Nhiệt tình tham gia biểu diễn văn nghệ và hào hứng phá cỗ trung thu cùng các bạn.
*-
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, khả năng ghi nhớ có chủ định. Rèn kỹ năng kể
chuyện diễn cảm cho trẻ.
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét cho trẻ.
- Rèn kỹ năng giao tiếp, tính mạnh dạn, tự
tin cho trẻ.
*- Giáo
dục trẻ chăm đi học, yêu trường lớp, cô giáo, bạn bè.
- Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh ăn uống.
- Giáo dục trẻ có ý thức học tập tốt, hăng hái
trong các hoạt động lễ hội.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh
họa truyện, rối dẹt minh họa truyện.
- Mâm ngũ quả, các loại hoa quả
đồ chơi, 3 cái đĩa to.
- Xắc xô, mũ múa, trang phục,
phông trang trí.
-
Đồ dùng, đồ chơi ở các góc.
III. Tiến hành:
Hoạt
động của cô
|
Hoạt
động của trẻ
|
Bổ sung
|
1. Hoạt động học: Văn học: Truyện:
Anh chàng mèo mướp.
* Hoạt động 1: Gây hứng
thú
- Cô cùng cả lớp hát bài: “Vui đến trường”
- Trò chuyện cùng trẻ:
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói về điều gì?
- Dẫn dắt vào bài.
* Hoạt động 2: Cô kể
chuyện
- Lần 1: Kể diễn cảm với điệu bộ, thái độ, cử chỉ phù
hợp.
- Lần 2: Kể diễn cảm theo tranh
* Hoạt động 3: Giúp trẻ
hiểu tác phẩm.
Đàm
thoại :
- Cô vừa kể cho chúng mình nghe chuyện gì?
- Trong chuyện có những ai?
-
Vào ngày khai trường ai đã rủ Mèo Mướp đi học?
-
Khi Mèo Tam Thể đến rủ đi học thì Mèo Mướp đang làm gì?
-
Các bạn đi học hết thì Mèo Mướp đã dậy và đi đâu?
-
Câu cá đến trưa thì Mèo Mướp đã bị làm sao?
-
Ai đã đỡ Mèo Mướp về nhà?
-
Khi tỉnh dậy Mèo Mướp đã nói gì?
-
Cún con đã giải thích ra sao?
-
Mèo Mướp ân hận và đã hứa điều gì? Ngay ngày hôm sau Mèo Mướp đã làm gì?
- Qua câu chuyện các con đã học tập được điều gì từ
bạn Mèo Mướp?
- Giáo dục trẻ chăm đi học, yêu trường lớp, cô giáo,
bạn bè.
* Cô kể lần 3: bằng rối dẹt.
*Hoạt động 4: Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương.
2. Hoạt
động ngoài trời.
a)
Hoạt động 1: “Mâm ngũ quả ngày tết trung thu có những gì?”
-
Cho trẻ ngồi quây quần bên cô.
- Cô cùng cả lớp hát bài: “Gác trăng”
- Đố các con biết trong ngày tết trung thu thường có những loại bánh
và hoa quả gì?
-
Các con đã được nhìn thấy mâm ngũ quả chưa?
-
Con hãy kể cho cô và các bạn nghe trong mâm ngũ quả thường có những loại quả
gì?
-
Cô cho trẻ xem mâm ngũ quả để trẻ gọi tên từng loại quả và nhận xét cách
trang trí?
-
Sau lời nhận xét của trẻ cô khái quát lại.
-
Cho trẻ thưởng thức hương vị các loại quả trong mâm ngũ quả.
-
Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh trước và sau khi ăn.
b) Hoạt động 2: Trò chơi: Bày mâm
ngũ quả.
- Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội, khi nghe hiệu lệnh
của cô 3 đội sẽ thi đua nhau bày mâm ngũ quả, đội nào bày nhanh và đẹp đội đó
sẽ thắng cuộc.
- Cho trẻ chơi trò chơi: Cô quan sát, động viên trẻ kịp
thời.
- Nhận xét trẻ
chơi.
c) Hoạt động 3: Chơi tự
do.
3) Hoạt
động chiều.
a) Hoạt động 1: Trò chơi
“Lộn cầu vồng”
b)
Hoạt động 2: Tổ chức lễ hội trung thu.
c)
Hoạt động 3: Chơi tự chọn
* Nêu gương cuối ngày.
|
-
Trẻ hát và trò chuyện cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
-
Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát.
-
Trẻ đàm thoại cùng cô.
- Trẻ nêu ý kiến.
- Trẻ lắng nghe.
-
Trẻ lắng nghe và chú ý quan sát.
- Trẻ lắng nghe.
-
Trẻ quây quần bên cô.
-
Trẻ hát và trò chuyện cùng cô.
- Bánh nướng và bánh dẻo, quả bưởi...
- Trẻ quan sát và trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ khám phá cùng cô.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu
cách chơi trò chơi.
- Trẻ chơi trò
chơi.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò
chơi.
|
Đánh giá
trẻ trong các hoạt động
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment