Đề tài: Truyện “ Sự tích rau Thì là”
Chủ để nhánh: Một số loại rau củ quả LVPT: PTNN Đề tài: Truyện “ Sự tích rau Thì là” I. Mục đích - yêu cầu 1. Kiến thức - ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/de-tai-truyen-su-tich-rau-thi-la.html?m=0
Chủ để nhánh: Một số loại rau củ quả
LVPT: PTNN
Đề tài: Truyện “ Sự tích rau Thì là”
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ
tên truyện, tên nhân vật trong truyện và hiểu được nhờ có Trời mà mỗi loại rau
mới có tên gọi.
2. Kỹ
năng
- Trẻ kể
lại truyện với sự giúp đỡ của cô.
- Trả lời
được câu hỏi của cô.
3.
Thái độ
- Ăn
nhiều rau củ vì trong rau có nhiều vitamin và muối khoáng..
- Biết ăn
chín uống sôi
II/Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Tranh minh họa câu chuyện.
- Đồ
dùng của trẻ: Giấy vẽ, bút màu, bàn ghế, mũ nhân vật
* NDTH: Thơ “ Củ cà rốt”
* LGCĐ:
VSDD
III. Cách
tiến hành
Hoạt động của cô
|
DK hoạt động của trẻ
|
1. Ổn định
- Cô đố….cô
đố…các con bạn này tên gì? vì sao con biết tên bạn?
- Vậy ai là
người đặt tên cho các con nè?
- Mọi người
chúng ta ai cũng có 1 cái tên để gọi, các loại rau củ cũng vậy cũng phải có
tên để gọi. Và các bạn có biết ai đã đặt tên cho các loại rau không nè!
- Để biết ai là người đặt tên cho các loại rau, các
con cùng nghe câu truyện “Sự tích Rau Thìa Là” xem biết ai là người đặt tên nhe
2. Truyện: “Sự
tích Rau Thìa Là”
- Cô kể lần 1 kết hợp điệu bộ, cử chỉ.
+ Cô kể từ đầu cho đến........ Thế là chú
rau ba chân bốn cẳng chạy đến nhà Trời.
- Chú rau cuối cùng có lên kịp không?
và được ông trời đặt tên là gì? Vậy c/c nghe cô kễ tiếp câu truyện nha.
* Tóm nd: Câu chuyện cho chúng ta biết nhờ nhà Trời mà các
loại rau mới có tên gọi khác nhau, và công dụng của các loại rau.
- Cô kể lần 2 kết hợp tranh.
* Trích dẫn:
+ Đoạn 1: “Từ đầu………đặt tên cho”
- Tại sao các loại rau phải kéo nhau lên nhờ Ông
Trời đặt tên?
- Các chú rau đã nhờ ai đặt tên cho mình?
+ Đoạn 2” Ông trời gọi…………. tên của
mình”:Nhà trời đặt tên cho các
loại rau.
- Từ khó: Ngắm
nghía: Là nhìn thật lâu.
- Nhà trời đã đặt tên cho những rau nào?
+ Đoạn
cuối:” Các loại rau củ…………. đến hết”: Sự hấp tấp của chú rau khi nhà trời
chưa kịp đặt tên.
- Vì sao rau Thì Là lại có tên gọi đó?
+ Từ khó: Hấp tấp: Là vội vã.
* Đàm
thoại:
- Các bạn vừa nghe câu chuyện gì?
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Ai đã đặt tên cho các loại rau?
- Nhà trời có đặt tên kịp cho chú rau cuối cùng
không? Vì sao?
-
GD: Các con thấy bạn rau cuối cùng vì quá hấp tấp, chưa nghe hết lời nên bạn
có tên rất là ngộ nghĩnh. Vì vậy, các con khi nghe người lớn nói chuyện thì
mình không được xen vào mà hãy nghe
hết câu để xem người lớn nói gì các con nhớ chưa nè!
-
Vậy bạn nào cho cô biết ăn các loại rau củ cung cấp chất gì cho cơ thể chúng
ta?
-
Khi ăn các loại rau củ thì chúng ta phải như thế nào?
* GD: C/c ơi. Trong rau củ có chứa nhiều
vitamin và chất khoáng rất tốt cho cơ thể, nên chúng ta phải ăn nhiều loại
rau củ cho cơ thể được khỏe mạnh. Nhưng ăn chúng ta cần phải nhớ rửa sạch và
nấu chín trước khi ăn.
3. Trò chơi
*TC1: “ Đóng kịch”
- Cách
chơi: cô sẽ chia lớp mình thành 2 nhóm, đội mũ nhân vật, cô sẽ là người
dẫn truyện cô kể đến đoạn có nhân vật nào thì nhóm đó sẽ nói lời thoại của
nhân vật đó
- Luật chơi: phải nói đúng lời thoại của nhân vật.
- Trẻ chơi.
* TC2: “
Thi xem ai nhanh”
- Cách
chơi: Cô phát cho 2 tổ, mỗi tổ
1 bức tranh, cho trẻ tìm và tô nhanh loại rau có trong câu chuyện.
- Luật chơi: Khi kết thúc. Đội nào tô được nhiều hình đúng, đẹp
và nhanh hơn là đội chiến thắng.
- Cho trẻ
chơi
- Cô nhận xét – tuyên dương trẻ
* Kết thúc: Đọc thơ “ Củ cà rốt”
|
- Trẻ trả lời.
- Dạ. Ba mẹ, ông bà.
- Dạ
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý
- Dạ. Vì các loại rau chưa có tên gọi.
- Dạ. Nhà trời.
- Dạ. Rau Muống, Kinh Giới, Rau thơm,..
- Dạ. Vì rau hấp tấp chưa để nhà trời kịp đặt tên.
- Dạ. Sự tích rau thì là.
- Dạ. Rau thì là, rau cải trắng nhà trời, các chú
rau(ăn lá, ăn củ)
- Dạ. Nhà trời.
- Dạ. Không. vì chú hấp tấp vội vã.
- Dạ. vitamin
- Dạ phải rửa sạch, nấu chín
-Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ chơi.
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ chơi
- Trẻ đọc thơ
|
IV. Hoạt động chuyển tiếp
- Trẻ hát “ Quả cà chua”
V. Hoạt động ngoài trời
Lá và gió
* Cách chơi: Đứng vòng tròn, nắm tay lại giơ lên cao giả làm cây
có lá, cô sẽ làm gió. Khi gió thổi vù vù thì cây sẽ nghiêng qua phải, nghiêng
qua trái và nói “gió thổi cây lay”. Sao đó chạy theo vòng tròn, khi cô nói “gió
to” thì cháu chạy nhanh theo cô , gió lặng
thì đứng lại ngồi xuống nói “lá
rụng”.
* Luật
chơi: Bạn nào không làm đúng theo yêu cầu sẽ chơi 1 trò chơi nhỏ với cô
- Trẻ chơi.
- Cô quan sát nhận
xét.
- Khi trẻ chơi, cô quan sát, theo dõi để đảm
bảo an toàn cho trẻ.
- Cô cùng chơi với trẻ.
VI. Vệ sinh trưa, ngủ trưa, ăn phụ
- Rửa tay rửa mặt trước khi ăn và sau khi ăn.
- Trước khi ăn phải mời cô và các bạn cùng
ăn.
- Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc.
- Vệ sinh khi ngủ dậy và cho trẻ ăn phụ
VII. Hoạt động chiều
* Ôn truyện “Sự tích rau Thì Là”
- Cho trẻ ngồi vòng tròn
- Cho trẻ xem tranh minh họa
- Kể lại truyện cho trẻ nghe
- Trò chuyện về câu truyện
- Cho trẻ giả vọng nhân vật
VIII.
Trả trẻ
- Cô trao đổi với phụ huynh về
tình hình của các cháu trong ngày
- Cô
cho trẻ vệ sinh, nhận xét cuối buổi học, tuyên dương cắm cờ, trả trẻ
IX. Đánh Giá Cuối Ngày
* Nội dung chưa thực hiện được hoặc phù hợp
và lý do:
.................................................................................................................
.................................................................................................................
* Những thay đổi cần thiết:
.................................................................................................................
.................................................................................................................
*
Những trẻ có biểu hiện đặt biệt ( về sức
khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc, giáo dục riêng ( phối hợp với gia
đình)
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Post a Comment