Đề tài: Nặn củ quả dài
Chủ để nhánh: Một số loại rau củ quả LVPT: PTTM Đề tài: Nặn củ quả dài I. Mục đích – yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết nặn...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/de-tai-nan-cu-qua-dai.html?m=0
Chủ để nhánh: Một số loại rau củ quả
LVPT: PTTM
Đề tài: Nặn củ quả dài
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
-
Trẻ biết nặn một số loại củ, quả dài.
2. Kỹ
năng
- Dùng những
kỹ năng đã học để tạo ra các sản phẩm: như kỹ năng bẻ cong, lăn dọc, vuốt nhọn
một đầu.
3.
Thái độ
- Giáo dục
trẻ: trẻ biết yêu quí bảo vệ sản phẩm của mình và của bạn
- Ăn nhiều rau quả đã được nấu chín.
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: 1 số củ quả bằng nhựa, vật mẫu
- Đồ dùng của trẻ: Bảng nặn, đất
nặn
* NDTH: Hát “ Lại đây với cô”
Thơ “ Bắp cải xanh”
* LGCĐ: VSDD
III. Cách
tiến hành
Hoạt động của cô
|
Dk hoạt động của trẻ
|
1. Ổn định
- Hát “Lại
đây với cô”
- Các con ơi
hôm qua trên đường về nhà cô có gặp bạn Lan ,bạn Lan đã tặng cho lớp của
chúng ta một món quà đó các con.
- Bây giờ cô cháu mình sẽ cùng khám phá quà của bạn
Lan quà của bạn lan qua trò chơi “Thùng quà kỳ diệu “xem bạn Lan đã tặng cho
lớp mình gì nhen!.
* Cách chơi: cô sẽ mời từng bạn lên chơi ,có nhệm vụ là sờ vào
túi và đoán xem đó là gì ?
* Luật chơi: bạn đoán đúng sẽ nhận một tràn pháo tay ,bạn lên
đoán không được nhìn vào trong thùng quà.
- Cho trẻ
chơi.
- Nhận xét:
Cho trẻ xem những rau củ quả mà mình chọn được kết hợp trò chuyện về hình
dạng , màu sắc.
- Các con đã
tìm được những gì qua trò chơi vừa rồi ?
- Vậy con có
nhận xét gì về những quả này?
+ Ăn các loại quả này cung cấp cho cơ thể chất gì?
* GD: Ăn các
loại quả này cung cấp cho cơ thể rất nhiều vitamin và chất khoáng giúp cơ thể
khẻo mạnh. Vì vậy các con phải ăn
nhiều loại củ, quả nhớ chưa nè!, khi ăn các con nhớ gọt bỏ vỏ, rửa
sạch và nấu chín mới ăn.
2. Xem vật mẫu
- Cô đã dùng
đất nặn, nặn thành những củ quả đó, c/c cùng xem với cô nha
- Cho trẻ xem vật mẫu:
+ Các con nhìn xem nặn được những loại rau
củ gì nè?
+ Những loại rau củ này có những đặc điểm
gì?
+ Để nặn được những loại củ quả này chúng
ta cần những kỹ năng nào?
- Để quả thêm đẹp các con cần làm gì?
-Vậy các con có thích nặn những loại củ giống như cô
không, con thích nặn quả gì nè?
Bây giờ cô
cháu mình sẽ cùng vào bàn để nặn các loại rau củ nha!
- Cô hướng dẫn – trẻ làm theo cô: các con ơi hãy lấy cho cô một viên
đất sét màu cam đi nào, xong chưa nè, sau đó mình sẽ nhào đất cho dẻo, rồi
chúng ta sẽ lăn dọc viên đất, sau đó mình sẽ vuốt nhọn một đầu,xong chưa nè,
các con nhìn xem giống như củ gì nè?(củ cải đỏ ), để cho củ cải thêm đẹp chúng
ta thì cần có gì( cuốn) Vậy các con hãy lấy viên đất màu xanh mình cũng lăn dọc rồi gắn lên trên dầu củ
cải để làm cuốn cho củ cải nha.
- Các con nặn
rất đẹp nhưng chỉ có một củ cải thôi thì buồn lắm các con hãy nặn thêm một củ
nữa cho củ cải có bạn nha.
* Trẻ thực
hiện
-
Cô quan sát giúp đỡ những trẻ kém, trẻ nhút nhát. Gợi ý để những trẻ khá tạo
ra nhiều sản phẩm.
* Trưng bày
sản phẩm
- Cho trẻ đem
sản phẩm lên trưng bày.
- Mời 1 vài
trẻ nhận xét (con thích sản phẩm nào nhất? vì sao?)
- Cô nhận xét.-Tuyên
dương.
* GD: Biết
yêu quí và giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
3. Kết thúc
Đọc thơ: “
Bắp cải xanh”
|
- Hát cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Dạ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Dạ. Qủa ớt, củ cải đỏ, quả bầu.
- Dạ. Đều có dạng dài, quả ớt: màu đỏ, củ cải đỏ:
màu cam, quả bầu : màu xanh.
-Dạ. vitamin
- Trẻ lắng nghe
- Dạ. Củ cải đỏ, quả ớt, quả bầu.
- Dạ. Có dạng dài, phần trên to hơn phần dưới.
- Dạ. Lăn dọc, vuốt nhọn một đầu, bẻ cong, .
- Dạ. Cho thêm cuống, lá
- Trẻ trả lời theo ý trẻ.
-Trẻ làm theo cô.
-Trẻ thực hiện.
-Trẻ nhận xét sản phẩm của bạn.
- Trẻ đọc thơ
|
IV. Hoạt động chuyển tiếp
- Cho trẻ hát bài “
Bầu và Bí”
V. Hoạt động ngoài trời
Lộn cầu vòng
* Cách chơi: Chia số người chơi thành từng cặp (từng
đôi) đứng đối diện nhau, hai tay nắm vào nhau.
- Khi chơi tất cả cùng
đọc: “ lộn cầu vồng, nước trong nước chảy, có cô mười bảy, có chị mười ba, hai
chị em ta cùng lộn cầu vồng” đồng thời tay đung đưa qua lại.
- Khi đọc đến từ “vồng”
quản trò đếm 1,2,3,4,5 các đôi vẫn phải nắm tay nhau và lộn 1 vòng( xoay lưng
vào nhau rồi lại xoay mặt vào nhau).
* Luật
chơi: Khi đọc hết số 5 đôi nào chưa lộn xong, thua cuộc.
- Chưa đọc đến từ “vồng”
đôi nào lộn trước, thua cuộc.
- Đôi nào rời tay trong
khi lộn, thua cuộc. Đôi thua cuộc chịu phạt.
- Trẻ chơi.
- Cô quan sát nhận
xét.
- Khi trẻ chơi, cô
quan sát, theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Cô cùng chơi với
trẻ.
VI. Vệ sinh trưa, ngủ trưa, ăn phụ
- Rửa tay, rửa mặt trước khi ăn
và sau khi ăn.
- Trước khi ăn phải mời cô và
các bạn cùng ăn.
- Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc.
- Vệ
sinh khi ngủ dậy và cho trẻ ăn phụ
VII. Hoạt động chiều
Ôn: Nặn củ quả dài
-
Cho trẻ ngồi vào bàn
- Xem vật mẫu
- Cô hướng dẫn
- Trẻ làm theo cô
- Trưng bài – nhận xét
- Chơi: “ Cua bò”
VIII.
Trả trẻ
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình của
trẻ trong ngày
- Cô cho trẻ vệ sinh, nhận xét cuối buổi
học, tuyên dương cắm cờ và trả trẻ
IX. Đánh Giá Cuối Ngày
* Nội dung chưa thực hiện được hoặc phù hợp
và lý do:
.................................................................................................................
.................................................................................................................
* Những thay đổi cần thiết:
.................................................................................................................
.................................................................................................................
*
Những trẻ có biểu hiện đặt biệt ( về sức
khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc, giáo dục riêng ( phối hợp với gia
đình)
.................................................................................................................
Post a Comment