Hoạt động âm nhạc Dạy hát “Con chuồn chuồn”
Hoạt động âm nhạc Dạy hát “Con chuồn chuồn” Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/day-hat-con-chuon-chuon.html?m=0
Hoạt động âm nhạc
Dạy hát “Con chuồn chuồn”
Nội dung
|
Mục đích
yêu cầu
|
Chuẩn bị
|
Cách
tiến hành
|
ÂM NHẠC
- NDTT: Dạy hát “Con chuồn chuồn”. Nhạc và lời: Vũ Đình Lê.
- NDKH:
+ Nghe hát: “Con cào cào”
Nhạc và lời: Khánh Vinh.
+ TC: “Nghe giai điệu đoán
tên bài hát”.
|
* Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát “Con chuồn chuồn”.Nhạc và lời Vũ Đình Lê.
- Trẻ biết tên bài nghe hát “Con cào cào” của nhạc sĩ Khánh
Vinh.
- Trẻ biết tên trò chơi và hiểu cách chơi trò chơi “Nghe
giai điệu đoán tên bài hát”.
- Trẻ hiểu nội dung bài hát “ Con chuồn chuôn” .Bài nói về những
con chuồn chuồn bay lượn khắp sân trường trông giống như những đám tàu bay.
*Kỹ năng
- Trẻ hát thuộc lời, hát rõ lời và đúng giai
điệu bài hát “Con chuồn chuồn”.
- Trẻ chơi được trò chơi “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”.
* Thái độ
-
Trẻ hứng thú với tiết học.
-
Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ những con vật.
|
*Đồ dùng của cô:
Đài ghi nhạc bài hát "Con chuồn chuồn", nhạc bài hát "Con
cào cào".
*Đồ dùng của trẻ:
- Quần áo sạch sẽ gọn gàng,
ghế đủ ngồi cho trẻ.
|
1.Ôn định tổ chức
- Cô đọc câu đố “Cánh gì
mỏng tựa như sa
Tên thì ai cũng
gọi ra hai lần
Bay vừa nó báo
trời râm
Bay cao trời
nắng thấp dần trời mưa
Là con gì? (Con
chuồn chuồn)
- Có một bài hát rất hay
nói về những con chuồn chuồn mà hôm nay cô sẽ dạy chúng mình đấy, đó là bài
hát “Con chuồn chuồn”. Bây giờ chúng mình cùng ngồi ngoan và lắng nghe cô hát
bài hát này nhé.
2.Nội dung chính
a.NDTT: Dạy hát bài
“Con chuồn chuồn” do nhạc sĩ Vũ Đình Lê sang tác.
- Cô hát lần 1: Không nhạc giới thiệu tên bài hát và tên
tác giả.
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát "Con chuồn
chuồn" do nhạc sĩ Vũ Đình Lê sang tác.
- Để hiểu hơn về nội dung bài hát này cô mời các con cùng
lắng nghe cô hát lại bài hát này nhé!
- Cô hát lần 2: Kết hợp với nhạc.
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
+ Bài hát do ai sáng tác
+ Bài hát nói về điều gì?
- Giới thiệu nội dung: Bài hát nói về những con chuồn chuồn
bay lượn khắp sân trường trông giống như những đám tàu bay.
* Dạy trẻ thuộc bài hát
- Cô cho cả lớp hát 2 lần.
- Cô mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ
hát.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cả lớp hát lại một lần
* Nghe hát bài “Con cào cào” nhạc và lời Khánh Vinh.
- Lần 1: Cô hát không nhạc kết hợp cử chỉ
điệu bộ, giới thiệu bài hát, tên tác giả.
- Lần 2: Cô hát kết hợp
nhạc và làm các động tác minh họa.
+ Hỏi trẻ vừa hát ài hát
gì?
+ Tác giả là ai?
- Lần 3: Cô cho trẻ nghe cô
ca sĩ hát
* Tc âm nhạc: “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”
- Cô phổ biến cách chơi: Cô
chia lớp thành 3 đội chơi, cô bật giai điệu trẻ đoán tên bài hát và hát bài
hát đó.
- Luật chơi: Khi giai điệu
bật lên đội nào có tín hiệu trước thì đội đó sẽ giành quyền trải lời. Đội nào
trả lời đúng đội đó sẽ đước nhận một phần quà.
- Cô cho trẻ cho trẻ chơi,
kết thúc cô nhận xét khen ngợi.
3. Kết thúc:
Cô củng cố lại bài học,
khuyến khích động viên trẻ.
|
KPKH
Tìm hiểu một số côn trùng và chim (con bướm, con
chim, con chuồn chuồn…)
|
* Kiến thức:
-
Trẻ nhận biết tên gọi, lợi ích và tác hại của các loại
côn trùng đối với mọi người.
-
Trẻ biết được môi trường sống của một số côn trùng…
* Kỹ năng :
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
- Phát triển khả năng quan sát, so sánh, phân biệt nhanh về
đặc điểm cấu tạo của một số loại côn trùng và con chim.
* Thái độ :
- Trẻ hứng thú tham gia giờ học.
- Giáo dục trẻ biết lợi ích và tác hại của các loại
côn trùng để không lại gần các con vật nguy hiểm và bảo vệ côn trùng có lợi.
|
*Đồ dùng của cô:
- Tranh về một số côn trùng, chim
trên máy tính.
*Đồ dùng của trẻ:
- Ghế ngồi đủ cho trẻ.
- Trẻ ngồi hình chữ U.
- lô tô các con vật
|
1.Ôn định tổ chức:
- Cô
cho trẻ hát và vận động theo bài “Chị ong nâu”.
- Bài hát nói về điều gì? ( Con ong bay tìm mật)
- Các con biết con ong
thuộc nhóm động vật nào?
- Các con thấy con ong bao
giờ chưa?
- Ong là côn trùng có lợi hay có
hại?
- Vậy chúng mình phải làm
gì để bảo vệ chúng?
=> Hôm nau cô và các con sẽ cùng nhau
tìm hiểu về một số lạo côn trùng và chim nhé.
2. Nội dung chính
* Quan sát con bướm:
- Các con nhìn xem cô có hình ảnh con vật gì đây?(Cháu trả lời )
- Con bướm đang làm gì?
- Con bướm có màu gì? (Màu vàng, xanh, cam…)
- Bướm có những bộ phận nào? ( Đầu, mình, chân, râu, mắt).
- Bướm thường sống ở đâu? (Bướm thường đậu trên hoa).
- Tại sao bướm lại thích đậu trên hoa? (Vì bướm giúp hoa thụ phấn để hoa
nở đẹp tạo môi trường trong sạch và thoải mái cho chúng ta).
- Vậy bướm là loài côn trùng có lợi hay có hại? ( Bướm là loài côn trùng
có hại vì). Con làm gì để bảo vệ các
loại bướm? ( trẻ trả lời).
=> Bướm là loại côn
trùng có hại vì nói đẻ ra trứng, trứng bướm nở thành sâu phá hoại hoa màu cây
cối gây thiệt hại cho sản suất nông nghiệp.
* Quan
sát con chim.
- Cô đố các con đây là
tranh vẽ con gì?
- Con chim có những bộ phận
nào?
- Trên đầu chim có gì?
- Mình chim có gì? Chim có
mấy chân? Mấy cánh?
- Chim bay được nhờ có gì
nhỉ? Chim đẻ ra gì?
- Bạn nào biết hàng ngày
chim thường làm gì?
- Nhà bạn nào có nuôi chim
không?
- Chim thường ăn gì? Chim
sống ở đâu?
- Người ta nuôi chim để làm
gì?
- Con chim có lợi hay có
hại?
=> Chim là loại động vật
có lợi, chim có rất nhiều loại với nhiều tên gọi và hình dáng, màu sắc khác
nhau, nhưng chúng đều có ích cho cuộc sống con người. Có loại nuôi để lấy
thịt, có loại nôi để làm cảnh và đặc biệt là có tiếng hót nghe rất hay, có
loài còn biết giúp đỡ cho con người nữa.
* Quan sát con ong.
-
Cô đọc câu đố: Con gì thích
các loại hoa
Ở đâu hoa
nở dù xa cũng tìm
Cùng
nhau cần mẫn ngày đêm
Làm nên
mật ngọt lặng im tặng người.
-
Cô cho trẻ quan sát hình anhe con ong.
+
Con ong đang làm gì?
+
Con ong dùng cái gì để hút mật?
+
Còn đây là cái gì?
+
Các con cùng đếm xem con ong có bao nhiêu cái chân?
+
Con ong sống ở đâu?
+
Ong sống đơn lẻ hay sống theo đàn?
+
Ong là côn trùng có lợi hay có hại?
=>
Ong là côn trùng có lợi, thuộc nhóm có cánh. Ong sống thành đàn hút mật hoa kết
mật ở tổ, ong đem đến cho con người một lượng mật lớn và bổ dưỡng.
* Trò chơi luyện tập:
*
TC 1 : Ai nhanh hơn.
- Cách chơi: Cô
chia lớp thành 4 đội, nhiệm vụ của các đội là phải vượt qua chướng ngại vật
mà cho đã xếp sẵn, tìm trong rổ lô tô các con c«n trïng(để lẫn trong l« t« con vËt kh¸c), sau đó gắn lên bảng .
- Luật chơi: Chơi theo luật
tiếp sức,thời gian trong vòng 1 bản nhạc. Kết thúc phần chơi, đội nào gắn
được nhiều lô tô lên bảng của đội mình hơn đội đó sẽ là đội chiến thắng,
những lô tô sai luật sẽ không được tính điểm.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Kết thúc: Cho các đội nhận
xét kết quả, tìm đồ dùng sai, đếm đồ dùng đúng.
3.Kết Thúc
- Cô nhận xét giờ học tuyên
dương trẻ, cô cho trẻ về góc chơi.
|
Lưu ý:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Post a Comment