Giáo án Lớp Chồi DÁN CÁI LƯỢC
Giáo án Lớp Chồi Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ DÁN CÁI LƯỢC (MẪU) I. Mục đích - Yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết chiếc lược l...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2018/03/giao-an-lop-choi-dan-cai-luoc.html
Giáo án Lớp Chồi
Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ
DÁN CÁI LƯỢC
(MẪU)
I.
Mục đích - Yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết chiếc
lược là đồ dùng không thể thiếu trong mỗi gia đình, dụng cụ của nghề làm tóc,
chiếc lược gồm có phần thân lược và răng lược.
- Trẻ biết phết hồ thật đều
vào mặt trái của chiếc lược để dán chiếc lược.
2. Kỹ năng
- Trẻ có kỹ năng
phết hồ vào mặt trái của chiếc lược để dán.
- Phát triển khả
năng sáng tạo và óc tưởng tượng cho trẻ.
3. Thái độ
- Trẻ biết yêu
quý các nghề, biết giữ gìn các dụng cụ nghề.
II.
Chuẩn bị
* Của cô:
- Bài thơ “Bé
làm bao nhiêu nghề.
- Cái lược thật,
tranh mẫu của cô.
- Giấy màu, keo
dán, bát đựng keo dán, khăn lau tay.
- Giá treo tranh
* Của trẻ:
- Giấy màu, keo
dán, bát đựng keo dán.
Hoạt
động của cô
|
Hoạt
động của trẻ
|
1. Vào bài:
Cô cho trẻ đọc
bài thơ “Bé làm bao nhiêu nhề”
- Các con vừa đọc bài
thơ gì?
- Trong một ngày em bé
làm những nghề gì?
-
Ngoài những nghề đó con còn biết những nghề nào?
-
Các con rất là giỏi, trong xã hội cũng như ở địa phương có rất nhiều ngành
nghề khác nhau. Mỗi nghề lại có những dụng cụ nghề và sản phẩm khác nhau.
- Ngày hôm nay cô có mang
tới một món quà rất đặc biệt muốn tặng cho lớp mình. Chúng mình có muốn biết
món quà đó là gì không?
-
Món quà đặc biệt mà cô tặng cho lớp mình là quà gì?
-
Chiếc lược dùng để làm gì?
- Ngoài ra chiếc lược
còn là dụng cụ nghề nào?
- Các con ạ, chiếc lược
rất cần thiết đối với mỗi chúng mình, vào buổi sáng khi thức dậy nhờ có chiếc
lược mà mái tóc của chúng mình được mượt hơn. Ngoài ra chiếc lược còn là dụng
cụ của nghề làm tóc hay còn gọi là nghề tạo mẫu tóc.
- Các con có nhận xét
gì về chiếc lược?
- Chiếc lược có màu
gì?
- Chiếc lược này được
làm bằng gì?
- Chiếc lược có mấy phần?
(thân lược, răng lược)
- Vì rất thích những
chiếc lược mà cô đã tự mình dán chiếc lược rất là đẹp đấy.
2. Nội dung
* Quan sát tranh và đàm thoại
+ Cô treo tranh chiếc lược cho trẻ quan sát:
- Cô có bức tranh gì
đây?
- Con có nhận xét gì về
bức tranh này?
- Chiếc lược có màu
gì?
- Chiếc lược này được
cô làm bằng gì?
- Chiếc lược gồm có những
phần nào?
- Để dán được chiếc lược
cô phải dán như thế nào?
- Chúng mình có muốn
dán chiếc lược giống mẫu của cô không?
- Để dán được một chiếc
lược thật đẹp thì các con hãy quan sát cô dán mẫu trước nhé.
* Cô dán mẫu:
- Tay trái cô cầm chiếc
lược, cô lật mặt trái của chiếc lược, dùng ngón trỏ của bàn tay phải chấm hồ
rồi phết hồ thật đều lên mặt trái của chiếc lược sau đó cô dán vào giữa tờ giấy.
Vậy là cô đã dán xong chiếc lược rồi.
* Trẻ thực hiện:
-
Để dán được chiếc lược các con phải dán như thế nào?
Trong khi
trẻ dán cô quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ.
* Trưng bày sản phẩm, nhận xét:
- Cô cho trẻ treo tranh lên giá
- Cô gợi ý trẻ nhận xét sản phẩm của mình, của bạn.
+ Con thích bức tranh
nào nhất? Vì sao?
- Cô nhận xét chung
3. Kết thúc
-
Cho trẻ mang sản phẩm về góc tạo hình
|
-
Trẻ đọc thơ cùng cô
- Bé làm bao nhiêu nghề
-
Thợ nề, thợ mỏ...
-
Trẻ kể
-
Lắng nghe
-
Có ạ
-
Chiếc lược
-
Dùng để chải tóc
-
Cắt tóc...
-
Lắng nghe
-
Trẻ nhận xét
-
Màu vàng
-
Trẻ trả lời
-
Trẻ trả lời
-
Lắng nghe
-
Quan sát tranh
-
Tranh chiếc lược
-
Trẻ nhận xét
-
Màu xanh
-
Bằng giấy màu
-
Thân lược, răng lược
-
Trẻ trả lời
-
Có ạ
-
Quan sát cô thực hiện
-
Phết hồ vào mặt sau...
-
Trẻ thực hiện
-
Trẻ treo tranh
-Trẻ
nhận xét
-
Nghe cô nhận xét
-Trẻ thực hiện
|