Giáo án Lớp Chồi MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN Ở ĐỊA PHƯƠNG
Giáo án Lớp Chồi Lĩnh vực phát triển nhận thức MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN Ở ĐỊA PHƯƠNG I. Mục đích - Y êu cầu 1. Kiến thức ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2018/03/giao-an-lop-choi-mot-so-nghe-pho-bien-o-dia-phuong.html
Giáo án Lớp Chồi
Lĩnh vực phát triển nhận thức
MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN Ở ĐỊA PHƯƠNG
I.
Mục đích - Yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết
tên một số nghề ở địa phương như: Nghề nông, nghề may, nghề mộc.
- Biết được công
việc chính của các bác nông dân, bác thợ mộc, thợ may.
- Biết được dụng
cụ, sản phẩm của nghề nông, nghề may, nghề mộc.
2. Kỹ năng
- Trẻ nói đủ câu, rõ ràng mạch lạc.
- Rèn kỹ năng
quan sát, so sánh, ghi nhớ có chủ định.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng người lao động và yêu quý các sản
phẩm của các nghề.
- Trẻ hứng thú, đoàn kết với bạn khi tham gia các hoạt động.
II.
Chuẩn bị
* Của cô
- Bài thơ “Bé
làm bao nhiêu nghề”
- Tranh: Nghề nông, nghề
mộc, nghề may.
- Tranh dụng cụ,
sản phẩm của các nghề.
* Của trẻ
- Ngồi hình chữ
u.
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Vào bài
- Cô cho trẻ đọc bài thơ
“Bé làm bao nhiêu nghề”:
- Các con vừa được vừa
đọc bài thơ gì?
- Trong một ngày
bạn nhỏ làm những nghề gì?
- Ngoài những nghề đó,
các con còn biết những nghề nào nữa?
- Trong xã hội cũng
như ở địa phương chúng mình có rất nhiều ngành nghề khác nhau. Ở giờ học trước
chúng mình đã được tìm hiểu về một số nghề trong xã hội rồi.
- Bây giờ bạn nào giỏi
có thể kể cho cô và các bạn biết về một số nghề phổ biến ở địa phương mình
nào?
- Để hiểu rõ hơn về các ngành nghề ở địa
phương thì giờ học ngày hôm nay cô và các con cùng nhau tìm hiểu về một số
nghề phổ biến ở địa phương.
2. Nội dung
* Quan sát, đàm thoại:
+ Tranh nghề nông:
- Đây là hình ảnh nghề
gì?
- Bác nông dân đang
làm gì?
- Bác nông dân cày ruộng
để làm gì?
- Các con xem bác nông
dân cấy lúa như thế nào? Cấy lúa để làm gì?
- Sau khi lúa đã được
cấy các bác nông dân phải làm gì để cho cây lúa tươi tốt?
- Khi lúa đã chín vàng
thì bác nông dân phải làm gì?
- Để có thể làm được
những công việc trên các bác nông dân cần phải có những dụng cụ gì?
- Sản phẩm mà các bác
nông dân nhận được là gì sau những ngày làm việc vất vả?
+ Khái quát:
- Để làm ra hạt thóc, hạt gạo, công việc đầu tiên của bác nông dân là
phải làm đất, sau đó gieo mạ rồi cấy lúa. Cấy
lúa xong các bác chăm sóc cây lúa
như tát nước, bón phân, làm cỏ....rồi
mới thu hoạch.
+ Mở rộng:
- Ngoài việc trồng lúa và chăm sóc lúa ra, bác còn phải làm những
công việc gì nữa?
- Trồng lúa là công việc đặc trưng của nghề nông. Một nghề làm ra rất
nhiều sản phẩm nuôi sống con người.
- Các con thấy bác nông dân làm việc như thế nào?
- Các con có yêu quý bác nông dân không? Chúng ta cần phải làm gì để
tỏ lòng biết ơn và kính trong bác nông dân?
- Đúng rồi các con phải ăn hết xuất cơm, và không để cơm vãi ra ngoài nhớ chưa nào.
+ Tranh nghề mộc:
Cô đưa tranh nghề mộc
cho trẻ quan sát:
- Bức tranh này vẽ về
nghề gì?
- Bác thợ mộc làm những
công việc gì?
- Sản phẩm của nghề mộc
là gì?
- Để làm được những sản
phẩm nay, bác thợ mộc cần sử dụng những dụng cụ và nguyên liệu gì?
+ Khái quát: Công việc của các bác thợ mộc là làm ra các sản phẩm
như: Bàn, ghế, giường, tủ...những đồ dùng này đều rất cần thiết và được sử dụng
hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta. Để làm ra được những sản phẩm trên
thì các chú thợ mộc cần sử dụng rất nhiều dụng cụ và nguyên liệu khác nhau: Gỗ,
cưa, đục, bào... Vì vậy, khi sử dụng đồ dùng các con phải giữ gìn các sản phẩm
đó nhớ chưa nào?
+Tranh nghề may:
Cho trẻ xem tranh cô
thợ may:
- Cô thợ may
đang làm gì?
- Để may được một chiếc
áo cô thợ may cần phải sử dụng những dụng cụ gì?
- Để may hoàn chỉnh được
một bộ quần áo, thì cô thợ may phải trải qua mấy bước? (đo, cắt, may, thùa
khuy)
- Sản phẩm của nghề
may là gì?
- Ngoài may quần áo cô thợ may còn may được những
gì?
- Các con có yêu quý các cô thợ may không?
- Để thể hiện lòng biết
ơn với các cô, con phải làm gì?
-> Công việc chủ yếu
của nghề thợ may đó là may quần áo, may màn, chăn, rèm... Dụng cụ của nghề
may gồm có: Máy khâu, kim, chỉ, bàn là....
- Vừa rồi các con đã được tìm hiểu về những nghề gì?
+ Mở rộng: Ngoài nghề nông, nghề may, nghề mộc ở địa phương con còn có những nghề nào?
+ Trò chơi 1: “Thi nói nhanh”
-
Luật
chơi: Đội nào không nói được thì đội đó sẽ thua cuộc
- Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi thành 2 nhóm, cô sẽ nói tên 1 số nghề và nhiệm vụ của từng nhóm
đó là sẽ cùng nhau thảo luận thật nhanh để đưa ra đáp án đúng về những đồ
dùng, dụng cụ của nghề đó. Đội nào
không nói được sẽ thua cuộc.
- Tiến hành cho trẻ chơi.
- Giáo dục: Trong xã hội có rất nhiều
nghề và ở mỗi một địa phương lại có những
nghề phổ biến khác nhau. Mỗi
nghề có 1 công việc khác nhau, đồ dùng sử dụng cũng khác nhau, nơi làm việc
cũng khác nhau và công việc nào cũng rất vất vả vì vậy các con phải biết yêu
quý, kính trọng các cô, các chú, các bác nhé.
3. Kết thúc
- Cho trẻ ra
chơi
|
- Trẻ đọc thơ
- Bé làm bao
nhiêu nghề
- Trẻ kể
- Trẻ kể
- Lắng nghe
- Trẻ kể
- Lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Nghề nông
- Đang cầy ruộng
- Để cấy lúa
- Trẻ trả lời
- Chăm sóc, bón phân..
- Gặt lúa về
- Cày, liềm, cuốc...
- Lúa, gạo
- Lắng nghe
- Chăn nuôi, trồng rau...
- Lắng nghe
- Rất vất vả
- Có ạ
- Vâng ạ
- Quan sát tranh
- Tranh nghề mộc
- Trẻ trả lời
- bàn, ghế, tủ...
- Gỗ, cưa, đục...
- Lắng nghe
- Trẻ xem tranh
- Đang may áo
- Kim, chỉ, cúc...
- Trẻ trả lời
- Quần, áo
- Trẻ trả lời
- Có ạ
-
Giữ gìn quần áo sạch đẹp
- Trẻ lắng nghe
-
Nghề nông, nghề may...
- Trẻ kể
- Nghe cô phổ biến luật
chơi, cách chơi
- Tre tham gia chơi
- Lắng nghe
- Trẻ ra chơi
|