Giáo án lớp mầm Trang trí chiếc phao bơi
Chủ đề: Bé yêu biển Giáo án lớp mầm Trang trí chiếc phao bơi
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/12/giao-an-lop-mam-trang-tri-chiec-phao-boi.html?m=0
Chủ đề: Bé yêu biển
Giáo án lớp mầm
NỘI
DUNG
|
KẾT
QUẢ MONG ĐỢI
|
CHUẨN
BỊ
|
TIẾN
HÀNH
|
HOẠT
ĐỘNG CHUNG
Trang trí chiếc phao bơi
|
- Trẻ biết phối hợp các họa tiết để trang trí chiếc
phao nơi
- Trẻ biết tô màu đều, đẹp, không lem ra ngoài.
- Trẻ hứng thú hoạt động cùng cô.
|
- Vở tạo hình
- Sáp màu, bàn cho trẻ ngồi
- Loa, máy chiếu, nhạc chủ điểm.
- Slide tranh về phao bơi
|
*Gây hứng thú: Cô cùng trẻ biểu diễn bài “Bé yêu biển
lắm”. Trẻ lên ngồi gần cô, cùng cô trò chuyện về nội dung bài hát:
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về điều gì?
- Khi đi tắm biển chúng ta cần những đồ dùng gì?
*Nội dung:
Cho trẻ xem slide tranh về những loại phao bơi và
các họa tiết trang trí phao bơi. Trò chuyện cùng trẻ:
- Bức tranh bẽ những gì?
- Phao bơi dùng để làm gì?
- Nếu không có phao bơi khi tăm biển thì chuyện gì xảy
ra?
- Phao bơi có công dụng gì?
Cô cũng đã vẽ được rất nhiều bức tranh về phao bơi đấy,
chúng mình cùng xem tranh của cô nhé.
Cho trẻ xem tranh mẫu, trò chuyện cùng trẻ:
- Cô đã trang trí chiếc phao này bằng họa tiết gì?
- Trông chiếc phao này như thế nào?
- Cô đã tô màu như thế nào?
- Cô đã vẽ vào vị trí nào của tờ giấy?
- Cô đã dùng những họa tiết gì để trang trí phao
bơi?
- Các con có muốn trang trí cho mình một chiếc phao
bơi thật đẹp không nào?
Cho trẻ về ngồi vào bàn, cô mở nhạc nhỏ cho trẻ vừa
nghe nhạc vừa vẽ trang trí chiếc phao bơi.
Cô đến từng bàn, hỏi ý tưởng của trẻ khi trang trí.
Nhắc nhở trẻ tư thế ngồi vẽ và cầm bút. Động viên, khuyến khích trẻ mạnh dạn,
tự tin.
*Kết thúc:
Cho trẻ lên cầm tranh đứng vòng tròn. Cô cùng trẻ nhận
xét về sản phẩm tranh của trẻ. Cho trẻ trưng bày sản phẩm và cùng cô cất đồ
dùng, đồ chơi.
|
HOẠT
ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QS
tranh anhe về biển đảo Việt Nam
TCVĐ:
Chi chi chành chành
-
Chơi theo ý thích.
|
- Trẻ biết tên gọi một quần đảo Việt Nam: Đảo Trường Sa, Hoàng Sa,
Phú Quốc.
- Trẻ trả lời tốt các câu hỏi của cô
- Trẻ hứng thú quan sát tranh và chơi trò chơi.
|
- Tranh để quan sát về các quần đảo, biển
- Loa, nhạc chủ điểm
- Đồ chơi cho trẻ chơi theo ý thích.
|
*Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ chơi trò chơi “Cây cao, cây thấp”, trẻ đứng tự do quanh
cô. Cô cùng trẻ trò chuyện về một số biển đảo mà trẻ đã biết:
- Các con biết nước Việt Nam chúng mình có những biển, đảo nào?
*Nội dung:
Hôm nay cô sẽ cùng các con quan sát trên các bức tranh về các biển,
các đảo lớn ở Việt Nma chúng mình nhé.
Ở đây cô cũng có rất nhiều bức tranh nói về các quần đảo lớn ở nước
ta. Chúng mình cùng cô tìm hiểu các quần đảo qua các bức tranh nhé.
Cô cùng trẻ đến quan sát và trò chuyện từng bức tranh:
Tranh quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Phú Quốc:
- Bức tranh vẽ gì vậy các con?
- Đảo này là đảo gì?
- Trên đảo có những gì?
- Đảo nằm ở đâu?
- Trên đảo có những món ăn đặc sản nào đây?
Giáo dục trẻ yêu quý các quần đảo, có ý thức bảo vệ, giữ gìn các quần
đảo và chủ quyền của người Việt Nam trên đảo.
Tranh về biển:
- Bức tranh này vẽ gì?
- Biển có lợi ích gì cho con người?
- Trên biển thường diễn ra các hoạt động gì?
*TCVĐ: Dung giăng dung giẻ
Cô cùng trẻ thỏa thuận về cách chơi và luật chơi.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 4-5 lượt. Cô động viên, khen trẻ.
*Chơi theo ý thích:
Cô bao quát trẻ, hướng dẫn trẻ chơi an toàn.
|
HOẠT
ĐỘNG GÓC
GC: - Cuốc, xới đất, trồng hoa mười giờ.
- Đọc sách chuyện về chủ đề.
- Làm tranh cát về biển
- Chơi bán hàng, bác sĩ, mẹ - con
- Xây công viên mùa hè
|
(Xem kế hoạch góc chơi buối
sáng)
|
||
HOẠT
ĐỘNG CHIỀU
Chơi
“Con ong thông minh” đóng chủ đề con.
- Nêu gương cuối tuần
|
- Trẻ hứng thú với trò chơi và hăng say tham gia chơi
- Trẻ mạnh dạn, tự tin
- Trẻ nhớ tên bài đã học và nắm được nội dung bài đã học
|
- Giáo án E-learning nội dung các câu hỏi.
- Loa, nhạc, máy tính, máy chiếu
- Mũ vành khăn có kí hiệu của các tổ
- Đồ chơi con ong thông minh.
|
*Gây hứng thú:
Cô làm MC: Chào mừng tất cả các bạn lớp 3 tuổi A đến với trò chơi “Con ong thông minh” ngày
hôm nay.
Cách chơi và luật chơi nhau sau:
Mỗi lượt chơi một bạn lên chơi, tay thuận cầm quả bóng, thả cho bóng
chạy tự do vào trong các ô zích zắc. Khi bóng rơi vào ô số mấy thì phải trả lời
câu hỏi trong các lô tô thứ tự bên cánh con ong.
Cô hỏi lại trẻ cách chơi một lần nữa.
Cô chia lớp thành 3 đội chơi.
Cô tổ chức cho trẻ chơi. Sau mỗi lượt chơi thì kiểm tra kết quả và
khen đội thắng cuộc.
Cô tổ chức cho trẻ chơi nhiều lượt, tùy vào hứng thú của trẻ.
*Nêu gương cuối tuần:
Cô nêu tên những bạn ngoan, chăm chỉ trong tuần qua và phát phiếu bé
ngoan cho trẻ.
|
Post a Comment