LQVT: Phân biệt một và nhiều đồ dùng trong gia đình
LQVT: Phân biệt một và nhiều đồ dùng trong gia đình 1. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết phân biệt một và nhiều các đồ vật trong...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/03/lqvt-phan-biet-mot-va-nhieu-do-dung-trong-gia-dinh.html?m=0
LQVT:
Phân biệt một và nhiều đồ dùng trong gia đình
1.
Mục đích yêu cầu:
-
Kiến thức: Trẻ
biết phân biệt một và nhiều các đồ vật trong gia đình như ( quạt, tivi….)
-
Kỹ năng: Rèn cho
trẻ khả năng phát hiện nhanh về đồ vật một và nhiều nhanh nhạy.
-
Thái độ: Giáo
dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ các đồ vật.
2.
Chuẩn bị: Một số
đồ dùng khác nhau như : Tivi, quạt điện, đồ dùng để ăn, bát, thìa, mỗi trẻ 1
cái bát và 3 cái thìa.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Vào bài. Cô trò chuyện với trẻ về một số
đồ dùng trong gia đình và cho một số trẻ lên kể trong gia đình mình có những đồ
dùng gì? Và nó có chất liệu và màu sắc như thế nào? Cách sử dụng và cách bảo vệ
nó ra sao?
* Hoạt động 2: Ôn các hình, vuông, tròn, tam giác,
chữ nhật.
-
Hôm nay, là sinh nhật của bạn Lam nên bạn búp bê đã tặng cho lớp mình rát là
nhiều quà không biết trong hộp này có những món quà gì?
-
Cô đưa hộp quà ra và hỏi trẻ các con có biết hộp quà này có hình gì? (Hình chữ
nhật).
-
Bây giờ chúng mình sẽ mở hộp quà ra và xem trong hộp quà có những gì nhé. (Cho
trẻ lên mở: 1 cái tivi, 3 cái quạt điện) và hỏi trẻ tivi có hình gì? Có mấy
hình.
-
Cô chỉ vào chổ quạt và hỏi trẻ đường xung quanh cánh quạt này có hình gì? Mấy
hình?
* Hoạt động 3: Phân biệt một và nhiều.
-
Cô có rất nhiều các đồ chơi mà có hình vuông, hình tròn.... Cô cho trẻ lên lấy
theo yêu cầu của cô và nói được đó là hình gì?
- Cô đưa một cái ti vi bằng đồ
chơi ra và hỏi trẻ đây là cái gì? Ti vi dùng để làm gì?
+ Có mấy cái tivi? (Cô cho cả lớp
đếm, cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ đếm).
- Khi ngồi xem ti vi thì các con
phải như thế nào? Khi không xem nữa các con làm gì?
* Giáo dục không được ngồi xem
tivi gần sẽ ảnh hưởng đến mắt, biết tắt
ti vi khi không xem nữa.
- Tiếp theo, cô đưa ba cái quạt
điện bằng đồ chơi và hỏi trẻ: Đây là cái gì?
+ Cái quạt đùng để làm gì? Và cô
cho tất cả lớp đếm xem có mấy cái quạt.
+ Cho tổ nhóm, cá nhân đếm.
+ Cô cho trẻ so sánh xem ti vi và
quạt xem đồ dùng nào nhiều hơn?
+ Đồ dùng nào ít hơn? Vì sao con
biết?
- Cô giới thiệu cho trẻ biết: Ti
vi chỉ có một cái thì người ta gọi là một, còn quạt điện có ba cái thì người ta
gọi là nhiều. Cô hỏi tổ nhóm, cá nhân cho trẻ nói “Một” và “Nhiều” trẻ phân
biệt nhiều và ít.
* Hoạt động 4: Luyện tập - củng cố.
- T/c 1: “Giấu tay”: Cô nói cách
chơi cho trẻ: Các con hãy chọn ra đồ dùng có một cái ra trước mặt cho cô và đếm
cho cô xem có mấy cái, xếp cái có nhiều thứ ra và đếm xem có mấy cái?
- Cho trẻ so sánh thấy số bát và số thìa số đồ dùng nào nhiều
hơn? Số nào ít hơn?
- Cô nói ít hơn - cái bát và cô
nói nhiều hơn - thìa.
- T/c 2: “Về đúng nhà”: Cô dán hai bức tranh lô tô về
cái thìa và cái bát, nhiệm vụ của các bạn là những bạn nào có tranh lô tô thìa
thì về đúng nhà có cái thìa và nếu bạn nào có lô tô cái bát thì về đúng nhà có
cái bát. Nếu bạn nào sai thì phải nhảy lò cò. Cô bao quát và động viên trẻ
chơi.
* Kết thúc hoạt động: Cho trẻ hát bài: “Cả nhà thương
nhau”.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
Nội
dung hoạt động: -
Giải một số câu đố về đồ dùng gia đình.
- TCVĐ: Nhảy cao bắt
bướm. - Chơi tự do: Chơi với giấy, đ/c
xếp hình, bóng.
1.
Mục đích, yêu cầu:
-
Trẻ biết giải một số câu đố về đồ dùng gia đình.
-
Chơi trò chơi hứng thú, chơi đoàn kết và an toàn.
2.
Chuẩn bị:
-
Một số câu đố về đồ dùng gia đình. Một con bướm cột vào cái thước dài 1m.
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Giải một số câu đố về đồ dùng gia đình.
-
Cô hỏi trẻ sáng nay bố chở cháu đi học bằng gì? Khi ngồi trên xe máy cháu phải
làm gì? Vậy ngoài xe máy ra ở nhà cháu còn có những phương tiện, đồ dùng gì
nữa? (5 trẻ kể).
-
Cô đọc lần lượt từng câu đố về đồ dùng gia đình cho trẻ đoán đó là đồ dùng gì?
VD:
Có chân mà chẳng biết đi VD: Cái gì mắt mũi biến đâu
Quanh năm suốt tháng đứng ỳ một
nơi Có mũ đội đầu lại có hai
tai
Bạn bè với chiếu chăn thôi Mình tôi chịu lửa
rất tài
Đỡ người nằm ngủ thảnh thơi đêm
ngày? Đến khi nấu nướng ai ai cũng
dùng?
-
Khi trẻ giải được đồ dùng đó thì cô đưa đồ dùng đó ra cho trẻ quan sát và nhận
xét: Máu sắc, công dụng, chất liệu,…
- Giáo dục trẻ cách bảo vệ và giữ gìn đồ dùng
sạch sẽ, ngăn nắp.
-
TC: Cái gì biến mất. Cô lần lượt dấu đi từng đồ dùng và hỏi trẻ đồ dùng gì đã
biến mất.
* TCVĐ “Cáo và thỏ”.
-
Cô mời trẻ nêu
cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
*
Chơi tự do:
Chơi với giấy, đ/c xếp hình, bóng. Cô bao quát trẻ chơi ngoan, an toàn.
*
Hoạt động góc: Góc thiên nhiên( Chính)
KẾ
HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
NỘI DUNG HOẠT
ĐỘNG: -
Chơi theo ý thích ở các góc.
- Lao động
trực nhật. Sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.
1. Yêu cầu.
- Giúp trẻ học cách
quan tâm, giữ gìn môi trường lớp học, tự tin thực hiện công việc
- Chơi ngoan, tích
cực.
2. Chuẩn bị:Khăn lau, chổi, giỏ rác.
3. Tiến hành tổ
chức hoạt động:
* Chơi theo ý
thích ở các góc.
-
Cô cho trẻ vê nhóm chơi mà mình thích, cô hướng dẫn trẻ tự lấy đồ chơi để chơi.
Quá trình chơi cô động viên trẻ và cùng chơi với trẻ, bao quát trẻ chơi an
toàn.
-
Dặn dò trẻ không dành đồ chơi với bạn, không vứt ném đồ chơi.
-
Chơi xong cô hướng dẫn trẻ lau chùi, sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.
* Sắp xếp lại
đồ chơi ở các góc.
- Cô và trẻ thảo luận
về công việc sẽ làm (nội dung công việc, các đồ dùng, dụng cụ, cách thực hiện…)
cô phân công cho từng tổ.
- Trẻ thực hiện công
việc dưới sự hướng dẫn và giám sát của cô.
*
Đánh giá các hoạt động trong ngày.
(ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Post a Comment