Giáo án Thơ: Ảnh bác

Giáo án Thơ: Ảnh bác 1. Mục đích, yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ nắm được nội dung bài thơ, tên tác giả. Cảm nhận được tình cảm của bác Hồ ...

Giáo án Thơ: Ảnh bác
1. Mục đích, yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ nắm được nội dung bài thơ, tên tác giả. Cảm nhận được tình cảm của bác Hồ yêu thương chăm lo đến các cháu thiếu niên nhi đồng.
- Kỹ năng: Trẻ đọc thuộc bài thơ, ngắt nghỉ đúng nhịp, diễn cảm và thể hiện được tình cảm của mình đối với Bác.
- Thái độ: Qua đó giáo dục trẻ lòng kính yêu Bác Hồ, chăm ngoan học giỏi để trở thành cháu ngoan Bác Hồ.
2. Chuẩn bị.
- Tranh minh họa nội dung bài thơ, thước chỉ.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Trò chuyện.
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la” và trò chuyện với trẻ về tình yêu thương bao la của Bác Hồ đối với tất cả mọi thế hệ.
* Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ.
- Cô giáo nói: Bác Hồ bây giờ tuy không còn nữa, nhưng những lời ca, tiếng hát, bài thơ, câu
chuyện vẫn luôn vang mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Và hôm nay cô cũng có một bài thơ rất hay nói về Bác Hồ, về tình cảm mà các cháu nhỏ dành tặng cho Bác. Các con cùng lắng nghe cô đọc nhé!
- Cô đọc lần 1 cho trẻ nghe và hỏi trẻ:
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ nói lên điều gì?
+ Bác căn dặn ai?
- Cô đọc lần 2 kết hợp tranh minh họa và trích dẫn làm rõ ý nghĩa nội dung bài thơ.
- Những câu thơ nào nói lên tình cảm của Bác đối với các cháu?
- Bác đã căn dặn các cháu điều gì? Trên ảnh Bác có gì?
- Tác giả đã cảm nhận về ảnh Bác như thế nào? Còn các con thì sao?
- Khi các con nhìn lên ảnh Bác thì thấy Bác như thế nào?
- Vì sao khi nhìn lên bức ảnh mà các cháu đã cảm nhận được tình cảm và lời căn dặn của bác Hồ? Nhà bạn nào có treo ảnh Bác Hồ?
- Vì sao nhà nào cũng có ảnh Bác?
- Các con có biết ngày sinh nhật của Bác không? Là ngày nào?
- Các con làm gì để mừng sinh nhật Bác?
- Phải làm như thế nào để đạt được cháu ngoan Bác Hồ?
- Mời cả lớp đọc thơ cùng cô 2 lần.
- Mời tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ diễn cảm.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cho trẻ thi đua giọng đọc to, giọng đọc nhỏ.
* Kết thúc hoạt động: Cô cho trẻ hát bài “Nhớ ơn Bác”.

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung hoạt động: - Quan sát bầu trời, thời tiết trong ngày.
- TCDG: Lộn cầu vồng.      - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
1. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ ra sân được hít thở không khí trong lành, được vui chơi tự do để phát triển sức khỏe và thể lực. Trẻ chú ý quan sát và nắm được 1số đặc điểm của thời tiết: Trời nhiều mây, có gió…
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ thân thể. Chơi ngoan, hứng thú.
2. Chuẩn bị:
- Sân sạch sẽ, bằng phẳng. Đ/c ngoài trời: Cầu trượt, xích đu, đu quay sạch sẽ, an toàn.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Quan sát bầu trời, thơì tiết trong ngày.
- Cô dẫn trẻ xuống sân cho trẻ đứng chỗ bóng mát và quan sát bầu trời và trẻ trò chuyện:
+ Hôm nay con thấy bầu trời như thế nào?
+ Quan sát trên trời con thấy mây, gió có gì khác biệt không?
+ Với thời tiết này con cảm thấy trong người thế nào?
+ Khi đi học con phải ăn mặc như thế nào? Vì sao con phải mặc như vậy?
+ Trời mưa ( nắng ) chúng mình có được chơi ở ngoài trời không? Vì sao?
- Giáo dục trẻ phải ăn mặc quần áo phù hợp theo mùa…
* TCDG: Lộn cầu vồng: Cô nêu cách chơi, luật chơi và tiến hành cho trẻ chơi 4 - 5 lần.
* Chơi tự do: Chơi với cầu trượt, xích đu, đu quay. Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
- Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay bằng xà phòng, dặn trẻ vặn nhỏ vòi để tiết kiệm nước.
* Hoạt động góc: Góc xây dựng (Chính)


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - H­ướng dẫn trò chơi dân gian “Ném vòng cổ chai”.
                                    - Chơi tự do ở các góc.
1. Yêu cầu:
- Trẻ chú ý nghe cô hư­ớng dẫn.
- Trẻ biết cách chơi, hiểu luật chơi, hứng thú trong khi chơi
2. Chuẩn bị: 3 cỏi chai, 9 cỏi vũng, sân bãi sạch sẽ, bằng phẳng.
- Đồ chơi ở các góc
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
H­ướng dẫn trò chơi dân gian “Ném vòng cổ chai”.
- Cô giới thiệu với trẻ tên trò chơi mới. Cô nêu cách chơi, luật chơi cho trẻ hiểu.
- Luật chơi: Cô đặt 3 cái chai thành 1 hàng, vẽ vạch cách chai 1,5 cm, chia trẻ thành 3 tổ mỗi tổ 1 trẻ lên ném cho đến hết lượt, tổ nào có bạn ném trúng nhiều hơn là tổ đó thắng  cũn tổ nào cú nhiều bạn ném ra ngoài là tổ đó thua.
- Sau khi nêu cách chơi, luật chơi xong cô h­ướng dẫn cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
* Chơi tự do ở các góc.  
- Cô hướng dẫn trẻ tự lấy đồ chơi về nhóm mình thích chơi.- Quá trình chơi cô chơi cùng trẻ, hỏi trẻ:
+ Con đang làm gì? Cái gì đây?
- Cô bao quát trẻ chơi an toàn. Chơi xong cô hướng dẫn trẻ tự cất đồ chơi gọn gàng.
* Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).
……………………………………………..………………………………………………….....

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-nho 4310905999287941485

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item