Giáo án: Bé biết gì về ngày 20/11
Giáo án: Bé biết gì về ngày 20/11 1. Mục đích yêu cầu : * Kiến thức: - Trẻ biết được ý nghĩa của ngày 20/11 là ngày nhà giáo việt nam...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/03/giao-an-be-biet-gi-ve-ngay-2011.html?m=0
Giáo án: Bé biết gì về ngày 20/11
1. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ biết được ý nghĩa của ngày
20/11 là ngày nhà giáo việt nam, là ngày lễ của các thầy cô giáo.
- Biết được công việc thường ngày
của các cô… * Kỹ năng:
- Trẻ phân biệt được các hoạt động chào mừng ngày nhà giáo việt nam với ngày thường.
* Thái độ:
- Biết vâng lời, kính trọng, lễ phép và biết ơn thầy cô giáo.
- Ngồi học ngoan ngoãn, chú ý.
2. Chuẩn bị
- Tranh cô giáo đang dạy học; Cô giáo được tặng hoa…
- Giấy, bút chì, sáp màu đủ cho trẻ.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Vào bài
+ Cô cho trẻ đọc bài thơ ''Em cũng là cô giáo”, gợi hỏi trẻ:
- Bài thơ nói về ai? Do ai sáng tác?...
* Hoạt động 2: Bé biết gì về ngày 20/11?
+ Cô lần lượt cho trẻ xem tranh về công việc của cô và đàm thoại:
- Đây là bức tranh vẽ về ai?
- Cô giáo đang làm gì?
- Ngoài dạy học ra cô còn làm những công việc gì nữa?
+ Cô đưa tranh cô giáo đang nhận hoa cho trẻ quan sát và đàm thoại:
- Cô có tranh về gia đình ai đây?
- Gia đình cô có bao nhiêu người?
- Các thành viên trong gia đình đang làm gì?
- Các cháu có biết ngày gì mà cô được nhận hoa không?
- Vậy trong tháng 11 này có ngày gì dành cho cô giáo?
- Ngày 20/11 là ngày gì?
- Các con phải làm gì để cô giáo vui lòng?
- Nhân ngày 20/11 các cháu sẽ tặng gì cho cô giáo của mình nào? (4 - 5 trẻ)
+ Cô lần lượt cho trẻ xem tranh về các hoạt động trong ngày vui 20/11 cho trẻ quan sát, gợi hỏi trẻ:
- Tranh gì đây? Bạn đang làm gì?... (Đang hát múa, vẽ hoa... tặng cô)
- Cô cung cấp thêm để trẻ hiểu được ý nghĩa của ngày 20/11.
* Giáo dục: Giáo dục trẻ phải biết vâng lời, kính trọng thầy cô giáo....
* Hoạt động 3: Trò chơi củng cố.
- Trò chơi 1: “Bạn biết gì về công việc của cô giáo”.
- Cô hướng dẫn và tổ chức cho trẻ chơi.
- Trò chơi" Chọn tranh".
- Cô đưa ra những bức tranh về các hoạt động của ngày hội và ngày thường, mời các nhóm trẻ lên chọn tranh sao cho nội dung bức tranh đó thể hiện được ngày lễ của thầy cô giáo.
* Hoạt động 4: Kết thúc.
- Cho trẻ hát bài hát “Cô giáo em" và đi về góc vẽ hoa tặng cô giáo.
* Hoạt động góc: Góc phân vai (góc chính)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI.
Nội dung hoạt
động:. - Vẽ hoa trên
sân trường tặng cô giáo.
- TCVĐ: Kéo co. - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
1.Yêu cầu:
- Biết dùng các kỹ
năng đã học để vẽ hoa theo ý thích tặng
cô giáo của mình.
- Trẻ hứng thú
tham gia chơi trò chơi, có ý thức bảo vệ môi trường.
- Chơi tự do không
tranh dành đồ chơi với bạn, không làm bẩn đồ chơi…
2.Chuẩn bị:
- Sân trường sạch
sẽ.
- Phấn vẽ đủ cho
số trẻ, 2 dây thừng.
3.Tiến trình tổ
chức hoạt động:
-
Cô kiểm
tra sức khỏe của trẻ, thảo luận với trẻ trước khi ra sân phải tắt hết điện, khi
ra sân không chạy lung tung, không xô đẩy bạn.
* Vẽ hoa
trên sân trường tặng cô giáo.
- Cho trẻ đi thành
hai hàng và đi xuống sân ngồi vòng tròn quanh cô.
- Cho trẻ hát bài
“Cô giáo em” và gợi hỏi trẻ:
+ Vừa hát bài hát
về ai? Gần đến ngày gì của cô giáo rồi?
+ Cháu thích vẽ
hoa gì để tặng cô giáo? Cháu vẽ như thế
nào? (4 trẻ).
- Sau đ ó, cô cho
trẻ vẽ, cô đến bên động viên, giúp đỡ trẻ.
* TCVĐ: Kéo
co: Cô cho
trẻ nhắc lại luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
* Chơi tự
do: Chơi với
đu quay, ngựa gỗ, cầu trượt.
- Cô bao quát trẻ
chơi nhắc trẻ không dẫm dép lên đồ chơi trong sân....
- Chơi xong cho trẻ
lại vòi nước xếp hàng và rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước.
KẾ HOẠCH TỔ
CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Hướng dẫn t/c mới: Bánh xe
quay.
- Chơi theo ý
thích ở các nhóm
1. Yêu cầu: - Trẻ nắm được cách chơi, hiểu
được luật chơi. Rèn luyện cho trẻ phản xạ nhanh theo hiệu lệnh. Chơi hứng thú .chơi
xong biết dúp cô thu dọn đồ dùng, đồ chơi.
2. Chuẩn bị : Trang trí lớp đẹp có hoa tươi,
Đàn… các tiết mục văn nghệ chào mừng.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hướng dẫn TC mới: Trò chơi vận động “Bánh xe quay”.
+ Luật chơi: Khi dứt tiếng lắc xô
thì trẻ phải đứng ngay lại.
+ Cách chơi: Cô chia trẻ làm
thành 2 hoặc 4 nhóm, có một nhóm nhiều bạn hơn các nhóm khác khoảng 4 - 5 cháu
xếp thành 2 vòng tròn đồng tâm, quay mặt vào trong. Khi nghe cô gõ lắc xô thì
trẻ cầm tay nhau chạy vòng tròn theo hướng ngược chiều nhau (chạy theo nhịp gõ
lắc xô) làm bánh xe quay. Khi cô dừng tiếng gõ thì tất cả đứng im tại chỗ (trẻ
có thể nói “kết” và dừng lại ), cô gõ lắc xô chậm dần để trẻ dừng hẳn không bị
chóng mặt. Cô gõ lúc nhanh lúc chậm để trẻ phản ứng theo đúng nhịp. (cô cho trẻ
chơi theo sự hứng thú.)
* Chơi ở các góc theo ý thích.
-
Những nhóm trẻ còn lại cô cho trẻ chơi theo ý thích ở các nhóm, khi trẻ nhóm 1
học máy xong cô cho trẻ nhóm 2 xuống học, cô bao quát trẻ và nhắc trẻ không đi
lại lộn xộn, không tranh dành đồ chơi với bạn. Chơi xong trẻ biết thu dọn đồ
chơi gọn gàng vào góc.
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
Đánh giá các hoạt động trong
ngày. (Đón trẻ,
ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).
…………………………………………………………………………………………….
Post a Comment