Giáo án KPKH: Bé tìm hiểu về loài côn trùng
Giáo án KPKH: Bé tìm hiểu về loài côn trùng I, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ nhận biết tên gọi, ích lợi, đặc điểm vận động, môi trường sống ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/02/giao-an-kpkh-be-tim-hieu-ve-loai-con-trung.html?m=0
Giáo án KPKH: Bé tìm hiểu về loài côn trùng
I, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ nhận biết tên gọi, ích lợi, đặc
điểm vận động, môi trường sống của một số loại côn trùng: Biết một số côn trùng
có ích, một số côn trùng có hại với con người, biết phòng tránh côn trùng có
hại
- Phát triển khả năng quan sát, so
sánh, phân biệt nhanh về đặc điểm về vận động của một số loài côn trùng
- Trẻ biết yêu quý, bảo vệ côn trùng
có ích, phòng tránh côn trùng có hại
II, CHUẨN BỊ
- Tranh ảnh về côn trùng có ích: Ong
bướm, chuồn chuồn,
- Một số côn trùng có hại: Ruồi,
muỗi, dán, cào cào
- Lô tô về côn trùng
- Tranh về 2 loài chim: Bồ câu, chim
sâu
III, TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú
- Cả lớp cùng hát bài: “Ba con bướm”
- Trò chuyện về nội dung bài hát:
* Hoạt động 1: Trò chuyện về một số côn trùng
- Cô đưa tranh những loại côn trùng
có ích ra:
+ Đây là con gì? (Cho trẻ phát âm)
+ Nhờ bộ phận nào mà nó bay được?
+ Đây là côn trùng có lơi hay có hại?
- Loại côn trùng nào thường kiếm ăn
trên những bông hoa? (Ong, bướm,..)
- Loại côn trùng nào biết bay?
- Loại côn trùng nào không biết bay?
(sâu, kiến,...)
- Loại côn trùng nào thường kiếm ăn
trên cánh đồng lúa? (Cào cào, châu chấu)
- Loại côn trùng nào thường ăn cây
đậu, lúa, ngô,...?(Các loài sâu)
- Loại côn trùng nào thường kiếm ăn
quanh quẩn trong nhà? trên thức ăn? (Ruồi, nhặng, kiến,...)
- Loại côn trùng hút máu người, gia
súc? (ruồi, muỗi)
* So sánh: Con
muỗi và con ong
T/C: Muỗi chích
+ Nhận biết lợi ích của một số loài côn trùng
- Những loại côn trùng nào có ích cho
con người?
- Con ong cho con người sản phẩm gì?
(Mật ong, sáp ong, phấn hoa) Trong những sản phẩm này, sản phẩm nào quý nhất?
(mật ong)
- Tạo sao nói con bướm và con ong lại
cho cây trĩu quả?(ong bướm lấy phấn tữ hoa náy sang hoa khác, giúp cây thụ
phấn)
- Loài ong nào được con người thuần
dưỡng? (ong mật)
- Để bảo vệ các tổ ong chúng ta làm
gì? (không chong phá tổ ong)
- Vì sao chúng ta không nên đến gần chọc phá loài ong? (Vì ong có
nọc độc- ong vò vẽ)
* Nhận biết tác hại của một số côn trùng
- Khi con muỗi đốt chúng ta cảm thấy
thế nào? (Nổi
mẩn đỏ, ngứa khó chịu)
- Ruồi muỗi truyền bệnh cho gia súc
và con người như thế nào?
(Những con người này thường sống nơi
tối, bẩn, đậu trên phân, rác bẩn,...Rồi bay đến đậu vào người, thức ăn, ruồi,
muỗi còn hút máu người và gia súc bị bệnh rồi đến hút máu gia súc và người
lành. đó là quá tình truyền bệnh nguy hiểm là loài côn trùng có hại)
- Loại côn trùng nào phá hoại lúa, ngô? (Cào cào, châu chấu)
- Loại côn trùng nào cắn phá rau, cây
cối? (Sâu)
- Cón có những côn trùng nào có hại
nữa? (Dán, kiến)
- Đề phòng côn trùng có hại chúng ta
làm gì?
* Giáo dục trẻ: Đi ngủ mắc màn, vệ
sinh nhà cửa sạch sẽ, đậy kĩ thức ăn, không để bụi rậm, phải biết giữ gìn, bảo
vệ vệ sinh môi trường sống
* Hoạt
động 2: Luyện
tập, củng cố:
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “Ong
và bướm” đi lấy rổ đồ dùng về ngồi theo tổ để chơi.
* Trò chơi 1: “Xem
ai chọn nhanh”.
- Cách chơi: Cô nêu đặc điểm loại côn
trùng nào thì trẻ nhanh tay chọn tranh lô tô con côn trùng đó đưa lên cao
và nói đúng tên.
* Trò chơi 2: “ Về đúng
nhà”.
- Luật chơi : Trẻ phải tìm được
đúng nhà của loài côn trùng.
+ Vd: Trẻ cầm tranh lô tô con bướm phải
chạy đúng về nhà của con bướm.
- Cách chơi: Cô phát cho mỗi
trẻ 1 tranh lô tô các loại côn trùng. Các con xem tranh lô tô và nhận nhà của
loại côn trùng mà trẻ cầm trên tay. Cô cho trẻ vừa đi, vừa hát. Khi có
tín hiệu: “Về nhà, các con chạy nhanh về đúng nhà của mình.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần. Đổi thẻ
cho nhau sau mỗi lần chơi
* Hoạt động 3 : Kết thúc hoạt
động
- Nhận xét - tuyên dương :
- Cho hát theo nhạc bài “Con chuồn
chuồn” và đi ra sân.
Post a Comment