LQVT: Làm quen số 9
LQVT : Làm quen số 9 1. Mục đích - yêu cầu: * Kiến thức : - Trẻ biết đếm đến 9, tạo nhóm có 9 đối tượng, nhận biết số 9. * Kĩ năng...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/lqvt-lam-quen-so-9.html
LQVT: Làm quen số 9
1. Mục đích - yêu cầu:
*
Kiến thức:
- Trẻ biết
đếm đến 9, tạo nhóm có 9 đối tượng, nhận biết số 9.
* Kĩ
năng:
- Rèn kỷ năng xếp tương ứng 1- 1, xếp từ trái sang
phải.
- Rèn kỷ năng so sánh, nhận xét cho trẻ.
*
Thái độ:
-
Trẻ ngồi học ngay ngắn, không nói chuyện riêng trong giờ học, hứng thú tham gia
học tập và chơi trò chơi.
2. Chuẩn bị:
- Bảng, nam
châm, lô tô: 9 quả cà chua, 9 củ su hào, 9 bắp cải, 9 quả ớt cay.
- Mỗi trẻ
có lô tô: 9 quả cà chua, 9 củ su hào, thẻ số từ 5 - 9.
- Vở toán.
1 số quả nhựa.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
*
Hoạt động 1: Trò chuyện, gây hứng thú.
- Cô cất
cho cả lớp chơi t/c “Gieo hạt”, gợi hỏi trẻ:
+ Các
bạn vừa chơi trò chơi gì?
+ Muốn
có cây thì đầu tiên chúng ta phải làm gì?
*
Hoạt động 2: Ôn số 8.
- Cho cho xuất hiện lần lượt
8 quả cà chua và cho trẻ đếm.
- Cô gọi 1 trẻ lên chọn
thẻ số tương ứng.
- Tương tự cô cho xuất hiện
lần lượt từng củ su hào và cho trẻ đếm.
- Cô cho trẻ lên chọn thẻ
số tương ứng.
- Cho cả lớp đếm và kiểm
tra lại thẻ số của bạn chọn.
*
Làm quen số 9:
- Cô cho xuất hiện lần lượt
từng bắp cải và cho trẻ đếm.
- Tiếp theo cô cho xuất hiện 8
quả ớt cay, xếp tương ứng phía dưới các bắp cải.
- Cho trẻ đếm và so sánh
số bắp cải và số quả ớt cay
xem số nào nhiều hơn?
- Cô hỏi trẻ vậy muốn số
quả ớt cay bằng số bắp
cải thì phải
làm gì?
- Cô cho xuất hiện thêm 1
bắp cải.
- Cho trẻ so sánh lại vậy
bây giờ số bắp cải và số quả ớt cay như
thế nào với nhau?
- Và đều bằng mấy?
- Cô cho xuất hiện số 9 và
cho trẻ phát âm.
- Cho tổ, nhóm, cá nhân
phát âm số 9.
*
Hoạt động 3: Trò chơi cũng cố:
- T/c 1: Thi ai nhanh.
+ Cô phát rổ lô tô cho trẻ cho trẻ thực hiện tạo nhóm có 9 đối
tượng.
+ Cô cho trẻ thực hiện
theo yêu cầu của cô.
- T/c 2: Đi siêu thị.
+ Cô chia trẻ thành 2 đội
và thi nhau đi mua các loài rau theo yêu cầu
của cô, đội
nào mua được nhiều hoặc đủ số lượng thì đội đó thắng.
- Cô tổ
chức cho trẻ chơi 2 lần.
* Kết thúc: Cho trẻ về góc thực hiện vào vở toán.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI.
Nội
dung hoạt động: -
Giải một số câu đố về các loại rau.
- TCVĐ: Gieo hạt. -
Chơi tự do: Chơi với giấy, lá cây, đ/c xếp hình.
1.
Yêu cầu:
-
Trẻ giải được
các câu đố mà cô đưa ra, biết đặc điểm của các loại rau, củ, quả đó. Biết ích
lợi của chúng đối với con người.
2.
Chuẩn bị: Một số
câu đố mà cô chuẩn bị sẵn. Giấy, lá cây, đ/c xếp hình.
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động.
* Giải một số câu đố về các loại rau.
-
Cô dẫn trẻ ra sân, cô và trẻ cùng ngồi xung quanh xích đu, cô đọc một số câu đố
với trẻ:
Rau
gì bẹ trắng, lá xanh
Thường gọi là củ
Thường
xào với thịt, nấu canh hằng ngày? Nhưng mọc phía trên
(Rau cải
thìa)
Xào luộc đều ngon
Cũng
gọi là bắp
Mùa đông nhiều nhất.
Lá
sắp vòng quanh
Là củ gì?
Lá
ngoài thì xanh
(Củ su hào)
Lá trong thì trắng ....vv.v.v.
Là
rau gì?
(Rau bắp cải).
-
Cô khuyến khích trẻ trả lời các câu đố, sau đó hỏi trẻ rau đó thuộc nhóm nào?
(rau ăn củ, ăn quả, ăn lá), có thể chế biến thành những món ăn gì?
* TCVĐ: Gieo hạt.
-
Cô hỏi trẻ cách chơi, sau đó cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần. Cô bao quát nhắc nhở
trẻ khi chơi.
* Chơi tự do: Chơi với giấy, lá cây, đ/c xếp hình. Cô bao quát
trẻ chơi an toàn
- Chơi xong cho trẻ lại vòi nước
xếp hàng và rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước.
*
Hoạt động góc: Góc sách (Góc chính)
KẾ
HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
NỘI DUNG HOẠT
ĐỘNG: -
Chơi theo ý thích ở các góc.
- Lau
chùi sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.
1. Yêu
cầu.
- Giúp trẻ học cách
quan tâm, giữ gìn môi trường lớp học, tự tin thực hiện công việc được giao..
- Chơi ngoan, tích
cực. Biết nhận xét về bạn và mình.
2. Chuẩn bị: Đ/c các góc đầy đủ, khăn lau,
chổi, giỏ rác, phiếu bé ngoan.
3. Tiến hành tổ
chức hoạt động:
* Chơi theo ý
thích ở các góc.
- Cô cho
trẻ vê nhóm chơi mà mình thích, cô hướng dẫn trẻ tự lấy đồ chơi để chơi. Quá
trình chơi cô động viên trẻ và cùng chơi với trẻ, bao quát trẻ chơi an toàn.
-
Dặn dò trẻ không dành đồ chơi với bạn, không vứt ném đồ chơi.
-
Chơi xong cô hướng dẫn trẻ lau chùi, sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.
* Lau chùi sắp xếp lại đồ chơi ở
các góc.
- Cô và trẻ thảo luận về công
việc sẽ làm (nội dung công việc, các đồ dùng, dụng cụ, cách thực hiện…)
cô phân công cho từng tổ.
- Trẻ thực hiện công việc dưới sự
hướng dẫn và giám sát của cô.
*
Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui
chơi).
……………………………………………………………….………………………………
Post a Comment