Khám phá khoa học: Bé biết gì về ngôi nhà thân yêu của mình
Khám phá khoa học Bé biết gì về ngôi nhà thân yêu của mình 1. Mục đích- yêu cầu: - Trẻ biết được có nhiều kiểu nhà khác nhau, biết đ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/kham-pha-khoa-hoc-be-biet-gi-ve-ngoi-nha-than-yeu-cua-minh.html
Khám phá khoa học
Bé biết gì về ngôi nhà thân yêu của mình
Bé biết gì về ngôi nhà thân yêu của mình
1. Mục đích- yêu cầu:
- Trẻ biết được có nhiều kiểu
nhà khác nhau, biết được đặc điểm của ngôi nhà mình đang sống. Biết ngôi nhà có
ích như thế nào đối với con người.
- Trẻ trả lời được các câu
hỏi của cô, biết chơi trò chơi đúng cách, đúng luật.
- Trẻ biết bảo vệ, gìn giữ
ngôi nhà, giữ gìn môi trường sạch đẹp.
2. Chuẩn bị:
- Hình ảnh về kiểu nhà cấp 4,
nhà cao tầng.
- Máy tính. Bộ lắp ghép nhà
đại.
- Mỗi trẻ 1 rổ đựng các hình
học.
3. Tiến trình tổ chức hoạt
động:
* Ổn định tổ chức- gây
hứng thú:
- Cô cùng trẻ hát bài
“Nhà của tôi”, gợi hỏi trẻ:
+
Bài hát nói về cái gì? Ngôi nhà dùng để làm gì?
* Hoạt động 1:
Bé biết gì về ngôi nhà thân yêu của mình?
*
Cô cho trẻ xem hình ảnh ngôi nhà cấp 4, nhà mái bằng cho trẻ quan sát, gợi hỏi:
-
Đây là hình ảnh về gì? Mấy ngôi
nhà? 2 ngôi nhà này có tên gọi là gì?
(nhà cấp 4, nhà mái bằng). Nhà như thế nào gọi là nhà cấp 4?
-
Nhà như thế nào gọi là nhà mái bằng? (Cô giải thích thêm cho trẻ hiểu nhà 1
tầng lợp mái ngói còn gọi là nhà cấp 4, còn nhà 1 tầng mà đổ mái bằng còn gọi
là nhà mái bằng).
*
Cô cho trẻ xem hình ảnh ngôi nhà 2 tầng và ngôi nhà 3 tấng gợi hỏi trẻ:
-
Các cháu đang xem ngôi nhà như thế nào?
-
Ngôi nhà màu đỏ có mấy tầng? Còn ngôi nhà màu xanh có mấy tầng?
-
Ngôi nhà nào nhiều tầng hơn? Nhiều hơn mấy tầng?
-
Ngoài các ngôi nhà các cháu vừa được xem thì còn có ngôi nhà nào khác nữa
không? ( Nhà chung cư, nhà lá, nhà sàn….)
* Đàm thoại về ngôi
nhà của bé.
-
Cô mời 2 - 3 trẻ kể về ngôi nhà của mình cho cô và các bạn biết.
-
Cô gợi hỏi trẻ: + Nhà của cháu ở đâu?
Nhà mấy tầng?
+
Lợp ngói hay mái bằng? Trong nhà có mấy người chung sống?
+
Trong nhà có những đồ dùng gì?
+
Để ngôi nhà luôn sạch sẽ thì các con phải làm gì? Cô giáo dục trẻ…
+
Mọi người sống trong gia đình phải như thế nào với nhau? Cô giáo dục trẻ…
* Hoạt động 2: Luyện tập – củng cố.
-
T/c 1: “Bé tập làm kĩ sư xây dựng”. Cô nêu cách chơi và luật chơi cho trẻ.
+
Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội (mỗi đội 5 trẻ 1 lần). 2 đội sẽ thi đua xem đội
nào xây được ngôi nhà đẹp hơn, nhiều tầng hơn thì đội đó sẽ thắng cuộc.( 3 lần)
-
T/c 2: “Ghép nhà của bé”.
+
Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ đựng các hình: Vuông, tam giác, chữ nhật…
yêu cầu trẻ ghép thành ngôi nhà theo ý thích. Trẻ ghép xong cô đến gợi hỏi,
nhận xét, tuyên dương trẻ.
* Kết thúc hoạt động: Cô
cùng trẻ cất đồ dùng đồ chơi, chuyển hoạt động.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCCĐ: - Quan sát bầu trời, thời tiết trong ngày.
- TCVĐ: Mèo và chim sẻ.
- Chơi tự do: Chơi với đ/c
ngoài trời, cần bắt bướm, câu cá…
1.
Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ ra sân tắm nắng hit thở không khí trong lành
-
Trau dồi óc quan sát, khả năng phán đoán và ngôn ngữ của trẻ.
2.
Chuẩn bị:
-
Chỗ quan sát sạch sẽ, an toàn, cần câu cá, cần bắt bướm..
-
Đ/c ngoài trời: Đu quay, cá, xích đu sạch sẽ, an toàn, quần áo gọn gàng cho
trẻ.
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động.
* Quan sát bầu trời, thời tiết trong ngày.
-
Cô trò chuyện với trẻ trước khi ra sân chúng ta phải gì? Khi ra sân các cháu
phải như thế nào?.. Cho trẻ nối đuôi nhau rồi dẫn trẻ ra ngoài trời và tìm nơi
an toàn, sạch sẽ và cho trẻ quan sát bầu trời, thời tiết trong ngày.
-
Cho trẻ nêu lên nhận xét của mình sau khi quan sát bằng các câu hỏi gợi ý của
cô:
+
Hôm nay cô cho lớp mình quan sát gì nào?
Thế thời tiết hôm nay như thế nào các con? Nhìn các đám mây con thấy như thế nào?
+
Có màu gì? Hôm nay các con thấy có lạnh không? Trời nắng lạnh( Lạnh) các con phải mặc quần áo
như thế nào? Cô GD trẻ biết bảo vệ cơ
thể trước khi ra sân..
* TCVĐ: Mèo và chim sẻ
- Cho
nêu lại cách chơi và cùng chơi với trẻ 2 - 3 lần.
- Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay
bằng xà phũng sạch sẽ.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung
: - Hướng dẫn chơi trò chơi mới: TCDG: “Dệt vải”.
1. Yêu cầu:
- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và tham gia chơi
trò chơi một cách hứng thú. Phát triển ghi nhớ có chủ đích cho trẻ. Chơi xong trẻ
biết cất đồ chơi gọn gàng.
2 Chuẩn bị:
- Sàn nhà sạch sẽ. Đồ chơi đầy đủ ở các góc.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hướng dẫn TCDG “Dệt vải”.
- Mục đích: Phát triển ngôn ngữ và nhịp điệu cho trẻ.
- Cách chơi: Cho trẻ đứng thành từng đôi một, quay mặt
vào nhau, 2 bàn tay úp vào nhau, đẩy từng tay, một tay co một tay duỗi theo
nhịp kéo cưa lừa xẻ vừa đẩy vừa đọc (Mỗi tiếng đẩy một nhịp).
- Lúc đầu, cô có thể đi đến từng đôi một để hướng dẫn,
sau khi trẻ đã chơi thành thạo cô cho trẻ tự chơi. Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 -
4 lần và bao quát trẻ chơi.
* Chơi theo ý thích ở các góc:
-
Cô cho trẻ vê nhóm chơi mà mình thích, cô hướng dẫn trẻ tự lấy đồ chơi để chơi.
-
Quá trình chơi cô động viên trẻ và cùng chơi với trẻ, bao quát trẻ chơi an
toàn.
-
Dặn dò trẻ không dành đồ chơi với bạn, không vứt ném đồ chơi.
-
Chơi xong cô hướng dẫn trẻ tự cất đồ chơi gọn gàng, đúng quy định.
* Đánh giá cách hoạt động
trong ngày:
Post a Comment