KPKH: Trò chuyện về tên, tuổi, sở thích - Phân biệt sự giống và khác nhau giữa bạn-mình
KPKH: Trò chuyện về tên, tuổi, sở thích - Phân biệt sự giống và khác nhau giữa bạn-mình ” I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1. Kiến thức: - Trẻ biế...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/kpkh-tro-chuyen-ve-ten-tuoi-so-thich-phan-biet-su-giong-va-khac-nhau-giua-ban-minh.html?m=0
KPKH: Trò chuyện về tên, tuổi, sở thích - Phân
biệt sự giống và khác nhau giữa bạn-mình”
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tự giới thiệu
đầy đủ về mình: Họ tên, tuổi
2. Kỷ năng:
- Phân biệt được những
đặc điểm giống và khác nhau giữa bạn và mình.
3. Giáo dục:
- Biết chăm sóc, vệ sinh cơ
thể luôn sạch sẽ
- Giáo dục trẻ yêu quý,
nhường nhịn nhau trong khi chơi.
II. CHUẨN BỊ
- Bài hát: " Mừng
sinh nhật ".
- Tranh ảnh bạn trai, bạn
gái.
- Bài thơ: " Bé ơi
".
- Đồ chơi cắt bằng bìa.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài: " Mừng sinh nhật ".
- Trò chuyện về nội dung
bài hát, về chủ đề.
Hoạt động 1: Trò chuyện về tên, tuổi, sở thích - Phân biệt sự giống và
khác nhau giữa bạn-mình”
- Trong lớp chúng mình có
rất nhiều bạn, và bạn nào cũng biết tên, tuổi, sở thích của bản thân mình cả.
Bây giờ chúng ta hãy cùng thi tài xem bạn nào có thể giới thiệu về mình một
cách hay nhất nào?( Cô mời lần lượt từng bạn giới thiệu về mình cho cả lớp
biết)
* Đàm thoại: Họ tên con là gì?Năm nay con bao nhiêu tuổi? Là con trai hay
con gái?Sở thích của con như thế nào?( Thích ăn gì? Chơi gì? Chơi với ai? Thích
mặc quần áo như thế nào?
- Ngoài tên, tuổi, sở
thích của các con, bạn nào có thể phân biệt được những điểm giống và khác nhau
giữa bạn và mình nào?
- Bạn Phương Linh và bạn
Anh Tuấn có gì giống và khác nhau?( Trẻ trả lời)
Bạn Phưng Linh và bạn Hà
Phương giống nhau ở điểm nào? ( Trẻ trả lời)
- Cô tổng hợp lại câu trả
lời của trẻ.
* Giáo dục trẻ: Phải luôn luôn biết giữ ìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, về sinh
môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, biết vâng lời cô, yêu mến, đoàn kết với bạn bè, không tranh dành đồ chơi với bạn
khi chơi.
Hoạt động 2: Trò chơi “
Nhớ tên”
- Cô nhắc lại luật chơi,
cách chơi
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần
- Cô bao quát, nhận xét ,
tuyên dương trẻ.
- Trẻ vui hát bài “ Bạn
có biết tên tôi” và ra sân chơi
.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
“Quan sát bạn trai, bạn
gái”
TCVĐ: “Giúp cô tìm bạn”
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết phân biệt
được bạn trai, bạn gái qua đặc điểm hình dáng bên ngoài của bạn.
2. Kỷ năng:
- Trẻ nói được tên của
mình, tuổi, là bạn trai hay bạn gái.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ yêu quý,
nhường nhịn nhau trong khi chơi
II. TIẾN HÀNH
a. HĐCCĐ: “Quan sát bạn trai, bạn gái”
- Cô cho trẻ ngồi thành
vòng tròn
- Cho trẻ quan sát tranh vẽ bạn trai,
bạn gái và hỏi trẻ.
- Tranh vẽ về ai? Làm sao
con biết là bạn trai hay bạn gái?
- Cho trẻ kể đặc điểm của
bạn trai, bạn gái ( đầu tóc, quần áo, đồ chơi... )
- Cô có thể cho 1 trẻ lên
và cho cả lớp quan sát, nhận xét.
b. TCVĐ: “Giúp cô tìm
bạn”
- Cô nhắc lại cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2
-3 lần
c. Chơi tự do: “Bóng, chong chóng”
- Cô bao quát, đảm bảo an
toàn cho trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Làm quen bài hát “ Bạn có biết tên
tôi”
* Cô giới thiệu tên bài
hát “ Bạn có biết tên tôi” do nhạc sỹ Lê Đức – Thu Hiền sáng tác.
- Cô tập cho trẻ từng câu
một.(3-4 lần)
- Cho trẻ hát và vỗ tay
theo nhịp cùng cô nhiều lần.
* Chơi kết hợp ở các góc:
-
Cô quan sát trẻ chởi các góc, gợi ý, động viên, khuến khích trẻ chơi, chơi xong
cho trẻ cất dọn đồ dùng đồ chơi gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ.