Giáo án LQVT: Mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6
Giáo án LQVT: Mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ biết được mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6. - Biết đ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-lqvt-moi-quan-he-hon-kem-trong-pham-vi-6.html?m=0
Giáo án LQVT: Mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6
I. MỤC ĐÍCH YÊU
CẦU
- Trẻ biết được mối quan hệ hơn kém
trong phạm vi 6.
- Biết được giá trị của các chất dinh
dưỡng.
- Trẻ biết ngồi đúng tư thế, tô màu
đều, sáng, đẹp, đúng số lượng cho trước.
- Rèn cho trẻ có tư duy nhanh nhẹn.
- Trẻ biết giữ gìn đồ dùng cẩn thận,
ăn uống đầy đủ chất, hợp vệ sinh.
II.
CHUẨN BỊ
-
Một số đồ dung trong gia đình (Nồi, tủ, tivi, máy giặt, tủ lạnh,…)
-
Lô tô bát, thìa đủ có mỗi loại mỗi trẻ 6 cái
-
Thẻ số
- Bút màu
III.
CÁCH TIẾN HÀNH
* HĐ 1: Gây hứng thú
+
Ổn định: Đọc thơ “Cái bát xinh xinh”
-
Trò chuyện về nội dung bài thơ hướng tới chủ đề:
-
Cho trẻ đi siêu thị:
* HĐ 2: Ôn đếm đến 6
-
Các cháu hãy nhìn xem cái gì đây? (nồi cơm điện)
-
Có bao nhiêu cái nồi cơm điện? (Trẻ đếm 1-2-3-4-5-6)
-
Vậy 5 cái nồi cơm điện tương ứng với thẻ số mấy?(Số 6)
-
Có bao nhiêu cái tivi?(Trẻ đếm 1-2-3-4-5-6)
-
Các cháu hãy nhìn xem cô có thẻ số mấy đây?(Số 5)
-
Vậy làm thế nào để số tivi bằng với số thẻ của cô?( Thêm 1 cái tivi)
-
1 bạn lên giúp cô chọn thêm 1 cái tivi nữa!
-
Cho trẻ đếm lại số tivi.
-
Trẻ vui hát “Nhà của tôi” đi về chổ ngồi thành hình chữ U.(Cô phát rổ cho mỗi
trẻ có 6 cái bát, 6 cái thìa,Thẻ số)
* HĐ 3: Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6
-
Các cháu hãy nhìn xem, trên tay cô có gì? (Cái bát)
-
Cô gắn 6 cái bát lên( Trẻ đếm 1-2-3-4-5-6)
-
Cho trẻ lên gắn thẻ số tương ứng.
-
Cô dán 6 cái thìa phía trên song song với 6 cái bát (Trẻ đếm 1-2-3-4-5)
-
Cho trẻ lên gắn thẻ số tương ứng.
-
Bạn nào có nhận xét gì về 2 nhóm nào?(Không bằng nhau)
-
Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?
-
Nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy?
-
Để 2 nhóm này bằng nhau thì ta phải làm gì?
-
Cô lấy đi 2 cái thìa.
-
Cho trẻ đếm số lượng bát, và số lượng thìa, gắn thẻ số.
-
Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?
-
Nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy?
-
Để 2 nhóm này bằng nhau thì ta phải làm gì?
-
Cô lấy đi 3 cái thìa.
-
Cho trẻ đếm số lượng bát, và số lượng thìa, gắn thẻ số.
-
Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?
-
Nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy?
-
Để 2 nhóm này bằng nhau thì ta phải làm gì?
-
Cô lấy đi 4 cái thìa.
-
Cho trẻ đếm số lượng bát, và số lượng thìa, gắn thẻ số.
-
Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?
-
Nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy?
-
Để 2 nhóm này bằng nhau thì ta phải làm gì?
-
Cô lấy đi 5 cái thìa.
-
Cho trẻ đếm số lượng bát, và số lượng thìa, gắn thẻ số.
-
Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?
-
Nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy?
-
Cả lớp đếm lại cả 2 nhóm.
+
Trẻ thực hiện
-
Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ trong đó có 6 cái bát, 6 cái thìa và thẻ số từ 1- 6.
-
Cho trẻ thực hiện thêm bớt số lượng trong phạm vi 6 theo yêu cầu của cô.
* Trò chơi luyện tập:
+ TC 1: “Đoàn kết”.
-
Cô cho mỗi cháu cầm trên tay 1 món đồ dùng, khi nghe cô nói “đoàn kết,
đoàn kết” thì những cháu có đồ dùng giống nhau về thành 1 nhóm.
-
“Đoàn kết, đoàn kết”
-
Kết những bạn có đồ dùng giống nhau về thành 1 nhóm.
-
“Đố bạn, đố bạn” đố bạn có mấy tivi? (6 tivi)
-
Có mấy cái tủ lạnh? (5 cái)
-
Nhóm tivi và nhóm tủ lạnh, nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn mấy? Nhóm nào
ít hơn? Ít hơn mấy? Vậy chúng hơn kém nhau là bao nhiêu? (1)
-
Cô thêm bớt đồ dùng, cho cháu đổi đồ dùng, đồ chơi và so sánh với những
nhóm đồ vật khác.
-
Nhận xét, tuyên dương.
+ TC 2: “Tô màu đồ dùng theo số
lượng cho trước”.
-
Cô cho cháu quan sát bức tranh, trong tranh có vẽ rất nhiều hình. Nhiệm
vụ của cháu là tô hình ứng với số đứng phía trước.
Ví dụ: hình chú hề có ghi số 1 thì cháu
sẽ tô 1 hình, ghi số 2 thì tô 2 hình…
-
Cô nhắc cháu ngồi ngay ngắn, tô không lem ra ngoài.
-
Cô nhận xét sản phẩm của trẻ.
* Giáo dục: Trẻ biết giữ gìn sức khoẻ, biết chọn trang phục phù hợp
với thời tiết.
*
Kết thúc : Cô nhận
xét, tuyên dương và cho trẻ ra sân chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
a, HĐCCĐ: Dạo chơi, đọc ca dao “Công cha như
núi thái sơn”
- Chuẩn bị trang phục cô và trẻ gọn
gàng
- Dặn dò trẻ trước khi ra sân
-
Trẻ ra sân hít thở
không khí trong lành, vận động thoải mái.
- Vẫy trẻ lại gần cô, trò
chuyện với trẻ về chủ đề
- Cô đọc một đoạn trong bài đồng giao
“Công cha như núi thái sơn” cho trẻ đoán
- Cả lớp đọc lần 1
- Lần lượt cho từng tổ đọc.
* Giáo dục trẻ biết yêu thương bố mẹ và nghi nhớ công ơn
sinh thành nuôi dưỡng của bố mẹ đối với mình.
b, TCVĐ: Kéo co
- Cô nêu
luật chơi, cách chơi, hướng dẫn trẻ chơi
- Cho
trẻ chơi 2 – 3 lần.
c, Chơi tự do.
- Chơi với bóng, chong chóng, đồ chơi
ngoài trời….
- Cô nhận xét tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1, Dạy trẻ không đi theo, nhận quà người lạ khi chưa được người thân cho
phép.
- Dạy trẻ một số kỉ năng sống hằng
ngày: Trẻ biết nói cảm ơn, xin lỗi
- Khi người thân cho quà các con nhận
bằng mấy tay? Nói như thế nào?
- Khi các con làm sai, các con phải
nói gì và làm gì?
- Nếu gặp người lạ, họ cho các con
quà các con có nhận và đi theo không?
* Giáo dục trẻ: Không đi theo, nhận
quà người lạ khi chưa được người thân cho phép
2. Chơi tự chọn
- Trẻ chơi với
đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.
Đánh giá cuối ngày
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................