Giáo án KPKH: Trời nắng chang chang
Giáo án KPKH: Trời nắng chang chang I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Biết được đặc điểm nổi bật của mùa hè: Trời nắng nóng hay có mưa rào, có hoa...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-kpkh-troi-nang-chang-chang.html
Giáo án KPKH: Trời nắng chang chang
I.
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-
Biết được đặc điểm nổi bật của mùa hè: Trời nắng nóng hay có mưa rào, có hoa
phượng nở, có tiếng ve kêu, là mùa nắng nhất trong năm.
- Phát triển ở trẻ khả năng quan
sát, nhận biết dấu hiệu đặc trưng thời tiết mùa hè.
- Giáo dục trẻ biết mặc trang phục
phù hợp, ăn uống và vệ sinh cá nhân
thường xuyên để phòng tránh bệnh tật mùa
hè.
II. CHUẨN BỊ
- Một số tranh ảnh về mùa hè
III.
TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú:
- Cô và trẻ cùng hát bài “Mùa
hè đến”.
- Trò chuyện với trẻ về nội
dung bài hát hướng tới chủ đề.
+ Các con vừa hát cùng cô
bài hát gì?
+ Trong vài hát các con thấy
có những hình ảnh con vật gì báo hiệu mùa hè đã đến.
+ Ngoài những hình ảnh này
thì con còn biết gì về mùa hè nữa?
+ Thời tiết của mùa hè khác
với mùa đông như thế nào?
+ Tại sao có mưa rào?
=> Cô giải thích: Mùa hè
có mưa rào bởi vì do thời tiết quá nắng, nóng hơi nước ngưng tụ thành mây, gió
thổi tán mây tạo thành mưa.
+ Có mưa giông thì thơi tiết
trở nên dịu đi
+ Mùa hè các con được nghỉ
học, các con thường làm gì? (Thả diều, tắm biển, tắm sông, vè quê, đi du
lịch,…)
+ Mùa hè các con thường mặc
những trang phục như thế nào?
* H/đ 2:
Nhận biết cảnh vật và thời tiết mùa hè.
- Cho trẻ xem
tranh, ảnh về cảnh vật và thời tiết mùa hè và đàm thoại.
+ Âm thanh nào
của thiên nhiên là biểu hiện đặc trưng của mùa hè (tiếng ve kêu).
+ Những loại cây
nào nở hoa cho cảnh vật mùa hè thêm rực
rỡ. (cây phượng).
+Bầu trời mùa hè
như thế nào? (Trời nắng chói chang nóng nực buổi trưa, chiều hay có mưa giông
mưa rào)
+ Những loại trái
cây ngon, ngọt nào thường có trong mùa hè (Mít, xoài, na).
+ Tại sao mùa hè
lại có nhiều trái cây ngon ngọt? (về mùa hè nhiều nắng, cây cối hấp thụ được
nhiều ánh sáng…)
+ Có một hiện
tượng gây ra thiếu nước sinh hoạt cho con người và nước tưới cây đó là hiện
tượng gì? (hạn hán).
- Vào mùa hè,
chúng ta thường thiếu gì trầm trọng trong sinh hoạt? Chúng ta cần làm gì để
tiết kiệm năng lượng?
* Giáo dục trẻ:
*Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập
+
T/C 1: Tìm đồ dùng phù hợp với mùa hè
- Cô nêu cách chơi, luật chơi.
- Co trẻ chơi 2 lần.
+
T/C 2: “Mùa hè có gì?”
- Cô nêu câu hỏi trẻ trả lời.
+
T/C 3: “Vẽ trang phục mùa hè”
- Cô cho trẻ về 3 góc cùng vẽ trang
phục về mùa hè.
* Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương
Tạo hình:
Vẽ, tô màu bảy sắc cầu vồng (Mẫu)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết vẽ 7 hình vòng cung và tô màu khác nhau thành 7 sắc cầu
vồng.
- Rèn kỷ năng sử dụng các nét vẽ
khác nhau để tạo thành cầu vồng: Nét cong, nét tròn.
- Bết lựa chọn màu sắc và tô màu
hợp lý bức tranh.
- Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của
mình, của bạn.
II. CHUẨN BỊ
-
Mẫu của cô
-
Bút màu, bút chì, giấy A4.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú
-
Cả lớp cùng đọc bài thơ “Cầu vồng”
- Bài thơ nói về gì ?
- Mùa hè khí hậu thế nào ?
- Thường xuất hiện những gì?
- Khi trời đang mưa bổng tạnh mưa
đó là nhờ có gì ngăn lại ?
* Hoạt động 1: QS tranh mẫu
- Cô đưa tranh mẫu của cô ra.
- Cô vẽ gì?
- Đếm số sắc màu cầu vồng.
- Cho trẻ nhận xét tranh của cô
cách bố cục, vẽ, tô màu.
- Cô vẽ mẫu, tô màu cho trẻ xem.
- Cho trẻ nhận xét.
* H/đ2: Trẻ thực hiện
- Cô phát giấy, bút màu cho tất cả
trẻ.
- Cô bao quát, giúp đỡ trẻ còn lúng
túng.
- Khuyến khích trẻ vẽ thêm các chi
tiết phụ
* H/đ3: Nhận xét sản phẩm
- Cho 2 - 3 trẻ lên nhận xét
- Cho 1-2 trẻ lên nhận xét sản phẩm
của mình, của bạn.
- Cô bổ sung và khuyến khích trẻ.
* Giáo dục trẻ:
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Làm thí nghiệm vật chìm vật nổi.
1.
Mục đích yêu cầu
- Trẻ
biết xung quanh trẻ có nhiều đồ vật khác nhau,và có những đồ vật khi gặp nứơc
nó sẽ Chìm. Và có những vật khi gặp nước nó sẽ Nổi.
- Phát triển tư duy cho trẻ qua việc so sánh giữa các vật Nổi - vật Chìm .
- Giáo dục trẻ có ý thức sử dụng đúng tính chất của vật Nổi - vật Chìm.
2. Chuẩn bị
- 1 thau nước to - 1 thau nước nhỏ ( bằng thuỷ tinh )
- Một số vật dùng có tính chất nổi như : chai nhựa, gỗ (đôi guốc gỗ ) phách tre, bao ni lông, lông gà, lông vịt, lá cây, ......
- Một số đồ vật mang tính chất chìm như : bi, sắt , sỏi đá....
- Phát triển tư duy cho trẻ qua việc so sánh giữa các vật Nổi - vật Chìm .
- Giáo dục trẻ có ý thức sử dụng đúng tính chất của vật Nổi - vật Chìm.
2. Chuẩn bị
- 1 thau nước to - 1 thau nước nhỏ ( bằng thuỷ tinh )
- Một số vật dùng có tính chất nổi như : chai nhựa, gỗ (đôi guốc gỗ ) phách tre, bao ni lông, lông gà, lông vịt, lá cây, ......
- Một số đồ vật mang tính chất chìm như : bi, sắt , sỏi đá....
3.
Tiến hành
a, HĐCCĐ:
- Trẻ ra sân hít thở không khí
trong lành vận động thoải mái.
- Cho trẻ ra sân đứng quanh 2 chậu
nước
- Trò chuyện về
nguồn nước
+ Bạn nào có nhận xét gì về 2 chậu
nước?
+ Hôm nay lớp mình cùng làm thí
nghiệm vật chim vật nổi. Vậy cần nước như thế nào? Vì sao?
- Cô làm cho trẻ quan sát về 1 be
thủy tinh và 1 be nhựa
+
Bạn nào có nhận xét gì?
+ Vì sao be thủy tinh chìm, be nhựa
lại nổi?
-
Tương tự cho trẻ làm thí nghiệm sỏi và xốp.
* Giáo dục trẻ:
b, TCVĐ: Mưa to mưa nhỏ
-
Cô bao quát trẻ chơi cùng cô Lộc.
c, Chơi tự do.
- Chơi với
bóng, chong chóng, đồ chơi ngoài trời….
- Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho
trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. NB và phòng
tránh khi thời tiết thay đổi: Sấm chớp, bão, mưa đá, …
a.
Mục đích:
- Trẻ hiểu và nhận biết thời tiết
thay đổi: sấm, chớp, mưa đá, bão, lốc xoáy, núi lửa,…
b.
Chuẩn bị:
- Máy tính, máy chiếu
- Hình ảnh về thời tiết: Sấm, chớp,
mưa đá, lốc xoáy, núi lửa…
c.
Tiến hành:
- Chơi trò chơi “Tập tầm vông”
- Trẻ xem tranh về sấm chớp:
+ Khi sắp mưa giông thường xuất
hiện gì?
+ Khi có sấm chớp thì chúng ta phải làm gì? (Tìm nơi trú ẩn,
kêu cứu, gọi mọi người xung quanh giúp đỡ khi mình hoặc người khác gặp nguy
hiểm.
- Tương tự cho trẻ xem tranh ảnh về
các hiện tượng mưa đá, bão, lốc xoáy, núi lửa,…
* Giáo dục trẻ:
2. Chơi tự chọn
- Rèn kỷ năng VSCN
cho trẻ.
- Trẻ chơi với đồ
chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.
Đánh giá cuối ngày
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................