Thể dục: Chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc Trò chơi: Mèo đuổi chuột
Thể dục: Chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc Trò chơi: Mèo đuổi chuột I. Mục đích: *- Trẻ biết chạy trong đường dích dắc, khôn...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/the-duc-chay-thay-doi-huong-theo-duong-dich-dac-tr0-choi-meo-duoi-chuot.html
Thể dục: Chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc
Trò chơi: Mèo đuổi chuột
I. Mục đích:
*- Trẻ biết chạy
trong đường dích dắc, không giẫm lên vạch, không chạy ra ngoài, tư thế người
ngay ngắn, tới đích đã được quy định. Hứng thú chơi trò chơi: “Chuyền bóng”.
- Tạo
điều kiện cho trẻ tận hưởng những điều kiện tự nhiên như tắm nắng, hít thở
không khí trong lành, được vận động tự do thoải mái đáp ứng nhu cầu vận động,
tìm hiểu thế giới xung quanh của trẻ.
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả và biết đọc cùng cô bài thơ “Ông mặt
trời”.
*- Phát triển các tố chất nhanh nhẹn, dẻo dai và
sức mạnh cơ bắp của chân, khả năng thăng bằng và kiểm soát vận động.
- Rèn luyện kỹ
năng đóng mở lắp chai, súc chai lọ, xếp chồng lên nhau, bỏ vào, lấy ra, rót,
múc nước vào chai lọ...
- Phát
triển ngôn
ngữ mạch lạc, khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
*- Giáo dục trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật, tích cực
tự giác trong tập luyện.
- Giáo dục trẻ có ý thức học tập tốt, biết giữ
gìn đồ dùng đồ chơi, vui chơi đoàn kết cùng bạn.
- Giáo dục
trẻ biết yêu thiên nhiên gần gũi quanh trẻ.
II. Chuẩn bị:
- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ.
- Sân tập bằng
phẳng, sạch sẽ, đường dích dắc rộng khoảng
50cm, có 3 – 4 điểm dích dắc cách nhau khoảng 2 - 2,5 m. Các củ cà rốt được cắt bằng xốp. Mũ
Thỏ hồng và mũ Thỏ trắng cho trẻ.
- 3 quả bóng nhựa có đường kính khoảng 15cm cho trẻ.
- Xắc xô của cô.
- Các loại chai lọ có kích thước, hình dáng khác nhau, có nắp nút.
- Rổ đựng, nước.
- Vòng, phấn, bóng cho trẻ.
- Đồ dùng đồ chơi ở các góc.
- Tranh minh hoạ bài thơ: Ông
mặt trời.
III. Tiến hành:
Hoạt động
của cô
|
Hoạt động
của trẻ
|
Bổ sung
|
1. Hoạt động học: Thể dục: Chạy thay đổi
hướng theo đường dích dắc - Trò chơi: Mèo đuổi chuột.
* Kiểm tra sức khoẻ của trẻ
xem có ai bị đau ở đâu không?
a) Khởi động: Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi các kiểu chân rồi về đội hình 3 hàng ngang
theo tổ.
b) Trọng động:
* BTPTC: Cho trẻ tập
theo nhịp đếm cùng cô (2 lần x 4 nhịp)
-
Tay: Hai tay đưa lên cao, ra phía trước, dang ngang.
- Bụng: Cúi người về phía trước.
- Chân: Đứng khuỵu gối.
- Bật: Tại chỗ.
(Chú ý cho trẻ tập động tác chân nhiều
lần hơn)
* VĐCB: Chạy thay đổi hướng theo đường
dích dắc.
- Cho trẻ đứng thành hai hàng
ngang đối diện.
- Cô giới thiệu tên bài tập.
- Cô làm mẫu lần 1 không phân
tích.
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác: Khi cô hô
“bắt đầu”, trẻ chạy trong đường dích dắc. Khi chạy, tư thế người ngay ngắn, mắt
nhìn thẳng, không được giẫm lên vạch, không chạy ra ngoài. Chạy đến cuối đường
dích dắc thì dừng lại và đi về cuối hàng.
- Cho 2 trẻ khá lên tập mẫu
trước.
- Cho trẻ lần lượt thực hiện:
+ Lần 1: Cho trẻ thực hiện
theo hiệu lệnh.
+ Lần 2: Cho 2 đội Thỏ hồng và Thỏ trắng thi nhau chạy thay đổi hướng theo đường
dích dắc lấy cà rốt mang về nhà. Trong thời gian một bản nhạc đội
nào lấy được nhiều cà rốt hơn đội đó thắng cuộc.
(Cô quan sát, động viên khuyến khích, sửa sai cho trẻ kịp
thời).
- Củng cố: Cho 2 trẻ tập tốt
lên tập lại.
* TCVĐ: Chuyền bóng.
- Cô nhắc lại luật chơi, cách chơi.
- Cho trẻ chơi trò chơi, cô bao quát động viên khuyến
khích trẻ chơi tích cực.
- Nhận xét trẻ chơi.
c) Hồi tĩnh:
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 phút.
2. Hoạt động ngoài trời
a) Hoạt động 1: Chơi với chai lọ.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Trời tối, trời sáng”
- “Trời sáng” cô hỏi trẻ:
+ Các con nhìn xem trong rổ đồ chơi có gì?
- Cô cho trẻ đếm cùng cô số lượng chai lọ, nắp nút.
- Hỏi trẻ: Các con sẽ chơi gì với những chai lọ này?
- Cô gợi ý cho trẻ một số cách chơi với các chai lọ.
- Cho trẻ chơi với chai lọ:
+ Xếp chai lọ: xếp chồng, xếp cách, xếp cạnh.
+ Đong nước vào chai lọ bằng các nắp nút chai.
- Trong khi trẻ chơi cô quan sát, đảm bảo an toàn
cho trẻ.
- Cho trẻ cất dọn chai lọ và vệ sinh chân tay sạch sẽ.
b) Hoạt động 2: Trò chơi: “Dệt vải”.
c) Hoạt
động 3: Chơi tự do
3. Hoạt động chiều.
a) Hoạt động 1: Trò chơi “Mưa to mưa nhỏ”
- Cô nhắc lại cách chơi.
- Cho trẻ chơi trò chơi, cô bao quát động viên khuyến
khích trẻ kịp thời.
- Nhận xét trẻ chơi.
b) Hoạt động 2: Làm quen bài thơ: “Ông mặt
trời”
- Cô đọc câu đố:
Sớm sớm
nét mặt hiền hòa
Đến
trưa mặt đỏ chói lòa gắt gay
Chiều
về mặt lại hiền ngay
Đêm đêm
giấu mặt trong mây trốn tìm
Là gì?
- Cô dẫn dắt giới thiệu bài thơ.
- Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ
lần 1, giới thiệu tên bài, tên tác giả.
- Cô đọc lại bài thơ 2 - 3 lần
kết hợp tranh, khuyến khích trẻ đọc cùng cô.
- Cô hỏi tên bài thơ, tên tác
giả.
- Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên
gần gũi quanh trẻ.
c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn.
* Nêu gương cuối ngày.
|
- Trẻ trả lời.
- Trẻ khởi động.
- Trẻ tập các động tác
cùng cô
- Trẻ đứng thành hai hàng ngang.
-
Trẻ lắng nghe.
-
Quan sát cô làm mẫu và lắng nghe cô phân tích từng động tác.
- 2 trẻ lên thực hiện mẫu.
- Lần lượt trẻ thực hiện.
- 2 trẻ lên tập lại.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đi nhẹ nhàng.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đếm cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi với chai lọ.
- Trẻ cất dọn chai lọ và rửa tay sạch sẽ.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đoán: Mặt trời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đọc thơ cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
|
Đánh giá
trẻ trong các hoạt động
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Post a Comment