Giáo án âm nhạc: Hát, múa bài “Nắng sớm”
Giáo án âm nhạc: Hát, múa bài “Nắng sớm” NH: “Chị ong nâu và em bé” TC “ Ai nhanh nhất” I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ nhớ tên bà...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-am-nhac-hat-mua-bai-nang-som.html
Giáo án âm nhạc: Hát, múa bài “Nắng sớm”
NH: “Chị ong nâu và em bé”
TC “ Ai nhanh nhất”
I. MỤC ĐÍCH YÊU
CẦU
- Trẻ nhớ tên
bài hát, thuộc bài hát, hiểu nội dung bài hát hát đúng, hát rõ lời và biết vận
động múa theo lời bài hát. Biết sáng tạo những vận động mới theo lời bài hát.
- Rèn kỹ năng
múa cho trẻ. Biết thể hiện cảm xúc khi nghe nhạc, nghe cô và bạn hát.
- Qua nội dung bài hát giáo dục trẻ
biết bảo vệ nguồn năng lượng mặt trời: ánh nắng mặt trời buổi sáng có nhiều
chất vitamin D rất cần thiết cho cơ thể của chúng ta.
II. CHUẨN BỊ
- Trống lắc, nhạc không lời bài hát “nắng
sớm”, nhạc bài hát “Chị ong nâu và em bé, đàn, đầu đĩa, tivi..
III. TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú.
- Cô đọc câu đố:
“ Gà gáy ó o
Mặt trời ló dạng
Đố anh, đố bạn
Phải gọi buổi nào?” (Buổi sáng).
- Buổi sáng ngủ dậy nhìn lên bầu trời các con thấy gì?
- Ông mặt trời vào mỗi buổi sáng như thế nào?
* Hoạt động 1: Dạy vận động “Nắng sớm”
- Có một bài hát
cũng nói về ánh nắng của buổi sáng các con có biết đó là bài gì không? (Nắng
sớm” nhạc và lời của Hàn Ngọc Bích)
- Cô cháu mình
cùng hát vang bài hát này nhé ( Cả lớp hát cùng cô 1 lần)
- Các con thấy
lời bài hát có hay không?
- Để bài hát hay
hơn và sinh động hơn thì chúng ta cần phải làm gì?
( Vỗ tay theo nhịp, vỗ tay theo phách,
theo tiết tấu chậm, tiết tấu nhanh, tiết tấu phối hợp, vỗ tay theo lời ca và
múa). - Hôm nay cô sẽ dạy các con cách
múa bài “ Nắng sớm”. Các con chú ý xem cô hát và múa nhé.
- Cô múa mẫu cho
trẻ xem 1 lần.
- Lần 2: Cô vừa
múa vừa phân tích từng động tác cho trẻ hiểu.
+ Động tác 1: Từ
“Mở cửa ra cho nắng sớm vào phòng”.
- Đưa hai tay từ
trong đưa ra trước mở ra , làm giống động tác mở cửa, mắt nhìn theo tau, đồng
thời chân nhún.
+ Động tác 2: Từ
“Nắng cùng em hát và cùng chơi múa vòng”
- Một tay phía
trên, một tay phía dưới cuộn cổ tay từ ngoài vào trong vuốt xuống, mắt nhìn
theo tay đồng thời chân đưa ra phía trước gót bàn chân chạm đất. Sau đó đổi
bên.
+ Động tác 3: Từ
“Có cô chim khuyên khen là vui quá”
- Hai tay các
con bỏ phía trước đưa sang phải người nghiêng theo tay, chân nhún, sau đó đổi
bên.
+ Động tác 4:
Từ“Vui cùng nắng sớm ơ má ai cũng hồng”
- Hai tay đưa
lên cao cuộn cổ tay nghiêng người sang bên phải, nghiêng người sang bên trái,
chân nhún. đến từ “cũng hồng” hai tay các con đưa từ trên xuống và bỏ hai bên
má, đầu hơi nghiêng .
- Cô múa lần 3:
( Cả lớp hát cô múa).
- Cho cả lớp hát
múa cùng cô 3 lần:
+ Lần 1: Đội
hình chữ u. . ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
+
Lần 2: Đội hình 1 vòng tròn. ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
+ Lần 3: Đội
hình 2 vòng tròn. . ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
- Cô thấy lớp mình bạn nào cũng hát hay múa đẹp, hôm nay cô
sẽ tổ cuộc thi hát múa giữa các tổ để xem tổ nào múa đẹp hơn các con có đồng ý
không?
- Cô mời luân phiên 3 tổ. ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
- Cô nhận xét kết quả thi đua giữa các tổ.
- Cô tổ chức cuộc thi giữa các nhóm:
+ Mời nhóm bạn nam, và nhóm bạn nữ thi tài ( Cô chú ý sửa
sai cho trẻ).
- Cô nhận xét giữa 2 nhóm.
- Mời cá nhân trẻ lên hát, múa. ( Cô chú ý sửa sai cho
trẻ).
+ Hỏi trẻ: : Các con vừa vận động múa theo lời bài
hát gì?
+ Bài hát "Nắng sớm” do ai sáng tác?
* Giáo dục trẻ biết tân dụng nguồn năng lượng mặt
trời: ánh nắng mặt trời buổi sáng có nhiều chất vitamin D rất cần thiết cho cơ
thể của chúng ta. Vì vậy vào mỗi buổi sáng khi các con thức dậy, thì các con
nên mở tất cả các cửa sổ để mặt trời chiếu vào trong phòng và các con nên tập
thể dục dưới ánh nắng mặt trời vào mỗi buổi sáng, để cơ thể các con hấp thụ
được chất vitamin D cơ thể sẽ khoẻ mạnh hơn.
- Cả lớp vận
động lại 1 lần: Đội hình chữ u
* Hoạt động 2: Nghe hát: “Chị ong nâu và em bé”
- Cô hát cho trẻ
nghe lần 1 (Không nhạc)
- Cô hát cho trẻ
nghe lần 2 (Kết hợp với nhạc)
- Cô vừa thể
hiện xong bài gì? Do ai sáng tác?
- Cho cả lớp
đứng dậy cùng hưởng ứng theo cô 1 lần nữa.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh nhất”
- Cô nêu luật chơi, cách chơi
- Cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Cô quan sát gợi ý động viên trẻ.
* Kết thúc: Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Nắng sớm” và nhẹ nhàng đi ra
ngoài.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát cây Bàng mùa hè
a, HĐCCĐ: - Chuẩn bị trang phục cô và trẻ gọn gàng
- Dặn dò
trẻ trước khi ra sân
- Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành, vận động thoải mái.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề
- Cho trẻ đứng quanh cây Bàng.
+ Đây là cây gì? Thân, lá,cành
như thế nào?
+ Muốn cho cây tươi tốt thì phải
làm gì?...
+ Cây giúp ích gì cho con người?
* Giáo dục
trẻ biết bảo vệ môi trường, trồng nhiều cây xanh.
b, Trò chơi: “Thả đỉa ba ba”
- Cô nêu tên trò
chơi, cách chơi, luật chơi.
- Chơi 2-3 lần
c, Chơi tự do
- Chơi với đồ
chơi ngoài trời, bóng, chong chóng, xếp hình....
- Cô bao quát
đảm bảo an toàn cho trẻ
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1.
Nhận biết các hành vi bảo vệ môi trường.
- Trẻ biết được các hành vi tốt
trong môi trường
-
Trẻ có thói quen bảo vệ môi trường ở trường, lớp, gia đình,…
- Cô đưa tranh ra cho trẻ quan sát và đàm thoại
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Đâu là hành vi tốt? Đâu là hành
vi không tốt?
+ Để bảo vệ môi trường chúng ta phải làm gì?
+ Ở trường
chúng ta làm gì để bảo vệ môi trường?
+ Ở nhà các
con đã làm gì để bảo vệ môi trường?
* Giáo dục trẻ:
2. Chơi tự chọn
- Rèn kỷ năng vỗ tay theo tiết tấu nhanh cho trẻ.
- Trẻ chơi với đồ chơi ở các góc, cô bao quát và
giúp trẻ.
Đánh giá cuối ngày
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................