Hoạt động học: Toán: Ôn nhận biết một và nhiều
Hoạt động học: Toán Ôn nhận biết một và nhiều I. Mục đích: *- Củng cố khả năng nhận biết một và nhiều. - Trẻ biết nhặt rác l...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/hoat-dong-hoc-toan-on-nhan-biet-mot-va-nhieu.html
Hoạt động học: Toán
Ôn nhận biết một và nhiều
I. Mục đích:
*- Củng cố khả năng nhận biết một và nhiều.
- Trẻ biết nhặt rác là tham gia bảo vêi môi
trường, giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Trẻ biết lắng nghe, hiểu nội dung truyện và
có thể đặt tên cho câu truyện vừa nghe.
*- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phát triển
khả năng tư duy của trẻ.
- Rèn kỹ năng lao động, trẻ có thói quen bỏ
rác đúng nơi quy định, biết phân biệt môi trường bẩn, môi trường sạch ở trường
mầm non.
- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định, óc
sáng tạo của trẻ.
*-
Giáo dục trẻ có ý thức học tập tốt, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, biết vui chơi
đoàn kết cùng bạn.
- Giáo dục trẻ thói quen giữ cho
môi trường ngoài xã hội nói chung và môi trường trong lớp học luôn được sạch đẹp.
- Giáo dục trẻ biết yêu thiên
nhiên, biết quý trọng tình bạn.
II. Chuẩn bị:
- 4 ngôi nhà có dán các chấm
tròn.
- 3 bức tranh vẽ nhiều hình ảnh với số lượng khác
nhau.
- Lô tô vẽ một và nhiều mặt trăng, mặt trời, các vì
sao, các đám mây cho trẻ.
- Thùng rác.
- Vòng, phấn, bóng cho trẻ.
- Vẽ 2 đường thẳng song song dài 3 m rộng 30 – 35 cm.
- Đồ dùng đồ chơi ở các góc.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Bổ sung
|
1. Hoạt động học: Toán: Ôn nhận biết một và nhiều.
a) Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô hát cho trẻ nghe bài: “Chỉ có một trên đời” - Nhạc: Trương Quang Lục
Ý thơ: Liên Xô
- Trò chuyện cùng trẻ về bài hát.
b) Hoạt động 2: Ôn
nhận biết một và nhiều.
* Cô tổ chức các trò chơi để trẻ ôn tập nhận biết một
và nhiều.
- Trò chơi 1: “Đội nào nhanh hơn”
Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội, phát cho mỗi đội
một bức tranh vẽ nhiều hình ảnh với số lượng khác nhau, trẻ quan sát và thảo
luận để tìm ra các hình ảnh có số lượng một và nhiều, sau đó đại diện từng
nhóm lên trả lời.
- Trò chơi 2: “Thi ai nhanh”
Cách chơi: Trẻ chọn nhanh lô tô theo yêu cầu của
cô.
- Trò chơi 3: “Về đúng nhà”
- Cách chơi: Trẻ vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh
“tìm nhà” trẻ phải về đúng nhà có số lượng chấm tròn bằng số lượng hình ảnh
trong lô tô trên tay trẻ.
- Trò chơi 4: “Ai thông minh hơn”
Cách chơi: Trẻ tìm nhanh trong lớp những đồ dùng
đồ chơi có số lượng là một và nhiều.
Trong khi trẻ chơi các trò chơi cô động viên, sửa
sai, khen ngợi trẻ kịp thời.
c) Hoạt động 3: Kết
thúc: Cô nhận xét, tuyên dương.
2. Hoạt động ngoài trời
a) Hoạt động 1: “Hãy nhặt rác bỏ vào
thùng”
- Cô rung xắc
xô tập trung trẻ lại, kiểm tra sức khỏe và cho trẻ xếp hàng đi xuống sân.
- Cô cùng trẻ
đọc bài thơ: “Nhặt lá rụng” và trò chuyện với trẻ:
- Các con nhìn xem hôm nay sân trường có nhiều rác
không?
- Các con thấy sân trường bây giờ như thế nào?
- Nếu sân trường có nhiều rác các con sẽ làm gì?
- Hôm nay chúng mình cùng giúp cô làm vệ sinh sân
trường nhé!
- Cô tổ chức cho trẻ thực hiện theo từng khu vực,
trong khi trẻ làm cô động viên bao quát và giúp đỡ trẻ kịp thời.
- Khi hoàn thành công việc cô giúp trẻ đổ rác vào
nơi quy định và cho trẻ rửa tay (nhắc trẻ dùng nước vừa đủ, không lãng phí nước)
- Cho trẻ quan sát sân trường sau khi thực hiện
xong.
b) Hoạt động 2: Trò chơi: Nhảy qua suối nhỏ.
- Cô nhắc lại luật chơi, cách chơi.
- Cho trẻ chơi trò chơi, cô bao quát động viên khuyến
khích trẻ khi chơi.
- Nhận xét trẻ chơi.
c) Hoạt động 3: Chơi tự do.
3. Hoạt động chiều
a) Hoạt động 1: Trò chơi: Nu na nu nống
b) Hoạt động 2: Kể chuyện cho
trẻ nghe và cho trẻ đặt tên truyện đuợc nghe.
- Cô kể cho trẻ
nghe truyện “Sự
tích ngày và đêm”
2 lần nhưng không giới thiệu tên truyện.
- Đàm thoại
cùng trẻ:
+
Trong chuyện có những ai?
+ Ngày xưa, Mặt
Trăng, Mặt Trời và Gà Trống cùng sống với nhau ở đâu?
+ Mặt Trăng mắc
cái áo màu gì?
+ Gà Trống đội
một chiếc mũ màu gì?
+ Mặt Trăng
thích chiếc mũ đỏ của Gà Trống nên đã nói gì với Gà Trống?
+ Gà Trống trả
lời Mặt Trăng ra sao?
+ Gà Trống
không đổi cho Mặt Trăng nên Mặt Trăng đã làm gì?
+ Gà Trống đã
làm gì?
+ Gà Trống có
tìm thấy mũ không? Vì sao?
+ Gà Trống đã
nhớ tới ai và cất tiếng gọi như thế nào?
+ Mặt Trời đã
làm gì?
+ Gà Trống đã
tìm thấy cái mũ đỏ của mình ở đâu?
+ Sau khi tìm
thấy mũ Gà Trống định làm gì?
+ Gà Trống có
bay về trời được không? Vì sao?
+ Gà Trống đã
nhờ ai giúp đỡ?
+ Mặt Trời có
giúp được Gà Trống không? Mặt Trời đã an ủi Gà Trống như thế nào?
+ Từ đó trở đi
Gà Trống đã làm gì?
+ Ở tít trên
trời cao, Mặt Trời đã làm gì?
+ Người ta gọi
lúc Mặt Trời xuất hiện là gì?
+ Còn Mặt
Trăng thì cảm thấy thế nào?
+ Mặt Trăng xuất
hiện khi nào?
+ Người ta gọi
lúc Mặt Trăng xuất hiện là gì?
+ Con thích ai
trong truyện nhất?
+ Theo con,
câu chuyện nên đặt tên là gì? (Yêu cầu trẻ đặt tên cho câu chuyện theo các
tên khác nhau)
- Cô đọc cho cả
lớp nghe các tên do trẻ đặt.
- Cô nhận xét
(động viên, khen ngợi, phân tích) các tên câu chuyện do trẻ đặt.
- Cô nói tên
truyện cho trẻ nghe.
- Giáo dục trẻ: biết yêu thiên
nhiên, biết quý trọng tình bạn.
c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn
* Nêu gương cuối ngày.
|
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ chơi các trò chơi.
- Trẻ chơi trò chơi: “Đội nào
nhanh hơn”
- Trẻ chơi trò chơi: “Thi ai
nhanh”
- Trẻ chơi trò chơi: “Về đúng nhà”
- Trẻ chơi trò chơi: “Ai thông
minh hơn”
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ tập trung lại.
- Trẻ đọc thơ
và trò chuyện cùng cô.
- Trẻ quan sát và nhận xét.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ hưởng ứng.
- Trẻ lao động.
- Trẻ rửa tay và lau khô.
- Trẻ quan sát và nhận xét.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Đàm thoại cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đặt tên cho câu chuyện.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
|
Đánh giá trẻ trong các hoạt động
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment