Giáo án: Hát vỗ tay theo nhịp bài “ Vui đến trường”
Giáo án: Hát vỗ tay theo nhịp bài “ Vui đến trường” NH: “Ngày đầu tiên đi học” TC: “Tai ai tinh” I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1. Kiến thức: ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-hat-vo-tay-theo-nhip-bai-vui-den-truong.html?m=0
Giáo án: Hát vỗ tay theo nhịp bài “ Vui đến trường”
NH: “Ngày đầu tiên đi học”
TC: “Tai ai tinh”
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài hát, hát to rõ ràng đúng theo giai điệu bài hát.
2. Kỷ năng:
- Trẻ vận động vui vẻ, hồn nhiên nhí nhảnh theo giai điệu bài hỏt.
3. Giáo dục:
- Trẻ chơi trò chơi hứng thú, đoàn kết giữa các tổ.
- Giáo dục trẻ biết yêu trường lớp, yêu cô giáo trong trường.
II. CHUẨN BỊ
- Nhạc giai điệu bài hát “ Vui đến trường, “ Ngày đầu tiên đi học”
- Xắc xô
- Một số nhạc cụ phục vụ cho tiết dạy
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Trò chuyện, Gây hứng thú
Gọi trẻ lại gần cô, ngồi quanh cô, cô hỏi: Các
con ơi! Từ thứ 2 đến thứ 6 các con làm gì? (Đến trường)
- Trước khi đến trường các con thường làm những công việc gì?
- Mỗi buổi sáng thức dậy các bạn nhỏ sẽ cùng nhau làm những công việc như:
đánh răng, rửa mặt..chúng minh cùng đoán xem bài hát gì cũng có nội dung như
vậy nhé!
+ Cô mở 1 đoạn nhạc dạo của bài hát “ Vui đến trường” để trẻ đoán.
* Hoạt động 2: Vận động theo nhạc.
Cô mời cả lớp cùng hát vơi cô bài hát “Vui đến trường” nào!
- Lần 1(Hát tại chỗ)
- Lần 2 hát đi vòng tròn về tổ
Hỏi trẻ: Cô cháu mình vừa thể hiện xong bài gì? ( Vui đến trường)
- Do ai sáng tác? ( Nhạc sỹ Hồ Bắc)
- Nội dung bài thơ nhắc nhỡ chúng ta điều gì? ( Trẻ trả lời theo hiểu
biết)
Cô tổng quát: Bài hát nhắc nhở chúng ta, hằng ngày phải thức dậy sớm,
đánh răng rửa mặt thật sạch và đến trường cho thật đúng giờ đấy!
- Đến với cuộc thi của ngày hôm nay, xin mời phần thể hiện của tổ “ Chim
non” ( Hát vận động theo nhịp)
- Bây giờ là phần thể hiện của tổ “ Bướm vàng” ( Hát vận động theo nhịp)
- Tiếp theo xin mờ tổ “ Thỏ trắng” ( Hát vận động theo nhịp)
Hoạt động 3: Nghe hát “ Ngày
đầu tiên đi học”
Các cháu ơi! Bây giờ chúng ta hãy xem ngày đến trường đầu tiên của các bé
qua bài hát “ Ngày đầu tiên đi học”
nhé!
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1 ( Không nhạc)
- Cô hát cho trẻ nghe lần 2 ( kết hợp với nhạc)
Hỏi trẻ: Cô vừa thể hiện xong bài gì?( Ngày đầu tiên đi học)
- Do ai sáng tác?
Qua bài hát, chúng mình biết được ngày đầu tiên đến trường, các em được
mẹ dắt đi, vì lần đầu tiên rời khỏi vòng tay bố mẹ, đến với trường mầm non, tất
cả mọi thứ đều lạ lẫm, nên các em đã khóc rất nhiều, nhưng rồi dc sự dỗ dành
của mẹ và sự yêu thương của cô giáo, mỗi em bé đã quen dần với ngôi trường thân
yêu của mình. có phải không nào?
- các con ơi! Được biết tại trường mầm non Đức Thịnh, hôm nay có tổ chức
cuộc thi tiếng hát họa my rất hay, các con có muốn tới đó tham gia không nào?
- Trẻ vui đọc bài thơ: “ Cô và mẹ “ Di chuyển đội hình thành 3 hàng
ngang.
* Xin nhiệt liệt chào đón các em nhỏ đã có mặt trong cuộc thi “ Tiếng hát
họa my” của lớp Nhỡ B của chúng ta ngày hôm nay.
- Để mở đầu cho chương trình hãy dành 1 tràng pháo tay thật lớn để chào
đón các ca sỹ nhí đến từ đội “ Chim non” ( gọi tên 5 bạn – cầm đàn biểu diễn)
- Tiếp theo ( Gọi tên 4 bạn – cầm xắc xô, hát vận động)
- Gọi tên 3 bạn – cầm bộ gõ hát vận động
- Mời 1 bạn lên biểu diễn ( Múa)
- Mời 1 bạn lên biểu diễn( Nhún)
- Bây giờ là phần thể hiện của đoàn nghệ thuật đến từ tập thể lớp Nhỡ B (
Trẻ vui hát “ Vui đến trường” – di chuyển về hình chữ U.
* Hoạt động 4: Trò chơi “Tai ai tinh”
Các cháu ơi! Đến với ngày hội âm nhạc chúng ta không chỉ được hát, múa..mà chúng ta còn dược chơi những trò chơi rất hay nữa đấy. Hôm nay, cô sẽ mang đến cho lớp chúng mình trò chơi mang tên “ Tai ai tinh” các cháu có thích không?
Các cháu ơi! Đến với ngày hội âm nhạc chúng ta không chỉ được hát, múa..mà chúng ta còn dược chơi những trò chơi rất hay nữa đấy. Hôm nay, cô sẽ mang đến cho lớp chúng mình trò chơi mang tên “ Tai ai tinh” các cháu có thích không?
- cô nêu luật chơi, các chơi.
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần tùy hứng thú của trẻ
- Cô bao quảt trẻ chơi
- Trẻ vui hát “ Vui đến trường” và ra sân chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Quan sát vườn hoa trong trường
TC: “Gieo hạt”
CTD: “Xích đu, cầu trượt”
a. HĐCCĐ: “Quan sát vườn hoa trong trường”
I. MỤC ĐÍCH
1. Kiến thức:
- Trẻ biết có nhiều vườn hoa trong trường: cây có hoa to, hoa nhỏ, cây
cao, cây thấp. Biết được sự sinh trưởng và lớn lên của cây hoa.
2. Kỷ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, phát triển óc sáng tạo của
trẻ.
3. Giáo dục:
- Biết được ích lợi của cây đối với đời sống con người và biết chăm sóc,
bảo vệ cây.
II. CHUẨN BỊ
- Cho trẻ tham quan, quan sát vườn hoa ở sân trường.
- Tranh vẽ một số vườn hoa
III. TIẾN HÀNH
* Cô trò chuyện và đàm thoại về một số vườn hoa có trong sân trường, ở
gia đình hay ở công viên
- Dẫn trẻ đến bên vườn hgoa trong trường, Hỏi trẻ:
- Đây là hoa gì? Hoa của nó có mà gì? Ít hay nhiều cánh?Lá màu gì ?
- Muốn cây lớn nhanh phải làm gì? Ngoài những vườn hoa có ở sân trường,
còn có những cây hoa gì nữa?Nó được trồng ở đâu?
à Các con ạ! Những vườn hoa này, có rất nhiều ích lợi đối với đời sống con
người như làm cho môi trường trong sạch, thoáng mát, đặc biệt là làm cho phong
cảnh đẹp hơn…Để cho những vườn hoa này mau lớn các con phải thường xuyên sới
đất, tưới nước, chăm sóc và bảo vệ cho cây ở góc thiên nhiên, chậu cảnh và cây
trong vườn trường…
b.Trò chơi: “Gieo hạt nảy mầm”
- Cô phổ biến cách chơi, luật
chơi.
Cô giáo dục trẻ biết ích lợi của cây hoa đối với đời sống con người. Trẻ
biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh
c. Chơi tự do: “Xích đu, cầu trượt”
- Cô bao quát trẻ chơi, bảo đảm an toàn cho trẻ.
HOẠT ĐỘNG
CHIỀU
Chơi kết hợp ở các góc
*
TIẾN HÀNH
- Cô quan sát trẻ chơi ở các góc
- Luyện cho trẻ 1 số kỷ năng múa hát
- Chơi xong cho trẻ cất dọn đồ chơi gọn gàng, vệ sinh
sạch sẽ.
* Vui văn nghệ,
nêu gương cuối tuần:
- Cho trẻ hát, múa, đọc thơ về gày hội trung thu
- Cho trẻ nêu tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần
- Cho trẻ bình cờ giữa các tổ
* Giáo dục:
trẻ ngoan ngoãn, cố gắng hơn trong tuần sau
Đánh giá cuối ngày
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................