Hoạt động học KPKH: Vì sao có mưa?

Hoạt động học KPKH: Vì sao có mưa? I. Mục đích: *- Giúp trẻ biết được các quá trình tạo thành mưa. Biết các hiện tượng tự nhiên khi...

Hoạt động học
KPKH: Vì sao có mưa?

I. Mục đích:
*- Giúp trẻ biết được các quá trình tạo thành mưa. Biết các hiện tượng tự nhiên khi trời mưa: Sấm chớp, gió, mưa… Biết các loại mưa khác nhau và một số ích lợi, tác hại của mưa.
  -  Tạo điều kiện cho trẻ tận hưởng những điều kiện tự nhiên như tắm nắng, hít thở không khí trong lành. Trẻ biết nhặt lá cây theo yêu cầu của cô.
  - Thông qua trò chơi và hoạt động tô màu tranh giúp trẻ củng cố một số kiến thức về các hiện tượng tự nhiên nói chung và đặc điểm thời tiết của mùa hè nói riêng.
*- Rèn kỹ năng quan sát, phát triển tư duy, khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
  - Rèn cho trẻ thói quen giữ vệ sinh môi trường, phát triển vận động tinh: dùng 2 ngón tay cắp lá, kĩ năng lao động.
  - Rèn kỹ năng tô màu không chờm ra ngoài, cầm bút và ngồi đúng tư thế. Phát triển óc sáng tạo của trẻ.
*- Giáo dục trẻ có ý thức tránh mưa để bảo vệ sức khỏe.
  - Giáo dục trẻ thói quen giữ cho môi trường ngoài xã hội nói chung và môi trường trong trường lớp luôn được sạch đẹp.
  - Giáo dục trẻ biết trân trọng sản phẩm mình làm ra, biết ăn mặc phù hợp với thời tiết.

II. Chuẩn bị:
- Các slide hình ảnh về quá trình tạo mưa, một số hình ảnh về ích lợi và tác hại của mưa.
- Sân trường có nhiều lá cây, mỗi trẻ 1 rổ nhựa. Thùng rác.
- Vòng, phấn, bóng cho trẻ.
- Đồ dùng đồ chơi ở các góc.
- Đặt một hàng ghế làm nhà” của trẻ.
- Tranh vẽ cảnh mùa hè cho trẻ.
- Sáp màu cho trẻ.

III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Bổ sung
1. Hoạt động học: KPKH: “Vì sao có mưa?”
* Gây hứng thú: Trò chơi: Mưa to mưa nhỏ
- Cách chơi: Khi cô nói: “Trời nắng”, các con nói “đội mũ” và 2 tay che đầu.
+ Trời mưa - che ô và 2 tay giơ cao che đầu.
+ Mưa nhỏ - tí tách, tí tách và 2 ngón tay trỏ lần lượt chạm vào nhau.
+ Mưa to - lộp bộp, lộp bộp và vỗ mạnh kết hợp giậm chân.
+ Gió thổi - ào ào, ào ào, kết hợp đưa tay sang 2 bên.
+ Sớm chớp nổ - đùng đoàng, đùng đoàng và nhanh chân đi chốn.
- Luật chơi: Khi chạy chốn cô bắt được ai người đó phải nhảy lò cò.
- Cô cho trẻ chơi.
* Trọng tâm
Hoạt động 1: Quá trình tạo thành mưa
- Các con vừa được chơi trò chơi gì?
- Con biết các loại mưa nào hãy kể lại cho cô và các bạn cùng nghe? (mưa rào, mưa phùn, mưa to, mưa nhỏ...)
- Tại sao trời lại có mưa? Ai có thể cho cô biết?
- Để biết được tại sao trời lại có mưa các con hãy nhìn lên màn hình nhé! (Cô bật video clip quá trình tạo thành mưa)
- Cô giải thích: Khi mặt trời chiếu ánh nắng xuống trái đất, mặt nước ao, hồ, sông, biển, nóng lên rồi bốc hơi lên cao, hơi nước bay lên gặp không khí lạnh tạo thành mây, hơi nước bốc lên càng nhiều thì mây càng nặng hơn và mây trả lại các hạt nước về mặt đất - người ta gọi đó là mưa.
- Khi mưa có những hiện tượng gì xảy ra? (gió, sấm, chớp…)
* Hoạt động 2: Ích lợi và tác hại của mưa.
- Các con hãy thử suy nghĩ xem nếu nhiều ngày không có mưa thì sao?
- Vậy mưa có ích lợi gì?
- Hãy cùng nhìn lên màn hình để xem ích lợi của mưa nhé: Mưa làm cây xanh tốt, mưa giúp cho đời sống sinh hoạt của con người, mưa làm sạch đường phố…
- Nếu gặp mưa thì con sẽ làm gì để bảo vệ sức khỏe?
- Nếu mưa to quá, kèm theo gió giật, sấm chớp thì điều gì sẽ xảy ra?
- Hãy cùng nhìn xem tác hại của mưa to như thế nào nhé: lũ lụt, bão, mưa đá, mưa tuyết...
- Đó chính là hình ảnh thiên nhiên đang nổi giận đấy. Vì con người không biết bảo vệ thiên nhiên: chặt đốt rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi nên chúng ta phải gánh chịu hậu quả. Theo các con phải làm gì để hạn chế lũ lụt, hạn hán, bão tố xảy ra?
* Hoạt động 3: Trò chơi “Thi xem đội nào nhanh”
- Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội, từng thành viên của mỗi đội lần lượt chạy qua chướng ngại vật lên lấy các ảnh về lợi ích của mưa thì dán phía mặt cười và tác hại của mưa thì dán mặt mếu.
- Luật chơi: Thời gian cho một lần chơi là một bài hát; Đội nào phân loại được nhiều hơn và đúng yêu cầu sẽ dành chiến thắng.
- Cho trẻ chơi.
* Kết thúc: Nhạc “Cho tôi đi làm mưa với”

2. Hoạt động ngoài trời.
a) Hoạt động 1: Nhặt lá theo yêu cầu của cô.
- Cô trò chuyện với trẻ về lá cây trên sân trường:
+ Các con thấy có gì trên sân trường? Lá của cây gì? Vì sao lá rụng?
+ Muốn sân trường sạch sẽ chúng mình phải làm gì?
+ Các con có muốn giúp cô nhặt lá để giữ gìn sân trường luôn sạch đẹp không?
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ nhựa để đựng lá. 
- Cô yêu cầu trẻ không dùng cả bàn tay để nhặt lá mà sẽ bắt chước động tác của các chú cua để cắp lá.
- Cô làm mẫu cho trẻ  quan sát (kết hợp hướng dẫn trẻ bằng lời)
- Cho trẻ thực hiện:
+ Lần 1: Yêu cầu trẻ nhặt 1 chiếc lá.
+ Lần 2: Yêu cầu trẻ nhặt 2 chiếc lá.
+ Lần 3: Yêu cầu trẻ nhặt 3 chiếc lá.
- Sau khi trẻ thực hiện cô kiểm tra kết quả và hướng dẫn trẻ bỏ lá vào thùng rác.
- Cho trẻ quan sát sân trường sau khi nhặt lá và nêu nhận xét.
- Cô giáo dục trẻ: Phải thường xuyên nhặt lá rụng, chăm sóc bảo vệ cây, không ngắt lá bẻ cành, không vứt rác bừa  bãi.
b) Hoạt động 2: Trò chơi: “Dung dăng dung dẻ”
c) Hoạt động 3: Chơi tự do.
3. Hoạt động chiều
a) Hoạt động 1: Trò chơi: Nắng và mưa.
- Cô nhắc lại cách chơi trò chơi.
- Cho trẻ chơi trò chơi, cô bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi tích cực.
- Nhận xét trẻ chơi.
b) Hoạt động 2: Tô màu tranh mùa hè.
- Cô hỏi trẻ:
+ Các con có bức tranh vẽ về mùa gì? Tại sao con biết?
+ Thời tiết mùa hè như thế nào?
- Cô nhấn mạnh: Mùa hè trời nắng nóng, cây cối xum xuê ra hoa kết quả...
- Nhắn tin, nhắn tin.
Tin rằng hôm nay tại lớp 3 tuổi A sẽ tổ chức 1 cuộc thi “bé tô tranh mùa hè”
- Cho trẻ tô: Cô bao quát trẻ, động viên, giúp đỡ trẻ kịp thời, khuyến khích trẻ vẽ thêm những đám mây để bức tranh thêm sinh động.
- Kết thúc: Cho trẻ trưng bày tranh và nêu nhận xét.
c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn.
* Nêu gương cuối ngày.




- Trẻ nghe cô hướng dẫn cách chơi.









- Trẻ nghe cô hướng dẫn luật chơi.
- Trẻ chơi 1 - 2 lần


- Trẻ trả lời.
- Trẻ kể.


- Trẻ phán đoán.

- Trẻ xem.


- Trẻ lắng nghe.






- Trẻ nêu ý kiến.


- Trẻ đoán.

- Trẻ trả lời.
- Trẻ xem.



- Trẻ kể: Mặc áo mưa, chạy vào nhà.
- Trẻ đoán.

- Trẻ xem.

- Trẻ lắng nghe.



- Trẻ nêu suy nghĩ của mình.


- Trẻ lắng nghe.







- Trẻ chơi 1 - 2 lần.
- Trẻ hát và minh họa.


- Trẻ trò chuyện cùng cô.


- Trẻ trả lời.



-  Trẻ nhận rổ nhựa.
- Trẻ lắng nghe.


- Trẻ quan sát cô làm mẫu.
- Trẻ thực hiện nhặt lá trên sân trường.


- Trẻ kiểm tra cùng cô.
- Trẻ quan sát và nêu nhận xét.
-  Trẻ lắng nghe.


- Trẻ chơi trò chơi.




- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.

- Trẻ lắng nghe.


- Trẻ nêu ý kiến.


- Trẻ lắng nghe.

- Tin gì, tin gì?

- Trẻ hưởng ứng.
- Trẻ tô tranh.


- Trẻ trưng bày tranh và nhận xét.


     
  Đánh giá trẻ trong các hoạt động
......................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-lon 5535586895638095107

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item