Đề tài Thơ: “Tết đang vào nhà”
Chủ đề nhánh: Mùa xuân tươi đẹp LVPT: PTN N Đề tài: Thơ: “ Tết đang vào nhà” I. M ục đích – yêu cầu 1. Kiến thức - T...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/de-tai-tho-tet-dang-vao-nha.html?m=0
Chủ
đề nhánh: Mùa xuân tươi đẹp
LVPT: PTNN
Đề tài: Thơ: “ Tết
đang vào nhà”
I. Mục đích –
yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên
tác giả
- Hiểu nội dung bài thơ
2. Kỹ năng
- Trẻ đọc to rõ.
- Rèn sự chú ý, ghi nhớ có
chủ định
3. Thái độ
- GD: trẻ biết yêu quý và
giữ gìn phong tục tập quán của nhân dân ta trong ngày tết cổ truyền
- Phối hợp, đoàn kết khi chơi
II.
Chuẩn bị
- Đồ cùng của
cô: Tranh trên máy tính, Cành đào, cành mai, bánh chưng- bánh
tét
- Đồ cùng của
trẻ:- Tranh minh họa câu truyện
* NDTH: Hát “ Chúc tết”
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
|
Dk hoạt động của trẻ
|
1. Ổn định
- Các con ơi vừa nãy khi các con tập thể dục
cô mùa xuân ghé qua tặng cho lớp chúng ta một món quà. Bạn nào lên giúp cô
khám phá xem món quà của cô mùa xuân tặng là gì?
- Trò chuyện:
+ Những món quà này giúp cho các con liên
tưởng đến ngày gì?
+ C/c biết gì về ngày tết?
+ Gia đình con chuẩn bị đón tết như thế
nào?
2. Dạy thơ “ Tết đang vào nhà”
Trong không khí rộn ràng của ngày tết đến
cô cũng có một bài thơ nói về một bạn nhỏ
cũng đang trong tâm trạng đón chờ tết đang đến. Đó là bài thơ “Tết đang
vào nhà” của chú Nguyễn Hồng Kiên các con hãy cùng lắng nghe nhe!
- Cô
đọc lần 1+ cử chỉ điệu bộ.
* TND: Nói về một bạn nhỏ và mọi người trong nhà đang chuẩn bị
quần áo đẹp trang trí nhà cửa chuẩn bị đón tết, ...
- Đọc lần 2 kết hợp xem hình
minh họa
*
Đọc trích dẫn:
+
Đoạn 1: 4 câu đầu “Hoa đào trước ngõ ... rung rinh cánh trắng”: giới
thiệu vẻ đẹp các loại hoa chỉ nở vào dịp tết cổ truyền của dân tộc ta.
- Trong bài thơ nhắc đến loại hoa gì đặc trưng cho
ngày tết?
+
Đoạn 2: 4 câu tiếp theo “Sân nhà đầy nắng ... ông treo câu đố”: cảnh mọi
người trong gia đình chuẩn bị đón tết.
-
Mọi người trong nhà làm gì để chuẩn bị đón tết ?
+
Đoạn 3: 3 câu cuối “tết đang vào nhà ... đất trời nở hoa”: mọi người và
cảnh vật đều vui mừng khi tết đến.
- Tết đến thì mọi người và cảnh vật như
thế nào?
* GD: Giáo dục: ngày tết là ngày đoàn tụ gia đình, mọi
người trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Ở miền Bắc thì có hoa đào,
miền Nam có hoa mai, có nhà còn treo câu đối đỏ, ... và đó chính là truyền
thống tốt đẹp từ ngày xưa đến nay người Việt Nam vẫn còn gìn giữ và yêu quý
về truyền thống này.
* Đàm thoại:
- Cô vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?
- Trong bài thơ nói về điều
gì ? Câu thơ nào nói về cảnh mọi người chuẩn bị đón tết?
- Vậy ở nhà các con đã làm
gì để giúp ba mẹ chuẩn bị cho ngày tết?
Dạy rẻ đọc
thơ
- Cô và cả lớp đọc lần 1- 2
lần
- Mời nhóm tổ, có nhân đọc
kết hợp sửa sai.(thay đổi hình thức khi mời cá nhân.
* Giải thích từ khó:
- Trước ngỏ: Đường vào nhà.
- Sáng
hồng: Màu hồng tươi.
- Đầy nắng: nắng nhiều
* Củng cố: trên màn hình có hình ảnh nào thì đọc đoạn thơ phù
hợp với hình ảnh đó theo từng tổ lần lượt.
3.
Trò chơi
TC1:
“Ai tài hơn”
- Cách chơi: Cô chỉ tay về tổ nào thì tổ đó sẽ đọc, phía nào cô
không chỉ mà đọc thì sẽ chơi thêm một trò chơi nhỏ với cô.
- Luật chơi: đọc đúng và nhanh
- Trẻ chơi
- Cô nhận xét
TC2: “Đọc
thơ cùng tranh”
- Cách Chơi: Chia lớp thành 2 đội thi đua với nhau, tìm và dán
tranh minh họa theo thứ tự của bài thơ. Khi hết giờ se lên dán lên bảng và
đọc lại bài thơ thật diễn cảm
- Luật chơi: Đội nào dán nhanh , đúng và đọc thơ diễn cảm hơn sẽ
chiến thắng.
- Trẻ chơi
- cô nhận xét tuyên dương
*Kết thúc: Hát
“Chúc tết” .
|
- Trẻ lắng nghe.
-
Dạ. Hoa mai, hoa đào, bánh chưng.
- Dạ. Ngày tết.
- Dạ. Tết là chúng ta được đi chơi, được mặc quần áo mới để đi chúc
tết ông bà....
- Dạ. Dọn dẹp- trang trí nhà cửa, chuẩn bị cây mai, bánh kẹo, mua
quần áo mới...
- Trẻ lắng nghe.
- Dạ. Hoa đào, hoa mai
- Dạ. Mẹ phơi áo hoa, ông dán tranh gà, em treo câu đối.
- Dạ. Mọi người đều vui mừng, đất trời nở hoa.
- Dạ. Tết đang vào nhà. Nguyễn Hồng Kiên
- Dạ. Mọi người đang chuẩn bị cho ngày tết. “Sân nhà ........em treo câu
đối”
- Dạ. Quét nhà, dọn dẹp
những đồ chơi của mình ngăn nắp....
- Trẻ đọc thơ.
- Trẻ thực hiện theo cô.
-Trẻ chơi
- Trẻ chơi
-Trẻ hát cùng cô.
|
IV. Hoạt
động chuyển tiếp: Thơ “ Hoa Đào hoa Mai”
V. Hoạt động
ngoài trời
Lộn cầu vồng
*
Cách chơi:
Chia số người chơi thành từng cặp (từng đôi) đứng đối diện nhau, hai tay nắm
vào nhau.
- Khi chơi tất cả cùng
đọc: “ lộn cầu vồng, nước trong nước chảy, có cô mười bảy, có chị mười ba, hai
chị em ta cùng lộn cầu vồng” đồng thời tay đung đưa qua lại.
- Khi đọc đến từ “vồng”
quản trò đếm 1,2,3,4,5 các đôi vẫn phải nắm tay nhau và lộn 1 vòng( xoay lưng
vào nhau rồi lại xoay mặt vào nhau).
* Luật chơi: Khi đọc hết số 5 đôi nào chưa lộn xong, thua cuộc.
- Chưa đọc đến từ “vồng”
đôi nào lộn trước, thua cuộc.
- Đôi nào rời tay trong
khi lộn, thua cuộc. Đôi thua cuộc chịu phạt.
- Trẻ chơi.
- Cô quan sát nhận
xét.
- Khi trẻ chơi, cô
quan sát, theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Cô cùng chơi với
trẻ.
VI. Vệ sinh trưa, ngủ trưa
- Rửa tay rửa mặt trước khi ăn và sau khi ăn.
- Trước khi ăn phải mời cô và các bạn cùng
ăn.
- Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc.
- Vệ sinh khi ngủ dậy và cho trẻ ăn phụ
VII. Hoạt động chiều
* Ôn thơ “ Tết đang vào nhà”
- Cho trẻ xem tranh
và hỏi trẻ tranh này của bài thơ nào?
- Trẻ đọc thơ với
cô
- Cho trẻ đọc theo
lớp, nhóm, cá nhân
- Hát “ Bánh chưng xanh”
VIII. Trả trẻ
- Cô trao đổi với
phụ huynh về tình hình của các cháu trong ngày.
Cô
cho trẻ vệ sinh, nhận xét cuối buổi học, tuyên dương, cắm cờ, trả trẻ
IX. Đánh Giá
Cuối Ngày
* Nội
dung chưa thực hiện được hoặc phù hợp và lý do:
.................................................................................................................
.................................................................................................................
* Những thay đổi cần thiết:
.................................................................................................................
.................................................................................................................
*
Những trẻ có biểu hiện đặt biệt ( về sức
khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc, giáo dục riêng ( phối hợp với gia
đình)
.................................................................................................................
Post a Comment